Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học : Vị trí, đối tượng, phương pháp và chức năng của chủ nghĩa xã hội khoa học

Kế thừa những nhân tố tích cực của các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng trong lịch sử và những tinh hoa của nhân loại; khảo sát và phân tích thực tiễn của chủ nghĩa tư bản, Các Mác và Phriđrích Ăngghen đã sáng lập ra một lý thuyết khoa học về chủ nghĩa xã hội, đó là chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm ba bộ phận hợp thành là triết học Mác - Lênin, kinh tế học chính trị Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học, trở thành một học thuyết khoa học và cách mạng, là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân hiện đại, soi đường cho cách mạng xã hội chủ nghĩa giải phóng nhân loại khỏi chế độ tư hữu, áp bức bất công và nghèo nàn, lạc hậu.

doc14 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 9598 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học : Vị trí, đối tượng, phương pháp và chức năng của chủ nghĩa xã hội khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
kết quả nghiên cứu của những khoa học chuyên ngành góp phần làm sáng tỏ và tiếp tục bổ sung, phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học.
b. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu các quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những con đường và hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ CNTB lên CNXH và CNCS. 
Những quy luật chính trị – xã hội: là những quy luật xã hội được vận động trong lĩnh vực của các mối quan hệ giữa các giai cấp và giữa các tập đoàn xã hội khác nhau, nhưng chủ yếu là trong quan hệ giữa các giai cấp.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học một mặt, nó là một khoa học mang tính tổng hợp về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nghiên cứu cả mặt khách quan và chủ quan của quá trình lịch sử chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, là một khoa học độc lập, chủ nghĩa xã hội khoa học có phạm trù và đối tượng nghiên cứu riêng của nó. Đối tượng cụ thể:
+ Nó là khoa học nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
+ Nghiên cứu những vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức, phương pháp và bước đi của quá trình giai cấp công nhân và Đảng của nó lãnh đạo, thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
+ Sự chuyển biến từ các chế độ tư hữu, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mang tính quy luật khách quan của lịch sử nhân loại. Nhưng vì đó là vấn đề xã hội, quy luật xã hội cho nên nó không tự diễn ra như quy luật tự nhiên mà đều thông qua những hoạt động của con người. Nhân tố "Người" ở đây lại trước hết là giai cấp công nhân hiện đại. Cho nên đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học còn bao gồm cả vai trò chủ quan của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiên phong của nó trong việc vận dụng những quy luật khách quan đó.
Với ý nghĩa trên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin đã khái quát rằng: "Chủ nghĩa cộng sản... là sự biểu hiện lý luận của lập trường của giai cấp vô sản", là "sự khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản" gắn liền với giải phóng con người, giải phóng xã hội.
Nội dung đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học thường xuyên vận động phát triển và ngày càng được bổ sung, được cụ thể hóa trong quá trình cách mạng, trước sự phát triển của khoa học - công nghệ.
- Trong hệ thống nội dung lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học có những phạm trù, khái niệm, vấn đề mang tính quy luật rất cơ bản sau đây:
+ "Giai cấp công nhân" và "Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân"; "hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa" (trong đó đặc biệt là xã hội xã hội chủ nghĩa):
+ "Cách mạng xã hội chủ nghĩa". 
+ "Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa".
+ "Liên minh công nông và các tầng lớp lao động".
+ "Vấn đề dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội".
+ "Vấn đề con người và phát triển nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội".
+ "Cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa".
+ "Thời đại ngày nay"...
2. Chức năng 
* Trang bị tri thức khoa học, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng, nhân sinh quan cộng sản
- CNXHKH là một bộ phận của CNMLN mà CNMLN là thế giới quan, phương pháp luận của GCVS.
- CNXHKH là quan điểm chính trị, là lập trường của GCVS.
* Chức năng giáo dục tình cảm, ý chí cách mạng của GCCN, củng cố niềm tin lý tưởng cách mạng, niềm tin khoa học.
- CNXHKH là hệ tư tưởng của GCVS, phản ánh lợi ích của Đảng, của GCVS. GCVS công khai mục đích của mình là đấu tranh để xóa bỏ áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội không còn áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội.
- CNXHKH bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tinh thần triệt để cách mạng cho mỗi người.
- Lý luận CNXHKH trang bị lý luận cho GCVS để đấu tranh giai cấp xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN và CSCN.
* Chức năng dự báo khoa học, hướng dẫn hoạt động thực tiễn.
- Khi CNXHKH ra đời không phải CNXH hiện thực đã hình thành mà CNXH mới chỉ là dự báo của tương lai trên cơ sở khoa học (1848 – 1917)
- Ngày nay CNXH đã trở thành hiện thực trên thế giới, nhưng không phải đã chiến thắng hoàn toàn.
- CNXHKH đã và đang chỉ ra con đường, biện pháp cho các ĐCS, GCCN tiến hành cách mạng – Lý luận CNXHKH ngày càng được bổ sung và phát triển.
3. Nhiệm vụ:
* Luận giải sự diệt vong của CNTB, sự thắng của CNXH, CNCS gắn liền với việc thực hiện SMLS của GCCN.
* Luận giải phương hướng và nguyên tắc chủ yếu của chiến lược, sách lược của GCCN và ĐCS trong các giai đoạn của cách mạng XHCN...
* Nâng cao giác ngộ cách mạng cho GCCN và NDLĐ.
* Luận giải những quy luật và tính quy luật trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa học
Vận dụng tổng hợp lý luận của Triết học (đặc biệt là CNDVLS) và KTCT học để phân tích những quy luật, phạm trù của CNXHKH.
Là một bộ phận của CNMLN, CNXHKH dựa vào phương pháp luận Triết học mácxít là CNDVBC và CNDVLS là phương pháp chung để luận giải quá trình hình thành, phát triển của HTKT – XH CSCN, những quy luật chính trị – xã hội của sự nghiệp xây dựng CNXH.
2. Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học, bao gồm:
* Phương pháp kết hợp lịch sử và lôgic:
- Sử dụng phương pháp lịch sử, đi sâu vào phong trào công nhân khái quát kinh nghiệm đấu tranh của GCCN để thường xuyên bổ sung phát triển lý luận CNXHKH.
- CNXHKH sử dụng phương pháp lịch sử không phải chỉ để trình bày các sự kiện lịch sử mà chủ yếu là từ thực tế lịch sử để rút ra những kinh nghiệm có tính chất điển hình, phát hiện lôgic cuộc đấu tranh giai cấp, khát quát thành lý luận, trong đó có những dự báo khoa học.
VD: những cuộc đấu tranh lớn của GCCN như cuộc khởi nghĩa tháng sáu ở Pari năm 1848, Công xã Pari năm 1871 là những thực tiễn làm sáng tỏ mục tiêu, con đường đấu tranh của GCCN. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi, CNXH hiện thực ra đời, bằng phương pháp kết hợ lôgic lịch sử, Lênin đã làm phong phú thêm rất nhiều những nguyên lý của CNXHKH.
=> Đây cũng là một nội dung của phương pháp luận triết học Mác -Lênin, nhưng nó càng đặc biệt quan trọng đối với chủ nghĩa xã hội khoa học.
Phương pháp lôgic là để gạt bỏ những cái thứ yếu, cái trừu tượng để đi vào bản chất, quy luật của hiện tượng, sự vật. Phương pháp lịch sử là xem xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định, tránh dập khuôn máy móc.
Nhờ vận dụng triệt để phương pháp này mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã rút ra được lôgíc của quá trình lịch sử nhân loại, căn bản là quy luật của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, quy luật của đấu tranh giai cấp dẫn đến các cuộc cách mạng xã hội "đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản", dẫn đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
* Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể là phương pháp có tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Thực hiện phương pháp này, những người nghiên cứu, khảo sát phải luôn có sự nhạy bén về chính trị - xã hội trên tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội, trong nước và quốc tế. Không chú ý phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị -xã hội, không có nhạy bén chính trị và lập trường - bản lĩnh chính trị vững vàng, khoa học thì dễ mơ hồ, lầm lẫn, sai lệch khôn lường.
* Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê...
- Các phương pháp có tính liên ngành được sử dụng trong nghiên cứu chủ nghĩa xã hội như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, sơ đồ hóa, mô hình hóa v.v...
- Để xây dựng học thuyết của mình, các nhà sáng lập ra CNXHKH đã dày công nghiên cứu, thu thập, phân tích rất nhiều tư liệu, tài liệu, số liệu thống kê, đọc nhiều sách báo, thâm nhập thực tiễn phong trào đấu tranh của GCCN và NDLĐ.
* Phương pháp tổng kết lý luận từ thực tiễn, nhất là thực tiễn về chính trị - xã hội
 - Đối với CNXHKH ngày nay, một vấn đề cấp bách là phải triển khai nhiều công trình tổng kết thực tiễn gắn với nghiên cứu lý luận để phát triển lý luận, làm cho CNXHKH phản ánh đúng thực trạng và xu thế của xã hội, của đất nước, của loài người, soi sáng con đường đi lên của cách mạng.
- CNXHKH hình thành và phát triển trong mối liên hệ với thực tiễn, đồng thời đấu tranh quyết liệt với những tư tưởng và hoạt động thù địch dưới nhiều màu sắc.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học
- Về mặt lý luận:
+ Trang bị và nâng cao nhận thức khoa học về chủ nghĩa xã hội, nhất là những nhận thức về vấn đề chính trị - xã hội.
+ Xây dựng và củng cố niềm tin, lập trường cộng sản chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên và mọi công dân nói chung.
- Về mặt thực tiễn:
+ Vận dụng vào hoạt động thực tiễn, học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội.
+ Giúp ta có căn cứ nhận thức khoa học để luôn cảnh giác và đấu tranh với những sai lệch và thù địch với chủ nghĩa xã hội và phản lại lợi ích của nhân dân, dân tộc và nhân loại tiến bộ.
	Câu hỏi ôn tập
1. Nêu rõ vị trí, đối tượng và chức năng - nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học?
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học, nhất là trong tình hình hiện nay?
	Tài liệu tham khảo
1. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn bộ Giáo trình Quốc gia, Giáo trình Chủ nhĩa xã hội khoa học, Nxb CTQG, Hà nội. 2008.
 2. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Giáo trình CNXHKH, Nxb CTQG, Hà Nội. 2006.
 3. Tổng cục Chính trị, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, tập I, Nxb QĐND, Hà Nội 2008.
 Ngày tháng năm 20....
	 Người biên soạn 
	 Nguyễn Văn Lập 

File đính kèm:

  • doc1. CNXHKH.doc
Bài giảng liên quan