Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học - Chương 3: Bảo tồn ở cấp quần thể và loài

1. Những bất cập của quần thể nhỏ

Một loài đặc biệt dễ bị tuyệt chủng khi chỉ có một vài quần thể nhỏ.

Sự tuyệt chủng nhanh chóng của các quần thể có kích thước nhỏ đã dẫn đến khái niệm quần thể tối thiểu của một loài có thể sống được (Minimum Viable Population - MVP), nói lên số lượng nhỏ nhất của các cá thể trong quần thể nào đó có khả năng tồn tại qua một quãng thời gian xác định.

 

ppt51 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học - Chương 3: Bảo tồn ở cấp quần thể và loài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 của nó đã xuất hiện.Mưa axít, biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn thế thực vật, lắng đọng nitơ và sự xâm lấn của các loài ngoại lai là những ví dụ điển hình cho các quá trình gây ra những những biến đổi lâu dài ở các quần xã sinh vật, nhưng các diễn biến này thường bị che khuất bởi các hiện tượng ngắn hạn. Sự hình thành, tái lập các quần thể mới	Thay vì chỉ quan sát thụ động sự tiến tới tuyệt chủng của các loài đang nguy cấp, nhiều nhà sinh học bảo tồn đã bắt đầu xây dựng các cách tiếp cận nhằm bảo vệ những loài này. 	Có 3 cách tiếp cận:Chương trình tái du nhập (reintroduction program): mục đích là nhằm tái tạo một quần thể mới trong môi trường nguyên thủy của nó Chương trình mở rộng (augmentation program): là thả các cá thể vào một quần thể đang tồn tại để làm tăng kích thước quỹ gen của nó. Chương trình du nhập (introduction program): các loài động thực vật được chuyển đến những khu vực nằm ngoài phạm vi phân bố của chúng với hy vọng rằng quần thể mới sẽ được hình thành. Những điều cần lưu ý để có dự án thành công 	Những động vật được trả lại thiên nhiên có thể đòi hỏi sự quan tâm và hổ trợ đặc biệt trong quá trình thả cũng như sau khi được thả. Cần lưu tâm đến khía cạnh tổ chức và tập tính xã hội của các động vật sau khi chúng được thả.Mối giao tiếp xã hội là một trong những tập tính khó nhất mà con người phải dạy các loài chim thú nuôi.Việc tái lập các quần xã mới cho các loài thực vật hiếm và có nguy cơ tuyệt diệt có sự khác biệt về cơ bản so với những nổ lực tái lập các quần thể động vật có xương sống trên cạn. Các loài thực vật hiếm, đang có nguy cơ tuyệt diệt thường không tái lập được quần thể bằng cách gieo hạt. Để tăng cơ hội thành công, thường cho hạt nẩy mầm và chăm sóc cây con trong các điều kiện môi trường ổn định. Chiến lược bảo tồn chuyển vịChiến lược tốt nhất nhằm bảo tồn đa dạng sinh học là bảo tồn các quần xã và quần thể ngay trong điều kiện tự nhiên là bảo tồn nguyên vị hay bảo tồn tại chổ (in situ; on-site preservation). Đối với nhiều loài hiếm thì bảo tồn nguyên vị chưa phải là giải pháp khả thi trong điều kiện những áp lực của con người ngày càng gia tăng. Giải pháp để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn các cá thể trong những điều kiện nhân tạo. Chiến lược này là bảo tồn ngoại vi hay bảo tồn chuyển vị (ex-situ; off-site preservation). Bảo tồn chuyển vị và nguyên vị là những cách tiếp cận có tính bổ sung cho nhau. Những cá thể từ các quần thể được bảo tồn chuyển vị sẽ được thả định kỳ ra ngoài thiên nhiên để tăng cường cho các quần thể được bảo tồn nguyên vị.Nghiên cứu trên các quần thể nuôi nhốt có thể cung cấp cho ta những hiểu biết về đặc tính sinh học của loài và gợi ra những chiến lược bảo tồn mới. Các quần thể chuyển vị sẽ làm giảm bớt nhu cầu phải bắt các cá thể từ ngoài thiên nhiên để phục vụ mục đích trưng bày, nghiên cứu. Việc những con vật được nuôi nhốt và trưng bày sẽ góp phần giáo dục quần chúng về sự cần thiết phải bảo tồn loài cũng như bảo vệ các thành viên khác của loài đó ngoài tự nhiên. Ngược lại bảo tồn nguyên vị là không thể thiếu đối với sự sống còn của những loài không thể nuôi nhốt, cũng như để tiếp tục có các loài mới trưng bày trong các vườn thú, thủy cung hay các vườn thực vật. Vườn thúCác vườn thú, cùng với các trường đại học, các Cục, Vụ phụ trách về sinh vật hoang dã của Chính phủ và các tổ chức bảo tồn hiện đang nuôi giữ trên 700.000 cá thể, đại diện cho 3.000 loài thú, chim, bò sát và lưỡng cư. Các vườn thú hầu như chỉ trưng bày những loài thú lớn đầy quyến rũ như gấu trúc, hươu cao cổ, voi,... trong khi đó có xu hướng bỏ qua một số lượng không nhỏ các loài côn trùng và động vật không xương sống khác mà nhóm này tạo thành một bộ phận chủ yếu của động vật giới trên trái đất.Mục tiêu hiện nay của hầu hết các vườn thú lớn là lập được quần thể nuôi của các loài động vật hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Chỉ khoảng 10% trong số 247 loài thú hiếm được nuôi giữ trong các vườn thú khắp thế giới là có khả năng tự duy trì quần thể ở kích thước đủ để bảo tồn tính biến dị di truyền của chúng. Bể nuôi (Aquarium)  Bể nuôi Để ngăn chặn các hiểm họa đối với các loài thủy sinh, các chương trình bảo tồn những loài và quần xã tự nhiên đang được quan tâm. Có khoảng 580.000 cá thể của các loài cá đang được nuôi giữ trong các bể nuôi mà hầu hết các loài đó là được thu thập ngoài tự nhiên. Nhiều kỹ thuật được sử dụng trong việc gây giống cá có nguồn gốc từ những kỹ thuật do các nhà nghiên cứu về cá tìm ra nhằm tạo ra những đàn cá lớn có giá trị thương mại như cá hồi, cá vược,... Một số kỹ thuật khác được khám phá từ những bể nuôi cá cảnh vì những người bán cá cảnh muốn nhân giống nhiều loại cá vùng nhiệt đới để bán. Vườn thực vậtVườn thực vật và vườn ươm cây Vườn thực vật là nơi lưu giữ các quần thể thực vật dễ dàng hơn so với động vật.Hiện nay 2.178 vườn thực vật trên thế giới thuộc 153 nước, trong đó có 878 vườn thuộc Châu Âu, đang lưu giữ khoảng 6.130.000 mẫu cây thuộc 80.000 loài, trong đó có khoảng 3,5 triệu cây thuộc các nước Châu Âu. Về đặc trưng phân loại, khả năng của các vườn thực vật là cao hơn. Vai trò quan trọng của các vườn thực vật trong việc bảo tồn đa dạng sinh học đã được minh họa bởi việc mở rộng mạng lưới của 19 vườn thực vật ở Mỹ với Trung tâm bảo tồn thực vật (CPC). CPC ước tính có 3.000 taxon đặc hữu ở Mỹ bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó hơn 300 loài đang được nuôi cấy ở mạng lưới các vườn.Các vườn thực vật cung cấp cây cho nghiên cứu và nuôi trồng. Chúng cũng là nguồn tài nguyên quan trọng cho việc giáo dục. Ngân hàng hạt giống genNgân hàng hạt giống genNgân hàng hạt giống - gen Ngài việc trồng cây, các vườn thực vật và viện nghiên cứu đã xây dựng bộ sưu tập về hạt, là các ngân hàng hạt giống. Hạt của hầu hết các loại cây đều có thể được lưu giữ trong điều kiện lạnh và khô trong thời gian dài và sau đó cho nẩy mầm. Khả năng tồn tại lâu dài của hạt đặc biệt có giá trị cho việc bảo tồn chuyển vị bởi vì nó cho phép bảo tồn hạt của nhiều loài quý hiếm bằng kỹ thuật đông lạnh và lưu giữ trong một không gian nhỏ, chi phí thấp. Hiện nay có hơn 50 ngân hàng hạt giống trên thế giới, trong đó có nhiều ngân hàng đặt tại các nước đang phát triển và được sự điều phối tích cực của Nhóm Tư vấn về Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế (CGIAR, Consulative Group on International Agricultural Research). Các cấp độ bảo tồn loài	Nhằm nêu bật tình trạng của một loài quí hiếm cho mục đích bảo tồn, IUCN đã xây dựng 5 cấp độ bảo tồn: Đã tuyệt chủng (Extinct): là những loài không còn thấy tồn tại trong tự nhiên nữa. Đang nguy cấp (Endangered, đang có nguy cơ tuyệt chủng): có nhiều khả năng bị tuyệt chủng trong tương lai không xa.Dễ bị thương tổn (Vulnerable, có thể bị đe dọa tuyệt chủng): là những loài có thể bị đe dọa tuyệt chủng trong tương lai gần vì các quần thể của chúng đang bị thu hẹp kích thước.Hiếm (Rare): loài có số lượng cá thể ít, thường là do có vùng phân bố trong giới hạn hẹp hoặc là do mật độ quần thể thấp.Loài chưa hiểu biết đầy đủ (Insufficiently known): là những loài có thể thuộc một trong những cấp bảo tồn nêu trên nhưng do chưa được hiểu biết đầy đủ nên chưa xếp được vào một cấp độ cụ thể nào 	Trung tâm quan trắc Bảo tồn Thế giới WCMC, đã sử dụng các cấp độ trên để đánh giá và mô tả những mối đe dọa đối với khoảng 60.000 loài thực vật và 2.000 loài động vật. Khi sử dụng hệ thống phân hạng này cũng gặp một số khó khăn nhất định. Cần phải nghiên cứu xác định kích thước quần thể và xu hướng biến động số lượng của loài khi đã đã đưa vào danh sách. Những nghiên cứu như vậy có thể sẽ rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. Một loài cần được nghiên cứu trên toàn bộ khu phân bố của nó, có thể là sẽ kéo theo những khó khăn trong khâu hậu cần. Các cấp này hầu hết là không phù hợp với các loài côn trùng nhiệt đới, là những loài chưa được hiểu biết nhiều về mặt định loại cũng như đặc tính sinh học, sinh thái học. Các loài thường bị xếp vào loại bị đe dọa tuyệt chủng kể cả khi người ta đã lâu không còn nhìn thấy chúng, với một giả định rằng nếu có một nghiên cứu kỹ càng sẽ tìm lại chúng. Mace và Lande (1991) đã đưa ra hệ thống phân loại ba cấp dựa trên xác suất bị tuyệt chủngCác loài đang nguy cấp trầm trọng (critical species): có 50% hay lớn hơn xác suất bị tuyệt chủng trong vòng 5 năm hay 2 thế hệCác loài đang nguy cấp (endangered species): có 20 - 50% xác suất bị tuyệt chủng trong vòng 20 năm hay 10 thế hệCác loài dễ bị thương tổn (vulnerable species): có 10 - 20% xác suất bị tuyệt chủng trong vòng 100 năm.Bảo tồn loài bằng pháp chếCác bộ luật Quốc gia	Công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương, quốc gia hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Các thoả thuận Quốc tế	Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cấp khác nhau trong chính phủ của từng quốc gia và giữa các chính phủ. Hợp tác quốc tế là một điều kiện tiên quyết vì nhiều lý do khác nhau: Trước hết, các loài thường di chuyển qua các biên giới. Thứ hai, việc buôn bán quốc tế về các sản phẩm sinh học có thể gây nên hậu quả khai thác quá mức các loài nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại. Thứ ba, những lợi ích của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế. Cuối cùng, rất nhiều vấn đề của các loài hay các hệ sinh thái bị đe dọa có qui mô toàn cầu nên đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết.Hiệp ước quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở qui mô quốc tế là Công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES, Convention on International Trade in Endangered Species) được ra đời năm 1973 cùng với sự ra đời của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNDP).Một hiệp ước quốc tế quan trọng khác là Công ước về bảo vệ các loài động vật di cư, ký năm 1979, mà trọng tâm là các loài chim di cư.	Còn có các thỏa thuận quốc tế khác nhằm bảo vệ các loài, đó là:Công ước về Bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam CựcCông ước Quốc tế về kiểm soát cá voiCông ước Quốc tế về bảo vệ các loài chim và Công ước Benelux về việc săn bắn và bảo vệ các loài chim Công ước về đánh bắt và bảo vệ sinh vật trong biển BanticCông ước bảo tồn đa dạng sinh học 

File đính kèm:

  • pptBao ton da dang Sinh hoc Chuong 3.ppt
Bài giảng liên quan