Bài giảng Bài 3: Lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt nam
Trong chính cương vắn tắt của Đảng t2/1930 đã đề cập đến việc “ Tổ chức ra quân đội công nông”
- Trong luận cương chính trị tháng 10/1930. Xác định nhiêm vụ: “ Vũ trang cho công nông”, “ Lập quân đội công nông”, “ Tổ chức đội tự vệ công nông”.
Lịch sử, truyền thống của quân độiVà công an nhân dân Việt nam Giỏo Viờn:Chõu Kiến Minh Tổ:Thể Dục & GDQP Bài:3 Mục tiêu bài học Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam. Từ truyền thống của anh hùng lực lượng vũ trang, rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn A. Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam Sự hình thành, phát triển và chiến thắng của QĐND Việt Nam - Thời kì hình thành - Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược - Thời kì kháng chiến chống Mĩ xâm lược, thống nhất đất nước. - Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 1. Thời kì hình thành a. Những quan điểm đầu tiên của Đảng. - Trong chính cương vắn tắt của Đảng t2/1930 đã đề cập đến việc “ Tổ chức ra quân đội công nông” - Trong luận cương chính trị tháng 10/1930. Xác định nhiêm vụ: “ Vũ trang cho công nông”, “ Lập quân đội công nông”, “ Tổ chức đội tự vệ công nông”. b. Sự hình thành QĐND Việt Nam - Trong cao trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh, Tự vệ đỏ ra đời. Đó là nền móng của LLVT cách mạng, của quân đội cách mạng nước ta. - Từ cuối năm 1939, cách mạng Việt Nam chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt trọng tâm vào giải phóng dân tộc, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Hàng loạt tổ chức vũ trang được thành lập trong cả nước, yêu cầu phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giảI phóng quân được thành lập tại Cao Bằng. Đội bao gồm 34 người( 3 nữ) , có 34 khẩu súng đủ các loại, do đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo, chỉ huy. Đó là đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam. Ngày 22/12/1944 là ngày thành lập QĐND Việt Nam - Tháng 4/1945, Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong cả nước thành lập Việt Nam giải phóng quân. - Trong cách mạng tháng 8/1945 Việt Nam giải phóng quân mới có 5000 người, vũ khí gậy tày, súng kíp. Đã cùng nhân dân chiến đấu giành thắng lợi. 2. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. a. Quân đội phát triển nhanh, từ các đơn vị du kích, đơn vị nhỏ thành các đơn vị chính quy. - Cách mạng tháng 8 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi thành Vệ quốc đoàn. - Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí xác lệnh số 72/SL về Quân đội quốc gia Việt Nam. - Năm 1950, Quân đội quốc gia đổi tên thành QĐND Việt Nam. - Ngày 28/8/1949 thành lập Đại đoàn bộ binh 308, là đại đoàn chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam. - Ngày 17/12/1950 thành lập đại đoàn bộ binh 312 b. Quân đội chiến đấu, chiến thắng. - Từ Thu Đông năm 1948 đến đầu năm 1950, bộ đội ta mở 30 chiến dịch lớn nhỏ trên khắp các chién trường cả nước. Qua 2 năm chién đấu “ Ta đã tiến bộ nhiều về phương diện tác chiến cũng như về phương diện xây dựng lực lượng. Cơ sở chính trị của ta mạnh, hậu phương của ta vững chắc tinh thần quân và dân ta cao”. - Sau chiến dịch Biên Giới 1950, quân dân ta liên tục mở liên tiếp các chiến dịch phối hợp với Quân giải phóng Pa thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào. - Đông Xuân năm 1953- 1954, quân dân ta thực hiện tiến công trên chiến trường toàn quốc, mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tuc, quân dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Điện Biên Phủ, “ Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh”. “ Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu hết sức anh dũng, trong những hoàn cảnh vô cùng gian khổ, đã lập được nhiều chiến công rực rỡ ghi vào chiến công vĩ đại của dân tộc nhữg trang sử oanh liệt nhất, do đó đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta đến thắng lợi như ngày nay”. 3. Thời kì kháng chiến chống Mĩ xâm lược, thống nhất đất nước. - QĐND phát triển mạnh: + Các quân chủng, binh chủng ra đời. + Hệ thống nhà trường trong quân đội được xây dựng. + Có lực lượng dự bị hùng hậu, một lớp thanh niên có sức khoẻ, có văn hoá vào quân đội theo NVQS. - QĐND chiến đấu, chiến thắng vẻ vang. QĐND thực sự làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. + Cùng nhân dân đánh bại….. 4. Thời kì xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN - Đất nước thống nhất, cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. - QĐND tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại. - Ngày 17/10/1989, Đảng ta quyết định lấy ngày 22/12/1944 là ngày kỉ niệm thành lập QĐND Việt Nam, đồng thời là ngày hội QPTD. II. Bản chất cách mạng và những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân việt nam. 1. Bản chất cách mạng. - QĐND Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhânViệt Nam. Đó là quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, đội quân của nhân dân lao động, Thực chất là của công nông, do Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức, giáo dục, lãnh đạo. - Bản chất giai cấp công nhân của quân đội được biểu hiện tập chung trong các mối quan hệ: + Quân đội với Đảng. + Quân đội với chính quyền nhà nước. + Quân đội với nhân dân. + Quân đội với bạn bè quốc tế. + Quan hệ trong nội bộ quân đội. 2. Những truyền thống vẻ vang. - Những truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam được thể hiện tập trung nhất, nổi bật nhất trong lời tuyên dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Quân đội ta trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, SSCĐ hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành , khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Và được nhân dân tin yêu tặng danh hiệu cao quý: “ Bộ đội Cụ Hồ”. - Những nét tiêu biểu của truyền thống đó là + Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam XHCN, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. + Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng. + Gắn bó máu thịt với nhân dân. + Nội bộ đoàn kết, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, trên dưới thống nhất. + Kỉ luật tự giác nghiêm minh, thống nhất ý chí hành động. + Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công. + Lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hoá trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan. + Luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm tinh tế trong cuộc sống. + Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản của giai cấp công nhân, đoàn kết, thuỷ chung, chí nghĩa. chí tình.
File đính kèm:
- Kien Minh.ppt