Bài giảng Bài 8 – Tiết 10: Năng động, sáng tạo

A – MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

 - Học sinh hiểu được thế nào là năng động sáng tạo

 - Năng động sáng tạo trong các hoạt động xã hội, học tập.

2/ Kĩ năng:

 - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo.

 - Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người xung quanh.

 

doc12 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 8 – Tiết 10: Năng động, sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 học tập được gì của hai nhân vật 
- Đức tính kiên trì chịu khó, chủ động, say mê học tập 
GV: Với những phẩm chất đó của Ê-đi-xơn và Lê Thế Hoàng, giúp ta nhận thấy rằng họ chính là những con người năng động sáng tạo. 
GV: Trình chiếu về phẩm chất chung của hai nhân vật Slides 11 
Vậy cụ thể về đức tính này như thế nào ra sao ta sang phần II.
Từ phần đặt vấn đề các em thấy Ê-đi-xơn là người dám nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo ra ánh sáng để mổ cho mẹ. Còn Lê Thái Hoàng say mê khám phá tri thức nỗ lực không ngừng và có sự quyết tâm cao trong học tập. Những việc làm đó của hai con người này là thể hiện sự năng động sáng tạo
? Từ đó em hiểu thế nào là năng động sáng tạo ?
- HS trả lời:
- GV nhận xét và chốt 
GV: Trình chiếu 
 Slides 12 
GV: Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay có rất nhiều những con người năng động sáng tạo làm lên những kỳ tích lớn để đáp ứng được sự tiến bộ của xã hội 
GV: Trình chiếu tranh ảnh về ông Nguyễn Cẩm Luỹ và những công trình của ông
 Slides 13 
? Qua các phương tiện thông tin đại chúng em hãy cho biết nhân vật trong bức tranh là ai ?
- Bác Nguyễn Cẩm Luỹ- người đã nghiên cứu thực hiện di dời các công trình 
GV: Đúng rồi bác Nguyễn Cẩm Luỹ xuất thân từ nông dân, trình độ văn hoá lớp 4 nhờ chịu khó tìm tòi sáng tạo đến nay ông đã thực hiện được gần 200 công trình di rời, chống nghiêng, sụt lún, lớn nhỏ (chưa lần nào gây sự cố đáng tiếc). 
Mọi người khâm phục và gọi ông là “thần đèn”
GV trình chiếu bức ảnh thứ hai về chiếc máy cắt sắn tự chế của anh Ngiêm Đức Thái 
 Slides 14 
? Bức tranh giúp em nhận ra vật dụng nào ?
- Chiếc máy cắt sắn tự chế của anh Nghiêm Đức Thái 
GV: Đây là thành quả của người con miền núi Sông Hinh ( Phú Yên) mới đây làm xôn xao những người nông dân trong vùng. Chiếc máy giúp họ rút ngắn được 48 lần về thời gian và tiết kiệm 5 lần về tiền công so với cắt thủ công 
? Em có suy nghĩ gì về hai nhân vật trong các bức hình trên ?
- Đó là những người nông dân say mê nghiên cứu sáng tạo. 
GV: Họ là những người nông dân bình thường nhưng đã làm nên những điều phi thường, với những nghiên cứu hết sức độc đáo có giá trị thiết thực với bản thân, xã hội 
? Những con người đó đã để lại cho em ấn tượng gì ?
- Khâm phục, là tấm gương rất đáng học tập 
? Từ các tấm gương mà các em được tìm hiểu ở phần trên, em thấy tính năng động sáng tạo được biểu hiện ở những khía cạnh nào của cuộc sống ?
- Lao động, học tập, trong các sinh hoạt hàng ngày... 
GV: Như vậy tính năng động sáng tạo được thể hiện ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống 
GV Cho HS thảo luận nhóm về biểu hiện của năng động sáng tạo theo ba phương diện: Lao động; học tập; sinh hoạt hàng ngày 
- Cho HS thảo luận trong 2 phút sau đó gọi trình bày, nhận xét 
 Đưa lên máy chiếu hắt 
GV: Trình chiếu đáp án của bài
 Slides 15
? Em hãy lấy ví dụ về những việc làm thể hiện tính năng động sáng tạo ở các khía cạnh khác nhau của cuộc sống mà các em đã thảo luận ? 
- Trong học tập: Tìm ra phương pháp học khoa học thì sẽ hiểu bài nhanh hơn 
- Trong lao động: Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nhiều nhà sản suất đã ra những sản phẩm đẹp về hình thức tốt về chất lượng 
- ở các thành phố để tránh lãng phí và bảo vệ môi trường người ta đã phân các loại rác hữu cơ và vô cơ bằng các thùng chứa rác tại mỗi gia đình 
? Em có đồng ý với những việc làm mà các bạn kể ra không ? vì sao ?
- Có. Vì đó là việc làm đem lại hiệu quả cao 
GV trình chiếu tranh bảo vệ môi trường ở Hồ Gươm 
 Slides 16 
? Em có nhận xét gì về việc làm này 
- Đó là việc làm có ý nghĩa để cho môi trường sạch đẹp 
GV: Vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức và có những việc làm để bảo vệ môi trường
- Từ việc lấy ví dụ và phân tích ở trên em hãy nêu khái quát về biểu hiện của người có tính năng động sáng tạo
? Hãy giới thiệu những tấm gương thể hiện tính năng động sáng tạo từ xưa đến nay mà em biết 
- HS kể ...
GV: Trình chiếu tình huống chuyện 
 Slides 17
(Sau giờ học thầy giáo yêu cầu HS về nhà vẽ bức tranh về con cá theo mẫu SGK, Quân không hài lòng với bức tranh ấy liền ra chợ quan sát cá thật. Nhìn con cá thật, cậu thích thú say mê vẽ: Vẽ mắt, vẽ vây, vẽ vẩy cá nom giống như thật. Hôm sau Quân mang bức tranh đó đến lớp. Cả thầy và các bạn đều trầm trồ trước một tài năng sáng tạo đầy hứa hẹn.)
? Nêu suy nghĩ của em về nhân vật bạn Quân trong câu chuyện trên ? 
- Bạn Quân có sự sáng tạo trong vẽ tranh, biết xử lý tình huống linh hoạt ( bạn có cách học khác bình thường: không vẽ theo nguyên mẫu, tìm cá thật để quan sát, vẽ như thật, sinh động hẳn lên )
? Em học tập được điều gì ở bạn Quân ?
- ở cách học đầy sáng tạo
? Từ thực tế cuộc sống và qua câu chuyện trên theo em bắt chước hoàn toàn và tìm tòi sáng tạo cách nào tốt hơn, vì sao ?
- Tìm tòi sáng tạo. Để con người không ngừng tiến bộ, phát huy tối đa trí tuệ vốn có.
GV: Trình chiếu tranh cuộc thi Rôbocon
 Slides 18 
? Em có suy nghĩ gì về cuộc thi này ?
- Là cuộc thi nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh, sinh viên về khoa học kỹ thuật.
GV: Như vậy ở bất kì thời đại nào, ở lĩnh vực nào cũng cần có những người năng động sáng tạo mới có thể đáp ứng được sự phát triển của đất nước. Đặc biệt ngày nay trên con đường xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước thì càng cần nhiều những con người như thế 
GV: Giảng: Cố thể nói sự thành công của mỗi người là kết quả của đức tính năng động sáng tạo
GV: Các em vừa tìm hiểu khái niệm và những biểu hiện của tính năng động sáng tạo. Vậy việc làm của nhân vật trong tình huống sau đây có phải là năng động, sáng tạo hay không ?
GV: Trình chiếu tình huống
 Slides 19 
( Để có được điểm cao của bài kiểm tra Tập làm văn cuối học kỳ, An đã pô - tô - cóp - pi tất cả những bài văn mẫu và lén lút mang vào giờ kiểm tra để chép rồi nộp bài vời hi vọng sẽ gỡ được những điểm kém trước đó do mải chơi.
? Theo em việc làm của An có phải là năng động, sáng tạo hay không ? Vì sao ? )
- Không phải. Vì năng động sáng tạo là tìm ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần chứ không phải là những thủ đoạn để đạt được những điều mong muốn bất chính.
GV: Giảng: Chính vì vậy các em cần phân biệt được dám nghĩ dám làm trong năng động sáng tạo không phải là sự liều lĩnh vì mục đích cá nhân. Năng động sáng tạo là một phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp côn người phát huy năng lực trí tuệ đạt được kết quả cao quý.
Chuyển: Các em thấy, trong cuộc sống có nhiều tấm gương năng động sáng tạo nhưng bên cạnh đó còn không ít những người thiếu năng động sáng tạo.
? Vậy em hãy nêu những biểu hiện trái với năng động sáng tạo trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống ?
- Cho học sinh thảo luận, gọi học sinh trình bầy và nhận xét
GV: Trình chiếu đáp án
 Slides 20
Qua tình huống truyện và những biểu hiện trên em thấy những việc làm không năng động, sáng tạo sẽ đem lại hậu quả như thế nào ?
- Hiệu quả công việc sẽ không cao, năng lực trí tuệ ngày càng thui chột, thiếu nghị lực
GV: Giảng: 
Chính vì vậy mỗi chúng ta cần phải năng động, sáng tạo bởi đó là phẩm chất rất cần thiết của con người trong mọi thời đại, nhất là đối với thế hệ trẻ các em
GV: Để củng cố, giúp các em hiểu sâu hơn về bài học mời các em làm bài tập sau:
GV: Trình chiếu bài tập
 Slides 21 
(Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào sau đây ?
a) Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo được
b) Năng động sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài
c) Chỉ trong nghiên cứu khoa học mới cần đến sự sáng tạo
d) Năng động sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại
* Cách làm: - Nếu đồng ý giơ thẻ mầu đỏ
 - Không đồng ý giơ thẻ mầu xanh
 - Nếu có ý kiến khác giơ thẻ mầu vàng)
- Sau khi học sinh giơ thẻ xong và hỏi vì sao - 
GV nhận xét
GV: Trình chiếu đáp án
 Slides 22
GV: Chốt: Không chỉ những thiên tài mới có phẩm chất năng động sáng tạo, với những người lao động bình thường nếu có nghị lực, chịu khó học hỏi, suy nghĩ vẫn có những phát minh có giá trị. Sáng tạo có nhiều mức độ khác nhau ở những phạm vi và công việc khác nhau, có khi sự năng động sáng tạo giúp ích cho những việc làm lớn, có khi sự năng động sáng tạo chỉ góp phần giải quyết những công việc nhỏ hàng ngày
GV: Trình chiếu một tình huống truyện
 Slides 23 
( Thầy giáo yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập, vì bài tập khó quá nên An đã sang nhà bạn Bình mượn bài để chép )
Yêu cầu học sinh đọc, thảo luận tổ chức sắm vai theo tình huống
Sau khi học sinh đóng tiểu phẩm xong, gọi học sinh khác nhận xét về: Nội dung; diễn suất; hành vi của các nhân vật trong tiểu phẩm
GV: Chuyển: Các em thấy rằng trong sự chuyển mình hết sức khẩn chương nhanh chóng của xã hội, đất nước thì rất cần có những con người năng đông sáng tạo mới có thể theo kịp sự phát triển đó. Vì sao lại vậy ? Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào ? Làm thế nào để trở thành người năng động sáng tạo. Giờ học sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp tiết hai của bài học. 
 I/ Đặt vấn đề:
- Ê - đi - xơn là người dám nghĩ, dám làm, chủ động tìm tòi sáng tạo ra những cái mới
II. Nội dung bài học
1. Năng động sáng tạo là gì?
II/ Nội dung bài học:
1/ Năng động sáng tạo là gì ?
- Năng động: Là tích cực, chủ động dám nghĩ, dám làm
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
2/ Biểu hiện 
- Say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt kết quả cao 
4/ Củng cố:
- Khái quát nội dung bài học
5/ Dặn dò:
- Trình chiếu 
 Slides 24 
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 Ký duyệt: ngày 05 tháng 12 năm 2009

File đính kèm:

  • docNANG DONG SANG TAO-B8-T10-GDCD9.doc
Bài giảng liên quan