Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học - Chương 4: Bảo tồn ở cấp quần xã

Một trong những bước đi cơ bản quan trọng nhất trong việc bảo tồn các quần xã sinh vật là chính thức thành lập các khu bảo tồn.

Có thể thành lập các khu bảo tồn theo nhiều cách, song có hai phương thức phổ biến nhất, đó là thông qua nhà nước (thường ở cấp trung ương, nhưng đôi khi có thể ở cấp khu vực hay địa phương) và các tổ chức bảo tồn hay cá nhân mua lại các khu đất đó. Các khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thống vì họ muốn giữ gìn lối sống của họ. Chính phủ ở nhiều nơi đã thừa nhận quyền sở hữu của các cộng đồng này đối với đất đai.

 

ppt51 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học - Chương 4: Bảo tồn ở cấp quần xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ác nơi cư trú hoặc là sống tại vùng giáp ranh giữa hai nơi cư trú. Đối với các loài này, loại hình của các kiểu nơi cư trú trên qui mô vùng là đặc biệt quan trọng. Sự tồn tại và mật độ của nhiều loài có thể bị ảnh hưởng bởi kích thước của nơi cư trú và mức độ liên kết của chúng. Các cảnh quan có thể được liên kết với nhau thông qua các hành langHành lang môi trường (environmental corridors): là kết quả của hệ thực vật phản ứng với môi trường như là hệ thực vật ven sông, theo loại đất hay theo cấu tạo địa chất.Hành lang sót lại (remnant corridors): Các dải thực vật ở các vùng dốc, vách đá, hoặc vùng đất ướt là phần thừa lại khi đất được khai hoang cho sản xuất nông nghiệp hay các mục đích khác. Hành lang trồng (introduced corridors): Các chủ đất trồng các hành lang cây quanh các khu rừng hay đồng cỏ của mình, một số trong các hành lang này vẫn còn tồn tại cho đến nay và được đánh giá là cảnh quan có giá trị quốc gia. Hành lang xáo động (disturbance corridors): hình thành do hoạt động của việc quản lý đất, làm xáo động hệ thực vật trong một đường hay một dải đất. Hành lang này thường là nơi cư trú quan trọng đối với các loài bản địa đòi hỏi nơi cư trú ở giai đoạn diễn thế sớm.Hành lang tái sinh (regenerated corridors): là kết quả của sự tái phát triển của thực vật ở dải đất bị xáo động. Thực vật ở hành lang loại này phổ biến là các loài cỏ dại trong các giai đoạn đầu của quá trình diễn thế, là nơi cư trú quan trọng cho các loài thú nhỏ và các loài chim hót Một số nguyên lý thường được áp dụng khi thiết kế và bảo tồn hành langHành lang liên tục tốt hơn so với hành lang bị cắt đoạn: các hành lang tạo ra sự thuận tiện cho sự di chuyển của động vật qua các vùng cảnh quan. Những ngắt quãng trong hành lang sẽ làm cản trở việc di chuyển của động vật, đặc biệt đối với những loài sống ở bên trong hành lang.Hành lang rộng thì tốt hơn hành lang hẹp: hành lang rộng giảm thiểu được những hiệu ứng biên đối với cá thể và quần thể khi di chuyển trong đường biên. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các hành lang rộng quá cũng có thể gây hại cho động vật do chúng phải tốn nhiều thời gian khi vượt qua đường biên và điều đó có thể gia tăng tỷ lệ tử vong nói chungMột số nguyên lý thường được áp dụng khi thiết kế và bảo tồn hành langNên duy trì và phục hồi các liên kết tự nhiên: Duy trì các mối liên kết tự nhiên giữa các vùng sinh cảnh là cần thiết dể duy trì tính đa dạng loài và năng lực của quần thể. Ngăn chặn sự cắt đoạn các hành lang tự nhiên ít tốn kém hơn là phục hồi chúng.Các liên kết nhân tạo nên có nghiên cứu kỹ càng: các quần thể của một loài sống biệt lập nhau trong thời gian dài thường phát triển các thích ứng di truyền đặc biệt đối với môi trường sống của chúng. Việc kết nối các quần thể như thế lại với nhau có thể làm mất đi những thích ứng đó.Một số nguyên lý thường được áp dụng khi thiết kế và bảo tồn hành langHai hay nhiều các hành lang kết nối giữa hai vùng biệt lập thì tốt hơn là một hành lang: nếu có nhiều hành lang cho động vật di chuyển từ một vùng này đến vùng khác thì chúng sẽ dễ dàng thực hiện cuộc hành trình. Thường thì tình cờ chúng đi từ đầu này tới đầu kia và càng nhiều cơ hội như vậy thì việc di chuyển của chúng sẽ dễ xảy ra hơn.Giảm thiểu các tác động của vùng biên và những tác động gây chia cắtNhững khu bảo tồn có hình tròn sẽ có tỷ lệ vùng biên nhỏ nhất, những khu bảo tồn có hình chữ nhật và dài là có nhiều biên nhất và mọi điểm trong khu bảo tồn đều gần với biên. Cùng diện tích, một khu bảo tồn hình vuông sẽ tốt hơn một khu bảo tồn hình chữ nhật.Hầu hết các khu bảo tồn đều có hình dạng không đều vì thông thường các khu đất có được là do hoàn cảnh nhiều hơn.Nên tránh được càng nhiều càng tốt những chia cắt trong nội bộ các khu bảo tồn do làm đường, canh tác, đốn gỗ và các hoạt động khác.Hiện đã có những chiến lược nhằm gắn kết các khu bảo tồn nhỏ lại thành những khu bảo tồn lớn.Bất cứ nơi nào có thể đều nên có trọn vẹn một hệ sinh thái trong các khu bảo tồn, bởi vì hệ sinh thái là đơn vị quản lý thích hợp nhất. Quản lý các khu bảo tồnThế giới đã có rất nhiều những “vườn quốc gia giấy” được thiết lập bởi những qui định của chính phủ nhưng lại không được quản lý một cách có hiệu quả trên thực tế. Ở một số nước, con người đã không ngần ngại triển khai sản xuất nông nghiệp, chặt phá hay khai khoáng ở một số khu bảo tồn.Việc quản lý tốt nhất đôi khi lại không cần phải có hoạt động gì vì các hoạt động quản lý có lúc không hiệu quả hoặc thậm chí có hại. Việc quản lý tích cực để tăng thêm sự phong phú của các loài săn bắn thể thao như hươu chẳng hạn thường phải tiến hành tiêu diệt các loài săn mồi hàng đầu như chó sói và sư tử. Việc các nhà quản lý vườn quá sốt sắng trong việc dọn dẹp, thu gom cây cối bị đổ và phát quang bờ bụi để cải tiến bộ mặt cảnh quan của vườn có thể vô tình làm mất những nơi làm tổ, nguồn thức ăn của cả một tập hợp sinh vật ăn gỗ mục,... và nơi cư trú về mùa đông quan trọng của một số loài nhất định. Các mối đe dọa đối với các vườn Quốc gia	Năm 1990, Trung tâm quan trắc bảo tồn thế giới (WCMC) và UNESCO đã tiến hành khảo sát 89 vị trí được coi là di sản của thế giới để xem xét các vấn đề về quản lý. Nhìn chung, những mối đe dọa đối với các khu bảo tồn ở Nam Mỹ là lớn nhất và ở Châu Âu là ít nhất. Vấn đề các loài thực vật ngoại lai nghiêm trọng nhất ở Châu Úc, Australia, New Zealand và các đảo ở Thái Bình Dương Việc khai thác bất hợp lý các loài hoang dại, nạn cháy rừng, chăn thả và canh tác nông nghiệp là những mối đe dọa lớn ở cả Nam Mỹ và Châu Phi. Quản lý chưa đúng mức các vườn là vấn đề thường xảy ra đối với các nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ. Những mối đe dọa lớn nhất đối với các vườn quốc gia ở các nước công nghiệp phát triển có liên quan đến các hoạt động kinh tế như khai khoáng, chặt gỗ, nông nghiệp và các dự án thủy lợi. Quản lý nơi cư trúMột khu bảo tồn nhiều khi phải được quản lý rất nghiêm ngặt để bảo đảm gìn giữ các nơi cư trú nguyên thủy. Nhiều loài chỉ xuất hiện ở một nơi cư trú hoặc vào một giai đoạn diễn thế nhất định nào đó. Trong các vườn quốc gia nhỏ, có thể không có đầy đủ các giai đoạn của quá trình diễn thế và nhiều loài có thể bị mất đi vì chính lý do này. Cách phổ biến thường làm là thỉnh thoảng gây cháy cục bộ, để khởi động lại quá trình diễn thế.Quản lý nguồn lợi thủy sản ở các vùng đất ngập nước là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Việc duy trì các vùng đất ngập nước là cần thiết để bảo tồn quần thể các loài chim nước, cá, lưỡng cư, thực vật thủy sinh và nhiều loài khác. Khi quản lý các vườn cần cố gắng bảo tồn và duy trì các nguồn vật chất quan trọng mà nhiều loài phải phụ thuộc vào. Nếu như không thể giữ các nguồn này nguyên vẹn thì cần phải cố gắng xây dựng lại chúng.Con người và việc quản lý vườn Quốc giaViệc loại bỏ con người ra khỏi các khu bảo tồn thiên nhiên có thể sẽ dẫn đến những hậu quả lớn.Những người dân sẽ phải chịu đựng sự mất đi quyền được tiếp cận các nguồn tài nguyên cơ bản cần cho sự sinh tồn của họ.Nhiều khu bảo tồn phát triển hay bị hủy hoại là tuỳ thuộc vào mức độ ủng hộ hay thù địch của những người sử dụng các khu vực này. Trường hợp lý tưởng nhất là người dân địa phương tham gia vào quy hoạch và quản lý khu bảo tồn, được đào tạo và tuyển vào làm trong ban quản lý và được hưởng lợi từ việc bảo tồn đa dạng sinh học.Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc đã khởi xướng chương trình Con người và Sinh quyển (MAB), đưa các hoạt động của con người, các hoạt động nghiên cứu và bảo vệ môi trường vào cùng một địa điểm. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồnKhoảng 90% đất đai trên trái đất là nằm ngoài diện tích các khu bảo tồn, vẫn chưa bị con người sử dụng và vẫn là nơi sinh sống nguyên thủy của sinh giới.Thành tố có tính quyết định trong các chiến lược bảo tồn là phải bảo tồn đa dạng sinh học bên trong cũng như bên ngoài các khu bảo tồn. Các khu vực nằm xung quanh vườn QG bị suy thoái thì đa dạng sinh học bên trong vườn QG cũng sẽ bị suy giảm. Western (1989) đã nêu: ”Nếu chúng ta không thể bảo vệ thiên nhiên bên ngoài các khu bảo tồn thì thiên nhiên cũng chẳng tồn tại bao nhiêu bên trong các khu đó” Sinh thái học phục hồi (Restoration Ecology)Sinh thái học phục hồi được định nghĩa là “một quá trình biến đổi có chủ định tại một địa điểm để xây dựng một hệ sinh thái rõ ràng, có tính lịch sử và tính bản địa. Mục đích của quá trình này là bắt chước về cấu trúc, chức năng, sự đa dạng và biến động của hệ sinh thái đã được định rõ”. Các hệ sinh thái có thể bị hủy hoại bởi các hiện tượng tự nhiên, song nói chung chúng đều có thể phục hồi sau quá trình diễn thế. Một vài hệ sinh thái bị con người hủy hoại nghiêm trọng tới mức khả năng phục hồi là rất nhỏ. Sinh thái học phục hồi sẽ cung cấp lý thuyết và các kỹ thuật nhằm khôi phục nhiều loại hệ sinh thái bị hủy hoại khác nhau. Sinh thái học phục hồi (Restoration Ecology)	Có 4 cách tiếp cận chính nhằm khôi phục các quần xã sinh vật và các hệ sinh thái.Không hành động vì phục hồi là quá tốn kém, vì những nổ lực phục hồi trước đây đều thất bại hoặc kinh nghiệm đã cho thấy hệ sinh thái sẽ tự phục hồiKhôi phục lại thành phần loài và cấu trúc nguyên thủy của khu vực bằng một chương trình tái du nhập loài một cách tích cực.Cải tạo lại nhằm phục hồi ít nhất một số chức năng của hệ sinh thái và một số loài cây nguyên thủy.Thay thế một hệ sinh thái đã bị phá hủy bằng một hệ sinh thái khác có năng suất hơn.	 Sinh thái học phục hồi (Restoration Ecology)Sinh thái học phục hồi rất có giá trị đối với Sinh thái học bởi vì nó thử nghiệm sự hiểu biết của chúng ta đối với các quần xã sinh vật thông qua việc kiểm chứng kết quả sắp xếp lại cấu trúc thành phần của chúng. Sinh thái học phục hồi sẽ đem lại cơ hội kết nối các quần xã sinh vật lại với nhau theo những cách thức khác nhau, cơ hội quan sát xem chúng hoạt động như thế nào và cơ hội thử nghiệm các ý tưởng ở quy mô lớn.Sinh thái học phục hồi sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo tồn các quần xã sinh học. Sinh thái học phục hồi gần như chắc chắn sẽ là một trong những lĩnh vực phát triển chính của sinh học bảo tồn. 

File đính kèm:

  • pptBao ton da dang Sinh hoc Chuong 4.ppt
Bài giảng liên quan