Bài giảng Bài 5: Tiết 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới (tiếp)

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc và ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- Biết cách thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc bằng các hành vi, việc làm cụ thể.

2/ Kỹ năng:

- Biết cách thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày

doc13 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 5: Tiết 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tranh.
GV: Việt Nam một đát nước yêu chuộng hoà bình, muốn có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Vậy nhà nước ta đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào- ta sang phần 3
GV: Qua tìm hiểu thông tin trong phần đặt vấn đề một em hãy nhắc lại về mối quan hệ ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta với các quốc gia trên thế giới? 
- Rộng rãi, hầu khắp trên thế giới
GV: Để minh hoạ cho điều đó các em hãy quan sát lên màn hình
GV: Trình chiếu tranh ( Việt Nam – Trung Quốc )
Slide 9
? Hình ảnh trên thể hiện quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc 
? Dựa vào kiến thức Lịch sử, Địa lý em hãy nêu hiểu biết của mình về đất nước Trung Quốc; về quan hệ ngoại giao của Trung Quốc - Việt Nam ?
- Nước láng giềng, gần gũi, có chung biên giới, có nhiều nét tương đồng về văn hoá; đã có nhiều bước tiến trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam
GV: Kể từ sau bình thường hoá, quan hệ Việt- Trung được cải thiện, phát triển nhanh chóng toàn diện từ chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật trở thành “ Láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt ”
GV: Không những quan hệ hợp tác với những nước Châu á láng giềng mà còn có quan hệ với các nước Châu Âu mà tiêu biểu là với Liên bang Nga
GV: Trình chiếu tranh Việt Nam – LB Nga
Slide 10
GV: Mối quan hệ hợp tác Việt Nam – LB Nga có từ lâu đời và bền chặt. Ngày nay giữa LB Nga và Việt Nam cùng nhau hợp tác, phát triển trong nhiều kĩnh vực rộng lớn.
GV: Và đây nữa là hình ảnh thể hiện quan hệ Việt Nam - Mỹ
GV: Trình chiếu tranh Việt Nam – Mỹ
Slide 11
GV: Đây là bước tiến trong mối quan hệ ngoại giao với Mỹ kể từ khi bình thường hoá quan hệ giữa 2 nước ( tháng 7/ 1995 ). Mỹ là một trong những đối tác đầu tư và thương mại lớn nhất của Việt Nam.
GV: Có thể nói Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với rất nhiều nước trên thế giới, có nhiều bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao, phù hợp với xu thế của thế giới là chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
GV: Để không ngừng phát triển, cùng nhau hợp tác Việt Nam đã cùng tham gia vào nhiều tổ chức trên thế giới. 
? Hãy kể những tổ chức mà Việt Nam đã tham gia ?
- ASEAN; WHO; APEC; WTO; UNICEF; UNESCO...
GV: Trình chiếu tranh
Slide 12; 13
GV: Cô sẽ giới thiệu cho các em một số các hình ảnh thuộc tổ chức mà Việt Nam tham gia: ASEAN; APEC; WTO 
? Việc Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hầu khắp các nước trên thế giới và tham gia vào nhiều tổ chức theo em có ý nghĩa gì?
- Làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợp tác của các nước trên thế giới với Việt Nam.
GV: Đó chính là lý do và cũng là chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
GV Trình chiếu mục 3 sách giáo khoa
Slide 14
GV: Gọi học sinh đọc
? Em nhận thấy tình hình đất nước ta từ khi thiết lập nhiều mối quan hệ ngoại giao và tham gia vào nhiều tổ chức đã có những đổi thay như như thế nào ?
- Có nhiều khởi sắc, trên đà phát triển nhanh chóng.
GV: Đúng rồi do có sự hợp tác, quan hệ tốt mà đất nước ta phất triển rất nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật ...chẳng hạn trong lĩnh vực ytế chúng ta đã rất thành công trong việc phối hợp với nước ngoài về việc ghép gan; mổ tim; hay ngăn chặn thành công đại dịch SATR
? Em bày tỏ thái độ của mình như thế nào trước chính sách đối ngoại của Việt Nam?
- Em luôn ủng hộ vì đó là chính sách hết sức đúng đắn của Nhà nước.
GV: Cô cũng như các em rất ủng hộ chính sách đối ngoại của Nhà nước vì nó đã góp phần thành công trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, tạo thuận lợi cho sự phát triển đất nước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu: “ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”
GV: Để hiểu rõ hơn về chính sách đối ngoại của Việt Nam các em, hãy đọc phần tư liệu tham khảo
GV: Trình chiếu tư liệu
Slide 15
? Theo em việc thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc khác trên thế giới có phải chỉ là thuộc trách nhiệm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước không?
- Không
? Vậy thì trách nhiệm này thuộc về những ai?
- Của tất cả mọi người.
GV: Vậy mọi công dân cần thể hiện trách nhiệm này như thế nào ? ta sang phần 4
? Giờ trước cô giáo đã yêu cầu các em về nhà sưu tầm tư liệu về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân ta với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc khác trên thế giới . Bây giờ cô mời các nhóm trình bày kết quả đã sưu tầm được.
- Các nhóm trình bày 
GV: Các em có rất nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu tư liệu về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị. Ngoài ra cô sẽ cung cấp thêm cho các em một số hình ảnh khác 
GV: Trình chiếu ( 3 hình ảnh )
Slide 16; 17; 18
( Một số hình ảnh về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới )
GV: Trên màn hình là tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc tại biên giới Việt – Trung ( Slide 16 )
GV: Ngoài tình hữu nghị của các tầng lớp nhân dân nói chung các em sẽ biết đến các hoạt động giao lưu của các bạn thiếu niên ( Slide 17; 18 )
? Em có suy nghĩ gì về các hoạt động giao lưu đó ?
- Thiết thực, bổ ích giúp ta học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau
? Vậy bây giờ các em hãy kể những việc làm cụ thể về tình hữu nghị của em hoặc những người xung quanh mà em biết ?
- Đoàn kết với các bạn trong lớp, trường
- ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Tham gia vào các hoạt động nhân đạo
- Cùng nhau bảo vệ môi trường
- Thông cảm, giúp đỡ các bạn ở những nước nghèo đói
- Chia sẻ nỗi đau với nhân dân các nước trên thế giới khi gặp khó khăn.
- Cư xử văn minh lịch sự với người nước ngoài
GV: Như vậy các em đã có rất nhiều những việc làm thiết thực thể hiện tình đoàn kết hữu nghị, Cô mong rằng các em hãy làm tốt hơn nữa
? Qua đây em thấy mỗi công dân, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc thể hiện tình hữu nghị ?
GV: Chúng ta đã biết đến rất nhiều những việc làm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị. Vậy các em hãy bộc lộ những suy nghĩ của mình về tình huống sau.
GV: Trình chiếu tình huống
Slide 19
( Một hôm trên đường đi học về, An nhìn thấy một người nước ngoài đang ngắm cảnh bên đường, thấy thế An cất giọng gọi to : “ Ông kia từ đâu đến, ngó nghiêng gì thế ?” , sau đó còn sử dụng ngôn ngữ “ nửa tây, nửa ta” để đùa cợt. Thấy vậy người khách nước ngoài đành vội quay đi. )
? Em có suy nghĩ gì về hành vi của An.
- An là người thiếu lịch sự bất nhã với khách nước ngoài.
? Vậy em có thái độ như thế nào trước hành vi đó ?
- Không đồng tình, lên án, phê bình
? Nếu là em, em sẽ xử sự như thế nào ?
- Em rất thân thiện và cởi mở
GV: Như vậy hành vi của An là hành vi không đẹp trong văn hoá giao tiếp, không thể hiện được sự thân thiện tình hữu nghị với người nước ngoài.
? Ngoài hành vi của An trong tình huống trên em còn biết những hành vi khác không thể hiện tình hữu nghị?
- Không quan tâm, chia sẻ, thờ ơ với nỗi bất hạnh của người khác, người nước khác.
- Thiếu lành mạnh trong lối sống
- Không tham gia vào các hoạt động nhân đạo bảo vệ môi trường
GV: Vậy qua đây cô mong rằng các em cần có thái độ, cử chỉ thân thiện nhã nhặn với bạn bè và khách nước ngoài để mối tình hữu nghị giữa các dân tộc càng trở nên thắm thiết.
Để khắc sâu phần bài học chúng ta cùng sang phần làm bài tập
- Bài tập 1 cô cùng các em đã giải quyết ở phần nội dung bài học bây giờ ta sang bài tập 2
GV: Trình chiếu yêu cầu của bài tập
Slide 20
GV: Gọi học sinh trả lời từng ý
a/ Khuyên răn góp ý với bạn. Vì đó là hành động sai, không tôn trọng người nước ngoài, không thể hiện tình hữu nghị đoàn kết
? Em có đồng ý với cách giải quyết đó của bạn không ?
- Có. Vì đó là cách giải quyết hợp lý, hữu hiệu
b/ GV: Đọc yêu cầu
HS: Em sẽ tham gia tích cực. Vì để tăng cường sự hiểu biết, mở rộng sự giao lưu
? Còn ý kiến của em thế nào ?
- Em cũng đồng ý giống bạn
GV: Cô thấy các em đưa ra những quan điểm như vậy là hết sức đúng đắn
Và đây là đáp án của bài
GV: Trình chiếu đáp án
Slide 21
GV: Để thấy được những việc làm cụ thể của các em cô mời các em thảo luận nhóm, làm bài tập 4: Lập kế hoạch hành động bày tỏ tình hữu nghị với thiếu niên các trường khác, địa phương khác hoặc nước khác
GV: Trình chiếu bài tập và gợi ý
Slide 22
 ( - Tên hoạt động
 - Nội dung biệp pháp hoạt động
- Thời gian hoạt động
 - Người phụ trách, người tham gia )
GV: Gọi từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình sau đó gọi nhóm khác nhận xét.
GV: Chốt: Như vậy các em đã có những hành động hết sức cụ thể thiết thực và cô tin rằng kế hoạch này sẽ sớm trở thành hiện thực để các em có nhiều mối quan hệ tình hữu nghị cao đẹp.
I/ Đặt vấn đề:
* Nhận xét: Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên cơ sở bình đẳng, hợp tác
II/ Nội dung bài học:
1/ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là gì ?
- Là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. 
2/ ý nghĩa:
- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: Kinh tế; Văn hoá; Giáo dục; Ytế; Khoa học...
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau tránh gây mâu thuẫn căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh
3. Chính sách hoà bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.
4. Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị.
- Phải thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hàng ngày.
III/ Bài tập:
* Bài tập 2:
* Bài tập 4:
III/ Dặn dò: 
- Hoàn thiện kế hoạch hoạt động
- Chuẩn bị tiết 6 bài 6
* Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 Duyệt ngày 11 tháng 12 năm 2009

File đính kèm:

  • docTINH HUU NGHI-GDCD9.doc