Bài giảng Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư

Loài người xuất hiện trên Trái đất cách đây hàng triệu năm. Ngày nay con người đã sinh sống ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất. Có nơi dân cư tập trung đông, nhưng cũng có nhiều nơi rất thưa vắng người

Hiện nay, dân số trên thế giới là hơn 7 tỉ người. Tính ra bình quân trên 1 km2 đất liền có hơn 48 người sinh sống. Tuy thế không phải nơi nào trên bề mặt trái đất cũng có người ở. Căn cứ vào mật độ dân số có thể biết được nơi nào đông dân, nơi nào thưa dân ?

 

ppt29 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 4976 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
1. Nguyễn Thị Thủy2. Phan Quốc Ân3.Nguyễn.T. Xuân Nương4. Nguyễn Thị Bích Ngọc5. Hoàng Thị Thơ6. Lê Quang Công7. Hắc Thị Thoa8. Võ Thị Hoa Lý9. Lê Viết Hoàng10. Lê Thị Truyền11. Bùi Thị ThuậnĐề tài:Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cưLoài người xuất hiện trên Trái đất cách đây hàng triệu năm. Ngày nay con người đã sinh sống ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất. Có nơi dân cư tập trung đông, nhưng cũng có nhiều nơi rất thưa vắng ngườiHiện nay, dân số trên thế giới là hơn 7 tỉ người. Tính ra bình quân trên 1 km2 đất liền có hơn 48 người sinh sống. Tuy thế không phải nơi nào trên bề mặt trái đất cũng có người ở. Căn cứ vào mật độ dân số có thể biết được nơi nào đông dân, nơi nào thưa dân ?Khái niệm1.1. Dân cưDân cư là tập hợp những người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định được đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất phân công lao động. 1.2. Phân bố dân cưPhân bố dân cư là sự sắp sếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định sao cho phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.1.3. Mật độ dân cưMật độ dân cư là chỉ tiêu đánh giá sự phân bố dân cư trên một lãnh thổ, đó là sự tương quan giữa toàn bộ dân số tính trên toàn bộ diện tích lãnh thổ mà dân số ấy cư trú tại một thời điểm, đơn vị tính bằng số người/km21.4. Các hình thức phân bố dân cưSắp xếp theo hình thức tự phát:Sắp xếp theo hình thức tự giác:1.5. Dân cư có những đặc điểm chủ yếu sau:Dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội Dân cư là người tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do họ tạo raDân cư có quá trình tái sản xuất riêng của mình2.Tình hình phân bố dân cư 2.1 Tình hình phân bố dân cư trên thế giớiTheo độ cao địa hìnhTheo vĩ tuyếnTheo châu lụcTheo quốc gia2.2. Tình hình phân bố dân cư tại Việt Nam	 Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, với dân số 76,3 triệu người sống trên diện tích 330.000 km, mật độ dân số trung bình toàn quốc là 231 người/km2. Mật độ dân số nước ta cao hơn mật độ dân số thế giới cùng năm 1999 là 5,7 lần .	Mật độ dân số trung bình cả nước năm 2009 là 259 người/km2 nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.. 2.2.1. Sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn:	Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ quá lớn, chiếm đến 73,1% (năm 2006), dân thành thị chỉ chiếm 26,9% (năm 2006). NămThành ThịNông thôn199019,580,5199520,879,2200024,275,8200325,874,2200526,973,12.2.2. Sự phân bố dân cư ở đồng bằng: Đồng bằng là nơi dân cư tập trung đông nhất, với chưa đầy 1/4 diện tích tự nhiên đã tập trung hơn 3/ 4 dân số của cả nước. Đồng bằng sông Hồng với diện tích 14685,5 km2 (từ năm 1999 về mặt hành chính bao gồm cả Vĩnh Phúc và Bắc Ninh) là địa bàn cư trú của 16.334.434 người Vựa lúa lớn nhất của cả nước ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 39.569,9 km2 là nơi cư trú của 16.132.024 người Hệ thống đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, tiềm năng nông nghiệp không lớn nên mật độ dân số thấp hơn so với đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 2.2.3. Sự phân bố dân cư ở trung du và miền núi: Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi, nơi đây dân cư còn thưa thớt. Đây là địa bàn cư trú của các tộc người thiểu số với trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với vùng đồng bằng đất chật người đông. Ở trung du miền núi, gần như địa hình càng lên cao thì dân số càng thấp 2.2.4. Sự phân bố dân cư giữa đồng bằng với miền núiỞ đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong lúc diện tích hẹp, tài nguyên đang tiến dần tới giới hạn. 	Mật độ dân số các vùng của nước ta năm 2006 (người/km2)Giao thông ở thành thị	Giao thông ở nông thônVùngMật độ dân sốĐB Sông Hồng1225Đông Bắc148Tây Bắc69Bắc Trung Bộ207Duyên hải NTB200Tây Nguyên89Đông Nam Bộ511ĐB Sông Cửu Long4293. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư3.1. Các yếu tố tự nhiên	a. Khí hậu	Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư. nhìn chung, nơi nào có khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút dân cư, ngược lại quá nóng hay quá lạnh sẽ hạn chế mức độ tập trung dân cư. Trong cùng một đới khí hậu, con người dễ thích nghi với kiểu khí hậu có tính chất hải dương hơn kiểu khí hậu có tính chất lục địa.	b. Nước	Nước là yếu tố quan trọng thứ hai tác động đến sự phân bố dân cư vì nước rất cần thiết cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.	Có thể nói, nơi nào có nước thì nơi đó có con người sinh sống. 	c. Địa hình và đất đai	Địa hình và đất đai cũng là các yếu tố có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. 	Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp thì dân cư đông đúc 	 Ngược lại, những vùng núi non hiểm trở, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn, là những vùng ít có sức thu hút dân cư. 	d. Khoáng sản	Việc khai thác các loại khoáng sản phục vụ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người không nhất thiết đưa đến sự tập trung dân cư trong mọi trường hợp, mà còn tùy thuộc vào những điều kiện xã hội và kỹ thuật.3.2. Các yếu tố kinh tế 	Nơi nào kinh tế càng phát triển thì ở đó càng có khả năng thu hút dân cư:	a. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất :	Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ - mà ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phân bố dân cư trên thế giới có nhiều nét mới, nhiều trung tâm dân cư lớn đã hình thành ngay cả ở các vùng quanh năm băng giá, vùng núi cao 3000m - 4000m, vùng hoang mạc nóng bỏng, thậm trí còn ra tới tận ngoài biển.	b. Tính chất của nền kinh tế:	Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào tính chất của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất công nghiệp đòi hỏi dân cư tập trung hơn hoạt động sản xuất nông nghiệp 3.3. Yếu tố xã hội 	a. Chính sách nhà nước	Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách nhằm điều chỉnh sự phân bố dân cư như: chính sách xây dựng vùng kinh tế trọng điểm, chính sách xây dựng vùng kinh tế mới, khu tái định cư, ...nhằm phân bố dân cư trong cả nước một cách hợp lý.	b. Chính trị	Những khu vực có chế độ ổn định thu hút dân cư sinh sống, trái lại những khu vực có chế độ chính trị bất ổn như chiến tranh, xung đột... thường dân cư tập trung thưa thớt.	c. Tâm lý xã hội:	Thích sống gần người thân	Do mặc cảm với với xã hội3.4. Yếu tố môi trườngSiêu thịChợ quê4. Ảnh hưởng cuả sự phân bố dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội4.1. Thuận lợi:	Sự phân bố dân cư tập trung tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường lao động rộng lớn.	Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động, bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học- kĩ thuật4.2. Khó khăn:	- Đối với sự phát triển kinh tế	Sự phân hóa dân cư chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế	Vấn đề việc làm cho sự tập trung dân cư đông đúc luôn là tháchthức đối với nền kinh tế	Sự phát triển của nền kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và tích lũy	Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lãnh thổ- Đối với sự phát triển xã hội:	Dân cư tập trung đông, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người thấp.	Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn	Mất an ninh trật tự xã hội, tệ nạn xảy ra nhiều...- Đối với tài nguyên môi trường:	Suy giảm các tài nguyên thiên nhiên.	Ô nhiễm môi trường.	Không gian cư trú chật hẹp5. Các biện pháp phân bố dân cư hợp lí5.1. Phân bố dân cư hợp lý.	 Nhà nước thực hiện việc phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính bằng các chương trình, dự án khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên để phát huy thế mạnh của từng nơi về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, quốc phòng.	 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch phân bố dân cư phù hợp với các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính, ưu tiên đầu tư cho những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mật độ dân số thấp nhằm tạo việc làm và điều kiện sống tốt để thu hút lao động.5.2. Phân bố dân cư nông thôn	 Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích phát triển toàn diện nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng để hạn chế động lực di dân ra đô thị.	 	Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án cho vay vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập, xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện chính sách định canh, định cư để ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, hạn chế du canh, du cư và di cư tự phát.5.3. Phân bố dân cư đô thị	Nhà nước có chính sách và biện pháp cần thiết để hạn chế tập trung đông dân cư vào một số đô thị lớn; thực hiện việc quy hoạch phát triển đô thị, kết hợp xây dựng đô thị lớn, vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho việc phân bố dân cư hợp lý.	 Nhà nước có chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tại các đô thị tạo điều kiện về chỗ ở cho người lao động từ nơi khác đến.	Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý dân cư, quản lý đô thị, quản lý lao động từ nơi khác đến Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho di cư trong nước và di cư quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước có người di cư hoặc người nhập cư.C. PHẦN KẾT LUẬN Con người là một bộ phận của tự nhiên, đồng thời lại là một thực thể của xã hội. Sự phân bố dân cư diễn ra trong hoàn cảnh tự nhiên và chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, nguồn nước, địa hình, đất đai, tài nguyên khoáng sản... 	Ngoài ra, sự phân bố dân cư còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như như trình độ phat triển lực lượng sản xuất, tinh chất của nền kinh tế, lịch sử khai thuộc của lãnh thổ.CẢM ƠN SỰ LẮNG NGHE CỦA GIẢNG VIÊN VÀ CÁC BẠN

File đính kèm:

  • pptchat luong cuoc song.ppt