Bài giảng Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Mai Thị Hồng Quyên

Sắm vai mẫu chuyện thứ 2 trong phần đặt vấn đề.

Yêu cầu:

 - Thoát ly văn bản

 - Diễn xuất tự nhiên, trôi chảy.

 - Nêu lên ý nghĩa truyện

 

ppt30 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Mai Thị Hồng Quyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đìnhGV: Mai Thị Hồng QuyênMôn: Giáo dục công dânLåïp: 8DKênh chaìo quyï tháöy cä giaïo!KIỂM TRA BÀI CỦSắm vai mẫu chuyện thứ 2 trong phần đặt vấn đề. Yêu cầu: - Thoát ly văn bản - Diễn xuất tự nhiên, trôi chảy. - Nêu lên ý nghĩa truyện * 1. Thế nào là gia đình?* 2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà?* 3. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu?* 4. Quyền và nghĩa vụ của anh, chị em?* 5. Ý nghĩa?* 6. Luyện tậpNỘI DUNG BÀI HỌCGia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách.Em hiểu thế nào là gia đình?- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức. - Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom,chăm sóc, phải giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.1.Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:Dạy bé lòng nhân ái Trước hết, bạn nên là tấm gương về tình yêu thương để bé noi theo. Nếu cùng bé vui chơi ở những nơi công cộng, bạn có thể xách đồ cho người già, giúp đỡ người bị ngã và hướng dẫn để bé vui vẻ làm theo. > 3 dấu hiệu sai lầm khi dạy bé> Dạy bé tôn trọng bố mẹ > Dạy bé thói quen ăn uống > Dạy bé bài học giới tính đầutiênCon, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà;có quyền và nghĩa vụ chăm sóc , nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu.Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.2. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu:Hiếu dưỡng :Phụng dưỡng cha mẹ là một trong những bổn phận quan trọng của con cái. Không chỉ phụng dưỡng, người con hiếu còn phải thuận thảo, thương yêu và kính trọng cha mẹ với tất cả chân thành. Phúc báo phụng dưỡng cha mẹ, theo tuệ giác Thế Tôn, hiện tại được người đời tôn vinh ca ngợi và tương lai được sinh về Thiên giới hạnh phúc an vui.Trung Quốc: con cái có nghĩa vụ thăm nom cha mẹTTO - Theo một dự luật ở tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), những người con đến tuổi trưởng thành có nghĩa vụ phải thường xuyên liên lạc hoặc thăm nom cha mẹ. Một bà mẹ chồng người Trung Quốc đang dạy nàng dâu Nga chữ Trung Quốc - Ảnh: Dalian ChinaAnh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc ,giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.3.Bổn phận của anh -chị- em: Những quy định trên nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta phải hiểu và thực hiện tốt quyền , nghĩa vụ của mình đối với gia đình.4. Ý nghĩa:HIẾN PHÁP NĂM 1992:ĐIỀU 64: Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình . Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện,tiến bộ một vợ một chồng , vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà ,cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2006: ĐIỀU 2: Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình:1.Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. 2.Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc , các tôn giáo giữa những người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.3.Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch gia đình. 4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con trở thành nguời công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm chăm sóc giúp đỡ nhau.5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thúLuật hôn nhân và gia đình qui định:Chương IV :QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁIĐiều 17. Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái.Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.Điều 18. Cha mẹ không được hành hạ con cái, không được đối xử tàn tệ với con dâu, con nuôi, con riêng.Nghiêm cấm việc vứt bỏ hoặc giết hại trẻ con mới đẻ. Người vứt bỏ hoặc giết hại trẻ con mới đẻ và người gây ra những việc ấy phải chịu trách nhiệm về hình sự.Điều 19. Con trai và con gái có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình.Điều 20. Con đã thành niên còn ở chung với cha mẹ được tự do chọn nghề nghiệp, hoạt động chính trị và xã hội và có của riêng, đồng thời có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình.Điều 21. Cha hoặc mẹ nhận con ngoài giá thú phải khai trước Uỷ ban hành chính cơ sở. Nếu có tranh chấp, Tòa án nhân dân sẽ quyết định.Điều 22. Người con ngoài giá thú được xin nhận cha hoặc mẹ trước Tòa án nhân dân.Người mẹ cũng có quyền xin nhận cha thay cho đứa trẻ chưa thành niên.Người thay mặt cũng có quyền xin nhận cha hoặc mẹ thay cho đứa trẻ chưa thành niên.Điều 23. Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được Tòa án nhân dân cho nhận cha, mẹ, có quyền lợi và nghĩa vụ như con chính thức.Điều 24. Con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ.Việc nhận nuôi con nuôi phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.Tòa án nhân dân có thể hủy bỏ việc công nhận ấy, khi bản thân người con nuôi hoặc bất cứ người nào, tổ chức nào yêu cầu, vì lợi ích của người con nuôi.Luật phòng chống bạo lực gia đình:Những nạn nhân của bạo lực gia đình:Con trầm cảm vì chứng kiến bố đánh mẹ đánh nhau:Đến 3 tuổi, Mai vẫn là một cô bé hay cười hay nói. Nhưng hai lần, chứng kiến cảnh bố uống rượu say về nhà đánh mẹ, quát tháo, đập phá đồ đạc, cửa kính... khiến cháu hoảng sợ, khóc thét lên và từ đó thay đổi hoàn toàn. Ảnh minh họa.Giờ đây đã 7 tuổi nhưng bé Mai vẫn chẳng khác nào một cô bé 3 tuổi rụt rè, chỉ lủi thủi chơi một mình. Bé rất nhút nhát, ngại tiếp xúc, đi học hay đi chơi cũng chỉ ngồi thu lu một chỗ. Mọi sự phát triển của cháu rất chậm chạp nên gia đình còn cho rằng cháu bị thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển. TÌNH HUỐNG 1: Thảo luận nhómChi là một nữ sinh lớp 8, một lần Chi nhận lời đi chơi xa với một nhóm bạn cùng lớp,bố mẹ Chi biết chuyện đó can ngăn và không cho Chi đi chơi với lý do nhà trường không tổ chức và cô giáo chủ nhiệm không đi cùng. Chi vùng vằng dận dỗi và cho rằng cha mẹ đã xâm phạm quyền tự do của Chi. Theo em, ai đúng ai sai trong trường hợp này ? Vì sao ? Nếu em là Chi em sẽ ứng xử như thế nào?LUYỆN TẬPTÌNH HUỐNG 2: Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thoả mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi hút thuốc lá rồi bịnghiện ma tuý........ Theo em ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao?TÌNH HUỐNG 3:Lâm 13 tuổi, một lần Lâm đi xe máy vào đường ngược chiều và đâm phải một người đi xe đạp làm người đó bị thương và hỏng xe. Lâm bị cơ quan công an tạm giữ.Khi cơ quan công an mời bố mẹ Lâm đến để giải quyết việc bồi thường cho người bị đâm xe thì bố mẹ Lâm không chịu đến và nói rằng :mình không làm việc đó nên không chịu trách nhiệm. Theo em bố mẹ Lâm xử sự như vậy có đúng không? Vì sao? TÌNH HUỐNG 4:Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hoà.Trong trường hợp đó em xử sự như thế nào để khắc phục sự bất hoà giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình ?CỦNG CỐEm hãy kể một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn hoặc bài hát về gia đình?- Làm bài tập 2.3.4.5.7- Mỗi nhóm tự chọn chủ đề trong các bài đã học để viết kịch bản sắm vai chuẩn bị cho thực hành ở tiết sau.DẶN DÒKênh chuïc tháöy cä giaïo maûnh khoeí!

File đính kèm:

  • pptBai 12 Quyen va nghia vu cua cong dan trong gia dinh(3).ppt