Bài giảng Bài 3: Lý Luận Về Pháp Luật
Nguồn gốc và đặc điểm của pháp luật.
• Bản chất của pháp luật.
• Kiểu pháp luật.
• Hình thức pháp luật.
n các hành vi, mức độ phạm tội như tội giết trẻ sơ sinh; tội hiếp dâm trẻ vị thành niên; tội không giáo dục và quản lý con cái của các bậc cha mẹ để v1.0 Bài 3: Lý luận về pháp luật 38 chúng phạm tội; tội dụ dỗ trẻ em v.v Trong mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ với con cháu, luật tục Êđê nêu rõ : Ông bà, cha mẹ phải nuôi dưỡng, giáo dục con cháu chu đáo. Vì trẻ em như “con voi chưa biết đường nào để đi; bông hoa chưa biết nhìn; mùi thơm chưa biết ngửi; bông đỏ, vàng chưa nhận ra nên cha mẹ phải bảo ban chúng”. Người M'nông có vô số câu khuyên răn con người về trách nhiệm dạy dỗ, nuôi nấng những búp non trên ngàn: “Nuôi con lớn khôn/nuôi cháu hiền lành/đầu con không được có chấy/tay cháu không được dính cứt mũi/con cháu không được mặc khố rách/con khóc phải cho bú ngay/em khóc phải cưới chồng ngay...”. Ngoài việc chăm sóc con cái chu đáo, người M'nông đề cập đến việc dạy chúng thành người giỏi giang: “Con trai lớn lên phải học đan gùi/con trai lớn lên phải học làm ná/con trai lớn lên phải học luật tục. Con gái lớn lên phải học dệt vải/con gái lớn lên phải tập kéo chỉ/con gái lớn lên phải học nhuộm chỉ vải”. Luật tục các dân tộc thiểu số miền núi cũng đặc biệt quan tâm đến các “tội phạm hình sự” liên quan đến việc bảo vệ trẻ em. Chẳng những các “quan tòa dân gian” có những lý lẽ thuyết phục trong việc phân xử, luận tội mà còn nêu ra các hình phạt phù hợp với mức độ phạm tội của các bị cáo. Kẻ nào đầu độc, giết chết trẻ em, dù là con ruột của mình đều phải bị tuyên phạt với mức án cao nhất là phạt đền bằng voi: “Chết trẻ thơ đền voi mẹ; chết người già đền voi đực”. Vì rằng, theo truyền thống dân tộc, chỉ có con voi mới đạt thang giá trị thay thế mạng người. Xin dẫn ra đây lời luận tội về trường hợp vi phạm đến tính mạng trẻ em: “Hắn (kẻ phạm tội) là người độc ác. Biết đâu đứa bé lớn lên, nếu là con gái lại không thể trở thành bà phù thủy chữa bệnh, nếu là con trai lại không thể trở thành một tay khiên tài giỏi, có thể chiến thắng kẻ thù, bắt được tù binh, thu được vòng đồng, bát đĩa, trở thành một tù trưởng giàu có”. Luật tục còn dành những hình phạt thích đáng để xử tội hiếp dâm trẻ vị thành niên: “Hắn đã ép đứa bé gái như ép ngựa phải nhận cương, ép trâu phải nhận thừng. Hắn vồ như con cọp, xáp lại như con thú, hãm hại đứa bé, hành động như con chó con lợn mà không biết xấu hổ... Hắn là kẻ có tội, có việc nghiêm trọng phải đưa hắn ra xét xử”. Ngoài những trọng tội, luật tục còn nêu những tội khác vi phạm đến quyền lợi vật chất của trẻ em như dụ dỗ chúng để đoạt của cải... Trong bộ luật cổ của các dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, từ lâu đã đề cập đến việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, một thế hệ măng non tương lai của dân tộc. Nhiều quy định, luật lệ cổ truyền của đồng bào cho đến nay vẫn phù hợp và thiết thực, góp phần vào việc tuyên truyền trong cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em. Theo Tấn Vịnh, bài đăng trên báo Quang Nam điện tử d=133 3.4.3. Tiền lệ pháp Tiền lệ pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc cơ quan xét xử khi giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các trường hợp tương tự. v1.0 Bài 3: Lý luận về pháp luật 39 Hình thức tiền lệ pháp còn được gọi là pháp luật án lệ, tồn tại chủ yếu ở các quốc gia theo hệ thống luật chung Anh – Mỹ (còn gọi là hệ thống thông luật). Theo hình thức này, nguồn của pháp luật là các bản án đã được tuyên hoặc các quyết định của cơ quan Nhà nước đã được ban hành. Việc áp dụng án lệ có những nguyên tắc rất chặt chẽ và không phải mọi bản án đã tuyên đều trở thành pháp luật ràng buộc sau đó. Thông thường, chỉ những bản án do tòa án cấp trên tuyên mới có hiệu lực ràng buộc tòa án cấp dưới và khi đó nó trở thành án lệ bắt buộc (pháp luật). Đối với tòa án cấp trên, bản án của tòa án cấp dưới chỉ có tính chất tham khảo và bản án đó được gọi là án lệ tham khảo (không phải là pháp luật). Khi thừa nhận nguồn của pháp luật là các án lệ có nghĩa là Nhà nước thừa nhận tòa án (thông qua hoạt động của thẩm phán) vừa là cơ quan xét xử vừa là cơ quan ban hành pháp luật. Hình thức này có ưu điểm là tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động xét xử của tòa án và có thể giúp cho tòa án xét xử “vừa hợp tình vừa hợp lý”. Tuy nhiên, tiền lệ pháp có thể tạo ra sự tùy tiện trong ban hành pháp luật và không phân định rõ chức năng của các cơ quan Nhà nước. Hơn nữa, tiền lệ pháp sẽ làm cho hệ thống pháp luật trở nên phức tạp và người dân (những người không có trình độ pháp luật nói chung) sẽ khó tiếp cận và thực hiện đầy đủ được các quy định của pháp luật. 3.4.4. Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức nhà nước ghi nhận các quy phạm pháp luật trong các văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định bởi các chủ thể có thẩm quyền. Hình thức văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng trong tất cả các kiểu nhà nước, tuy nhiên trong Nhà nước chủ nô và phong kiến, văn bản quy phạm pháp luật còn chưa hoàn chỉnh bởi nội dung khá đơn giản và kỹ thuật lập pháp còn hạn chế. Pháp luật tư sản đã phát triển hình thức văn bản quy phạm pháp luật lên trình độ cao với kỹ thuật lập pháp tiên tiến và nội dung điều chỉnh tương đối đa dạng, phức tạp đặc biệt ở những nước theo hệ thống luật thành văn. Nhà nước xã hội chủ nghĩa sử dụng hình thức văn bản quy phạm pháp luật với tư cách là nguồn chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội. Điều này là do hình thức văn bản quy phạm pháp luật có ưu điểm nổi bật là được ban hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ nội dung rõ ràng và tạo ra sự thống nhất trong thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, hình thức văn bản quy phạm pháp luật có hạn chế là pháp luật có thể không theo kịp sự thay đổi của xã hội do các quan hệ xã hội không ngừng vận động và phát triển trong khi pháp luật thành văn có tính ổn định tương đối của nó. Hơn nữa, không phải lúc nào nhà làm luật cũng có thể dự liệu được đa dạng, phức tạp đặc biệt ở những nước theo hệ thống luật thành văn. Nhà nước xã hội chủ nghĩa sử dụng hình thức văn bản quy phạm pháp luật với tư cách là nguồn chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Điều này là do hình thức văn bản quy phạm Hình minh họa Hình minh họa v1.0 Bài 3: Lý luận về pháp luật 40 pháp luật có ưu điểm nổi bật là được ban hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ nội dung rõ ràng và tạo ra sự thống nhất trong thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, hình thức văn bản quy phạm pháp luật có hạn chế là pháp luật có thể không theo kịp sự thay đổi của xã hội do các quan hệ xã hội không ngừng vận động và phát triển trong khi pháp luật thành văn có tính ổn định tương đối hết các tình huống xảy ra trong thực tế bởi vậy có khả năng là một số quan hệ xã hội phát sinh mà không được pháp luật điều chỉnh. Chính vì lý do này mà bên cạnh hình thức văn bản quy phạm pháp luật ở chừng mực nhất định và không phải là chủ yếu thì nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn thừa nhận các hình thức pháp luật khác như tập quán pháp và tiền lệ pháp. Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán, nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”, hay Điều 13 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật Dân sự”. Như vậy, trong các trường hợp này, pháp luật Việt Nam cho phép sử dụng tập quán với tư cách là nguồn của pháp luật. Bên cạnh tập quán pháp, đôi khi hình thức tiền lệ pháp cũng được áp dụng ở nước ta, chẳng hạn như việc tổng kết xét xử của Tòa án tối cao đóng vai trò như các văn bản hướng dẫn tòa án cấp dưới xét xử những vụ việc có tình tiết tương tự. Điều đó cho thấy tuy không phổ biến nhưng trong những trường hợp nhất định Nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn thừa nhận hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp bên cạnh hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật. v1.0 Bài 3: Lý luận về pháp luật 41 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài này nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về pháp luật, bao gồm nguồn gốc, đặc điểm, bản chất, các kiểu và các hình thức pháp luật. Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước khi có các điều kiện về kinh tế và xã hội, cụ thể là : • Về mặt kinh tế : trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu • Về xã hội : có sự phân chia giai cấp, hình thức nên các giai cấp bóc lột và bị bóc lột. Như vậy, pháp luật là một hiện tượng lịch sử mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Có bốn kiểu pháp luật là pháp luật chủ nô (pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa). Bài này cũng đồng thời chỉ ra nguồn chứa đựng các quy phạm pháp luật – còn gọi là hình thức pháp luật. Có ba hình thức pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. v1.0 Bài 3: Lý luận về pháp luật 42 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 1. Nhà nước và pháp luật có xuất hiện cùng lúc không? 2. Phân biệt nguồn của pháp luật và nguồn gốc của pháp luật? 3. Nhà nước phong kiến đã tồn tại ở Việt Nam hàng trăn năm. Có những văn bản quy phạm pháp luật nào của các nhà nước phong kiến còn tồn tại cho đến nay? . CÂU HỎI CUỐI BÀI 1. Phân tích bản chất giai cấp của pháp luật? 2. Phân tích giá trị xã hội của pháp luật? 3. Khái niệm kiểu pháp luật ? Tại sao nói pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật tiến bộ nhất trong lịch sử? 4. Pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến có đặc điểm gì? Tại sao lại có những đặc điểm như vậy? 5. Phân tích giá trị xã hội của pháp luật tư sản? 6. Phân tích khái niệm hình thức pháp luật? v1.0
File đính kèm:
- Lý luận về pháp luật[1].pdf