Bài giảng Các nguyên tắc về phương pháp

Cơ sở xuất phát:

 Theo quy luật chung của quá trình giáo dục phụ thuộc vào thái độ tự giác, tích cực của người học, việc hiểu được bản chất của dạy học cũng như việc thực hiện sự quan tâm tích cực sẽ giúp học nhanh, tốt hơn tạo điều kiện sử dụng sáng tạo các kiến thức, KNKX vào cuộc sống

 

ppt28 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Các nguyên tắc về phương pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 khác. II. NGUYÊN TẮC TRỰC QUAN 2. Trực quan là một điều kiện không thể tách rời trong hoàn thiện động tác. 	Trong giai đoạn hoàn thiện được kỹ thuật động tác thì trực quan gián tiếp đóng vai trò quan trọng 	Những yêu cầu đảm bảo tính trực quan. - Sử dụng phương tiện trực quan phải phù hợp với lứa tuổi. - Phải xác định rõ mục đích trực quan cho học sinh. - Phải đảm bảo tính tự giác tích cực cho học sinh. - Tỷ lệ giữa trực quan trực tiếp và gián tiếp phải phù hợp với từng giai đoạn giảng dạy. - Hình ảnh trực quan phải tác động tốt vào tất cả các giác quan phải sử dụng tổng hợp và phải hoàn thiện các cơ quan cảm giác. II. NGUYÊN TẮC TRỰC QUAN 	3. Mối quan hệ giữa trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp. 	Trong GDTC trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp đều có vị trí quan trọng và chúng được sử dụng để bổ sung cho nhau. 	- Việc giải thích các chi tiết và các cơ chế động tác mà quan sát trực tiếp gây khó khăn và không thể nhìn thấy được thì trực quan gián tiếp lại bổ sung những chi tiết đó vì vậy người ta sử dụng ngày càng nhiều phim ảnh hoặc băng từ phim ảnh để tạo nên biểu tượng đúng đắn về động tác. 	- Các phương pháp trực quan khác không chỉ liên quan với nhau còn tác động lẫn nhau đó là do sự thống nhất giữa mức nhận thực cảm tính và lô gíc giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ 2 đặc biệt là mối liên hệ giữa hình ảnh cảm giác và lời nói. III. NGUYÊN TẮC THÍCH HỢP VÀ CÁ BIỆT HOÁ. 	1. Cơ sở xuất phát: 	Do tính đa dạng trong tâm sinh lý của mỗi người trong quá trình giảng dạy vừa đảm bảo yêu cầu chung của cả lớp vừa đảm bảo những trường hợp cá biệt. Phải đảm bảo phù hợp với khả năng của người tập về trình độ, lứa tuổi giới tính, trình độ chuẩn bị thể lực và tinh thần. 	Ý nghĩa của nguyên tắc đặc biệt quan trọng này trong lĩnh vực GDTC được thể hiện ở chỗ nếu tác động LVĐ quá mức giới hạn sẽ dẫn đến nguy cơ tổn hại sức khoẻ của người tập. III. NGUYÊN TẮC THÍCH HỢP VÀ CÁ BIỆT HOÁ. 	2. Yêu cầu thực hiện của nguyên tắc: 	a. Xác định mức độ thích hợp 	Để xác định mức độ thích hợp ta có thể dựa vào các tiêu chuẩn đã được quy định trên cơ sở khoa học và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn. Trước hết là chương trình về GDTC cho tất cả các loại đối tượng ví dụ các bài tập dành cho học sinh phổ thông, bài tập dành cho học sinh chuyên nghiệp, phụ nữ, trẻ em. 	Việc xác định mức độ vừa sức được tiến hành thông qua kiểm tra y học và kiểm tra sư phạm 	* Vừa sức không có nghĩa là không có khó khăn mà là những khó khăn vừa sức có thể khắc phục được. LVĐ vừa sức là LVĐ đem lại hiệu quả cho người tập. 	* Lượng vận động vừa sức luôn tăng theo sự phát triển của cơ thể. III. NGUYÊN TẮC THÍCH HỢP VÀ CÁ BIỆT HOÁ 	b. Phải lựa chọn các phương tiện và phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp hoá và đảm bảo tính kế thừa tốt 	Ở mỗi giai đoạn GDTC tính thích hợp còn được xác định bởi mức độ hợp lý của các phương pháp được sử dụng và cấu trúc chung của buổi học, đặc biệt phương pháp giảng dạy phải đảm bảo tính kế thừa tối ưu giữa các buổi tập, cần phải phân chia nội dung học tập sao cho nội dung buổi tập trước là bậc thàng cho buổi tập sau. III. NGUYÊN TẮC THÍCH HỢP VÀ CÁ BIỆT HOÁ 	c. Cá biệt hoá theo xu hướng chung và theo cách thức riêng trong trong giáo dục thể chất. 	Vấn đề cá nhân hoá trong GDTC được tiến hành theo 2 xu hướng: 	* Xu hướng chuẩn bị chung: 	* Chuyên môn hoá: 	Sự phối hợp của 2 xu hướng này sẽ tạo điều kiện để thể chất hoàn thiện toàn diện đồng thời lại chuyên môn hoá sâu. IV. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG 	a. Tính liên tục của quá trình GDTC và luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi. 	* Sự thường xuyên tập luyện bao giờ cũng mang lại hiệu quả tốt hơn tập thất thường, tính liên tục của quá trình GDTC còn có đặc điểm cơ bản liên quan đến sự luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi. 	- Vì vậy chỉ cần ngừng tập trong một thời gian tương đối ngắn là những mối liên hệ phản xạ có điều kiện vừa xuất hiện đã bắt đầu dập tắt, mức độ phát triển khả năng chức phận vừa đạt được đã bắt đầu bị giảm. 	Để đảm bảo thường xuyên trong GDTC cần phải tổ chức ít nhất 3 buổi/1 tuần, đối với vận động viên cấp cao 10- 12 buổi/ tuần nhờ vậy mới đảm bảo tính thường xuyên. IV. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG 	* Tính liên tục trong quá trình GDTC được thể hiện trong yêu cầu phải tham gia tập luyện trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. Bởi vì kết quả tập luyện không phải là một giá trị vật chất bất biến mà nó mòn dần quên đi khi ngừng tập. 	- Luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi 	Tập luyện thường xuyên chỉ có hiệu quả khi bố trí những quãng nghỉ hợp lý giữa các buổi tập được dựa trên cơ sở những quy luật hồi phục khả năng hoạt động sau mỗi buổi tập. 	- Quy luật lớn nhất của quá trình hồi phục là quy luật hồi phục vượt mức. được thể hiện ở chỗ: Cơ thể không chỉ hồi phục các tiêu hao năng lượng do hoạt động mà còn hồi phục chúng đến mức "dư thừa ra " đồng thời hồi phục vượt mức cả các chất dự trữ năng lượng. IV. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG 	Điều quan trọng của nguyên tắc hệ thống trong quá trình GDTC là không cho phép nghỉ dừng lâu đến mức làm mất hiệu quả của tập luyện. Vì vậy phải làm sao cho hiệu quả của mỗi buổi tập sau được" chồng lên " dấu vết của buổi tập trước đồng thời củng cố sâu thêm các dấu vết đó. 	Hiệu quả của những buổi tập được cộng gộp lại làm xuất hiện những biến đổi thích nghi tương đối vững chắc về cấu trúc và chức năng đây chính là cơ sở của trình độ chuẩn bị thể lực và các kỹ xảo vận động vững chắc. kết quả là hiệu quả của các buổi tập sau dường như cộng gộp lại làm xuất hiện hiệu quả tích luỹ đó là những biến đổi thích nghi của cả hệ thống các buổi tập. 	Theo tinh thần trên QN giữa các buổi tập cần phải kết thúc sớm hơn khi giai đoạn giảm sút bắt đầu IV. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG 	Trong GDTC thường sử dụng 3 loại quãng nghỉ Vượt mức, đầy đủ, ngắn. 	Trong thực tế các buổi tập thường luân phiên nhau theo xu hướng, khối lượng và cường độ vận động vì thế trong cơ thể có sự hồi phục không đồng thời cùng một lúc về các chức năng sinh lý, sinh hoá ví dụ: hàm lượng ATP trở về mức tiêu chuẩn sớm nhất sau đó CP và cuối cùng là glucôgen. Vì vậy để tiết kiệm thời gian người ta tổ chức tập luyện xen kẽ để giải quyết các nhiệm vụ vận động khác nhau trong chu kỳ tuần. IV. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG 	b. Tính lặp lại và tính biến dạng: 	Trước hết do yêu cầu của cơ chế hình thành và hoàn thiện kỹ xảo nhờ có sự lặp lại mà đường dây liên hệ tạm thời được củng cố vững chắc. 	Chỉ có sự lặp lại mới tạo nên sự biến đổi thích nghi trong cơ thể và làm phát triển thể chất. 	- Song chỉ giới hạn lặp lại một cách đơn thuần thì sớm muộn cũng dẫn đến sự thích nghi các kỹ xảo đã tiếp thu được và sự phát triển các năng lực thể chất sẽ bị dừng lại. Vì vậy trong tập luyện phải được biến dạng, đó là sự biến dạng rộng rãi các bài tập,các điều kiện thựchiện chúng, thay đổi lượng vận động một cách linh hoạt, thay đổi nội dung và hình thức tập luyện ... IV. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG 	c. Tính tuần tự của các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung các buổi tập. 	Trong quá trình GDTC có nhiều nội dung và trong một buổi tập người ta nhằm giải quyết 1 nội dung nhất định. Việc sắp xếp tuần tự các nội dung phải căn cứ vào những yêu cầu sau: 	- Căn cứ vào nhiệm vụ chính của buổi tập. 	- Đảm bảo tính dễ tiếp thu. 	- Sắp xếp các buổi tập theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ biết đến chưa biết từ LVĐ thấp đến LVĐ cao. IV. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG 	Quá trình GDTC nói chung được quy định bởi các quy luật phát triển theo lứa tuổi và bởi tính lô gíc của sự chuyển từ giáo dưỡng chung sang việc tập luyện chuyên môn hoá sâu hơn. 	Đối với quá trình phát triển các tố chất thể lực: sức nhanh, mạnh, nền, hoặc mạnh nhanh bên. 	Phải chú ý đến sự chuyển tốt các kỹ xảo vận động và các tố chất thể lực, tránh sự chuyển xấu. V. NGUYÊN TẮC TĂNG TIẾN 	1. Cần thường xuyên đổi mới nhiệm vụ vận động và tăng lượng vận động 	Trong quá trình GDTC không ngừng tăng số lượng và chất lượng KNKX 	Tăng LVĐ là tăng vốn KNKX. Mức độ biến đổi thích nghi trong cơ thể dưới sự tác động của BTTC trong những giới hạn nhất định tỷ lệ thuận với cường độ và khối lượng 	Vậy LVĐ lớn sẽ tạo nên sự biến đổi thích nghi lớn và quá trình hối phục vượt mức ngày càng cao, cho nên LVĐ là nguyên nhân của sự phát triển, vì sử dụng một LVĐ nào đó trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những phản ứng thích nghi của cơ thể. V. NGUYÊN TẮC TĂNG TIẾN 	2. Các điều kiện tăng lượng vận động và các hình thức tăng lượng vận động 	Tăng lượng vận động phải đảm bảo các yêu cầu: 	- Yêu cầu nêu trong nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc hệ thống, đảm bảo tính kế thừa của bài tập đó, lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, trạng thái sức khoẻ. 	- Đảm bảo luôn phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi. 	- Tăng LVĐ phải đảm bảo cho kỹ xảo cũ được củng cố vững chắc. 	- Tăng LVĐ phải vừa sức với người tập vì vì những biến đổi trong cơ thể xảy ra chậm phải trải qua một quá trình nhất định để kịp xảy ra những biến đổi thích nghi 	Do đó tăng lượng vận động phải tăng từ từ, dần dần V. NGUYÊN TẮC TĂNG TIẾN * Các hình thức tăng lượng vận động a. Hình thức tăng lên thẳng: 	Với hình thức này yêu cầu tăng LVĐ từ từ được đảm bảo lượng gia tăng nhỏ: KL CĐ V. NGUYÊN TẮC TĂNG TIẾN 	b. Hình thức bậc thang: 	LVĐ được ổn định trong một thời gian tương đối dài khi quan sát thấy những biến đổi thích nghi thì tăng một LVĐ mới lớn hơn ban đầu hay còn gọi là hình thức nhảy vọt hình thức này cho phép tăng LVĐ lớn hơn V. NGUYÊN TẮC TĂNG TIẾN 	c. Hình thức làn sóng: 	Đặc điểm tiêu biểu của hình thức làn sóng là việc phối hợp nâng LVĐ tương đối từ từ với việc tăng cao nhanh tiếp theo là giảm LVĐ. Sau đó sóng này lại được lặp lại ở trình độ cao hơn KL CĐ V. NGUYÊN TẮC TĂNG TIẾN 	Uu điểm của hình thức làn sóng: 	- Phù hợp với nhịp sinh học của một quá trình sinh lý cũng như chế độ sống và hoạt động của con người 	- Phù hợp với quy luật thích nghi chậm của cơ thể trong quá trình tập luyện 	- Giải quyết được mâu thuẫn giữa tăng khối lượng và cường độ. 

File đính kèm:

  • pptchuong 5 CAC NGUYEN TAC VE PHUONG PHAP.ppt
Bài giảng liên quan