Bài giảng Bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên - Bài 5: Đường Lối Và Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội

I. VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2001 - 2010

Đại hội IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010. Sau 10 năm thực hiện chiến lược KT - XH 2001 - 2010. Đất nước đã đạt những thành tựu to lớn và rất quan trọng.

1. Kết quả thực hiện Chiến lược

a) Những kết quả đạt được:

- Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện

- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếpa tục được mở rộng.

 

ppt40 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên - Bài 5: Đường Lối Và Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước;- Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông, yếu tố đang gây ách tắc, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, gây bức xúc trong nhân dân;- Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khắc phục tình trạng bất hợp lý và tác động tiêu cực của quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập hiện nay;- Tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội);- Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí để thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này.3. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển nhanh, bền vữngMột là: Chuyến đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.Hai là, phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế.Ba là, phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn.Bốn là, phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị tăng cao.Năm là, tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đất nước.Sáu là, phát triển kinh tế - xã hội hài hoà giữa các vùng, đô thị và nông thôn.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaMột là: Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Đại hội IX và X đã chỉ ra những nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đại hội XI đã tiếp tục xác định, làm rõ hơn nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta như sau:(1) Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. (2) Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, tăng cường đồng thuận xã hội để thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".(3) Phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội. Mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo (điểm mới so với Đại hội X là không xác định kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Bởi vì, trong 5 năm tới kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể chưa thể vươn lên đóng vai trò nền tảng được).(4) Phát triển kinh tế thị trường, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững, tăng cường tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách. Công bằng trong phân phối các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội, điều kiện phát triển. Phân phối kết quả làm ra chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.(5) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các nguồn lực kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, định hướng phát triển, phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường; phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế.Hai là: Phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp- Tiếp tục thể chế hoá quan điểm của Đảng về phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các loại tài sản mới như sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, tài nguyên nước..., quy định rõ quyền, trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với xã hội.Đổi mới, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu đối với đất đai, tài nguyên, vốn và các loại tài sản công khác để tài nguyên, vốn và các tài sản công được quản lý, sử dụng có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí. - Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Khẩn trương cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. - Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã. Tổng kết tình hình phát triển các hợp tác xã và thực hiện Luật Hợp tác xã. Tạo điều kiện phát triển các trang trại ở nông thôn và hình thành hợp tác xã của các chủ trang trại.Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế (đây là điểm mới so với Đại hội X). Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thu hút mạnh đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào những ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển của đất nước, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao. - Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp với hình thức sở hữu hỗn hợp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty hợp danh, hợp tác xã cổ phần.(So với Đại hội X, Đại hội XI xác định nền kinh tế nước ta hiện nay có 4 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)Ba là: Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường- Sớm hoàn thành việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với điều kiện Việt Nam, bảo vệ thị trường nội địa, đồng thời tuân thủ những quy định của các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia. Phát triển đa dạng, đồng bộ, ngày càng văn minh, hiện đại các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời chú trọng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong nước, bảo vệ lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng, nhất là về giá cả, chất lượng hàng hoá, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối: Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và cam kết quốc tế.Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng đất đai có hiệu quả; khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí và tham nhũng đất đai. (Sở hữu đất đai là vấn đề lớn, khó và phức tạp. Sau Đại hội XI, Quốc hội khoá XIII sẽ tiến hành sửa đổi Luật Đất đai. Báo cáo chính trị chỉ nêu định hướng chung như trên, còn cụ thể sẽ được đề cập trong Luật Đất đai (sửa đổi)).Phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ gắn với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; có nhiều hình thức thông tin giới thiệu các hoạt động và sản phẩm khoa học, công nghệ; hoàn thiện các định chế về mua bán các sản phẩm khoa học, công nghệ trên thị trường. Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bốn là: Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức đảng; tăng cường, sử dụng hợp lý các tổ chức, cán bộ nghiên cứu để tham mưu cho Đảng trong việc xây dựng, lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội. - Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới trên cơ sở tôn trọng và vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật và cơ chế vận hành của kinh tế thị trường. Phân định rõ hơn chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và chức năng của các tổ chức kinh doanh vốn và tài sản nhà nước. - Nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của nhân dân trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.CÂU HỎI THẢO LUẬN1. Nêu và phân tích những bài học kinh nghiệm trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010?2. Phân tích quan điểm phát triển nhanh và bền vững nêu trong Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2011 - 2020?3. Nêu những định hướng lớn chủ yếu trong thực hiện Chiến lược?––––––––––––––––––––––––– AAAAAA

File đính kèm:

  • pptBai giang cho lop boi duong ly luan chinh tri cho dangvien moi 2012 Bai 5.ppt
Bài giảng liên quan