Bài giảng Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về Hổ
Câu đối 1: * TRÂU men Lề phải vô chuồng cũ !* HỔ cứ Luật rừng giữ thói xưa !
Câu đối 2:
* TRÂU theo lề phải vô chuồng CỌP !* CỌP cứ luật rừng chén thịt TRÂU !
Trong ngôn ngữ văn học nghệ thuật, người ta vẫn dùng đến hình ảnh con hổ. Trong một số lĩnh vực khác như quân sự, kinh tế, văn hóa. người ta cũng sử dụng hình tượng, biểu tượng, biểu trưng, phù hiệu, nhãn hiệu con hổ. Nhân dịp xuân Canh Dần - năm con hổ, chúng tôi xin sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về hổ vẫn thường được lưu truyền trong dân gian.
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về HổHổ là loài thú dữ ở núi rừng, có nhiều tên gọi khác nhau như Chúa sơn lâm, ông Kễnh, ông Ba mươi, con cọp, con khái, con hùm... Câu đối 1: * TRÂU men Lề phải vô chuồng cũ !* HỔ cứ Luật rừng giữ thói xưa !Câu đối 2: * TRÂU theo lề phải vô chuồng CỌP !* CỌP cứ luật rừng chén thịt TRÂU !Trong ngôn ngữ văn học nghệ thuật, người ta vẫn dùng đến hình ảnh con hổ. Trong một số lĩnh vực khác như quân sự, kinh tế, văn hóa... người ta cũng sử dụng hình tượng, biểu tượng, biểu trưng, phù hiệu, nhãn hiệu con hổ. Nhân dịp xuân Canh Dần - năm con hổ, chúng tôi xin sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về hổ vẫn thường được lưu truyền trong dân gian. Người xưa khuyên không nên đi vào chỗ nguy hiểm bằng câu: "Đừng vuốt râu hùm" hoặc "Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu / Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn". Người ta chê thói bất công: "Mèo tha miếng thịt thì gào / hùm tha con lợn thì nào thấy ai", chê thói dựa dẫm: "Cáo mượn oai hùm", tính keo kiệt: "Ki ca ki cóp cho cọp nó xơi", sự giả dối: "Bán chó, buôn hùm", mạnh mồm nhưng nhát gan: "Miệng hùm gan sứa", tính chủ quan, nối giáo cho giặc: "Thả hồ về rừng", cử chỉ xấu: "Mặt nhăn như hổ cù", ca ngợi lòng dũng cảm, trí thông minh: "Vào hang bắt cọp", "Điệu hổ ly sơn"tinh thần đoàn kết: "Cọp dữ không chống được sói bầy", sống có tình nghĩa: "Hùm dữ chẳng ăn thịt con", sống có trước có sau: "Hùm chết để da, người chết để tiếng ", biết ân hận với tội lỗi: "Hùm giết người hùm ngủ, người giết người thức năm canh", có cả câu thành ngữ ý ngược lại: "Hùm nằm cho lợn liếm lông". Ngoài ra một số thành ngữ, tục ngữ gốc Hán - Việt cũng nói về hổ như ca ngợi trí dũng cảm, thông minh: "Bất nhập hổ huyệt yên đắc hổ tử" (không vào hang hổ làm sao bắt được hổ con), sự liều lĩnh: "Bạo hổ bằng hà" (tay không đánh hổ, tay không vượt sông), lòng trắc ẩn, khó lường: "Hoạ hổ họa hình nan họa cốt/Tri nhân tri diện bất tri tâm" (vẽ con hổ thì dễ, vẽ xương hổ mới khó/nhìn thấy người, nhìn thấy mặt nhưng không hiểu được lương tâm người ta), thói cơ hội: "Tọa sơn quan hổ đấu" (Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau chờ cơ trục lợi), nối được chí cha ông: "Hổ phụ sinh hổ tử" (hổ bố đẻ hổ con), tính cách ăn uống của đàn ông và phụ nữ: "Nam thực như hổ, nữ thực như miêu" (đàn ông ăn khỏe như hổ, phụ nữ ăn yếu như mèo) Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã dùng nhiều câu có từ "hùm" như: "Trướng hùm mở giữa trung quân", "Râu hùm, hàm én, mày ngài", "Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn", "Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này", "Kề răng hùm sói gửi thân tôi đòi". Hổ là loài thú dữ ăn thịt và chẳng bao giờ sống chung được với người nhưng trong đời sống tinh thần của con người nó lại rất gần gũi. Người ta thường sống trong lời ăn tiếng nói của dân gian mượn chuyện con hổ để răn mình và nhắc nhở người. Ngoài ra người ta kể chuyện, vẽ tranh, tạc tượng về con hổ rất nhiều và khiến cho nó trở thành những nhân vật trung tâm của một số tác phẩm văn học nghệ thuật. Câu đối 1: * TRÂU men Lề phải vô chuồng cũ !* HỔ cứ Luật rừng giữ thói xưa !Câu đối 2: * TRÂU theo lề phải vô chuồng CỌP !* CỌP cứ luật rừng chén thịt TRÂU !
File đính kèm:
- Ca_dao_thanh_ngu_nam_Ho.ppt