Bài giảng Chức năng thẩm mĩ

a) Văn học có chức năng này vì:

Văn học có nhiệm vụ làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực con người.

Cái đẹp có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và văn học cũng không là ngoại lệ.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chức năng thẩm mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Các bạn hãy suy nghĩ, tại sao có thể khẳng định: “ Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích, ý nghĩa xã hội của văn học.”Chöùc naêng thaåm móNhà phê bình nổi tiếng của Nga Bielinxki đã nói: “ Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, thiếu cái đẹp thì không có, không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí.”a) Văn học có chức năng này vì:Văn học có nhiệm vụ làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực con người.Cái đẹp có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và văn học cũng không là ngoại lệ. b) Văn học thể hiện chức năng này bằng nhiều cách:Phản ánh cái đẹp vốn có trong thiên nhiên, đời sống.Vd: Trong bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, cái đẹp bình dị được thể hiện trong phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống của làng quê Bắc Bộ rất đặc sắc: ao cá, chiếc thuyền câu, sóng biếc, ngõ trúc quanh co,tầng mây, lá vàngViệc truyền đạt cái đẹp mang tính tự nhiên, nó thường được gắn với quá trình điển hình hóa, chọn lọc, khái quát kĩ lưỡng.Vd: Những hình ảnh vừa nêu lên trong bài “Thu điếu” đã trở thành những nét độc đáo riêng của làng quê Việt Nam mà điển hình là vùng đồng chiêm trũng Bắc bộ.Cái đẹp khi đi vào nghệ thuật được nâng lên rất nhiều nhờ quá trình sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau khi “nhào nặn” chất liệu từ thiên nhiên.Vd: Từ những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt thời phong kiến Nguyễn Du đã sáng tạo nên hình ảnh một nhân vật Thúy Kiều đặc sắc, hoàn hảo với những nét điển hình đặc trưng. c) Tác dụng của chức năng này đối với người nghiên cứu văn học:Qua những tác phẩm văn học, con người không chỉ nhận ra những cái đẹp trong tác phẩm mà còn khám phá được cái đẹp trong thế giới tự nhiên.Nó cũng có tác dụng làm phong phú thêm trí tưởng tượng của con người, làm tan chảy những con tim đã bị chai sạn vì những lo toan trong đời thường.Vd: Khi đọc những tác phẩm có tính nhân đạo cao như Truyện Kiều, Chí Phèo, Lão Hạcqua tài năng của những nghệ sĩ miêu tả sâu sắc tâm sự của những nhân vật này, cũng khiến ta suy nghĩ: còn hay không những nhân vật này ở thế kỉ 21? Nét đẹp của một tác phẩm văn học là ở đó. Nó có khả năng làm đồng cảm cao độ những người tuy không sống cùng một thời đại nhưng trái tim họ vẫn đập cùng một nhịp.Tuy chức năng thẩm mĩ có tính đặc thù đối với văn học nhưng ta cũng không nên tuyệt đối hóa nó. Nếu quá lạm dụng chức năng này, ta sẽ dần đi xa thực tế. tác phẩm thiếu thuyết phục, không gần gũi với cuộc sống của người đọc.Chức năng giao tiếpa) Văn học có chức năng giao tiếp vì:Văn học mang ý nghĩa giao tiếp rất sâu sắc vì nó là cầu nối giúp mọi người sát lại gần nhau.Vd: Khi ta đọc tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân ta cảm thấy đồng cảm với số phận của những con người trong nạn đói khủng khiếp 1945.b) Văn học thể hiện chức năng này:Nhiệm vụ giao tiếp trong văn học rất khác so với các lĩnh vực khác. Nhà văn với sự sáng tạo của mình đã chuyển tải nội dung, tư tưởng, tình cảm và mang tính khuynh hướng xã hội rất đậm nét.Vd: những tác phẩm được sáng tác trong thời kì kháng chiến đều giúp thể hệ sau hiểu được những gian khổ, khó khăn trong chiến đấu mà bộ đội ta phải chịu. Hơn thế nữa, qua đó cũng giúp cho người đọc hiểu thêm được tâm tư tình cảm sâu sắc của các chiến sĩ.Chức năng giao tiếp của văn học mang tính chất 2 chiều: đó là sự tương tác qua lại giữa nhà văn và độc giả quần chúng. Nhà văn bộc lộ tư duy, suy nghĩ, tình cảm của mình trong tác phẩm để độc giả hiểu, phản ánh, đánh giá, đồng tình, hoặc phản đối.c) Tác dụng của chức năng giao tiếp trong văn học:Mang đến cho người đọc cái hồn, ý nghĩa, nội dung sâu sắc của tác phẩm, qua đó chuyển tải được hiện thực, những tình huống trong tác phẩm theo ý đồ của tác giả. Từ đó, con người sẽ có thái độ, cách nhìn, cách xử sự, đánh giá đúng đắn hơn với các tình huống trong xã hội. Ta có thể khẳng định điều này vì: Văn học luôn có 4 chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp thỏa mãn được mục đích ý tưởng xã hội.Chức năng nhận thức: giúp con người nhận thức đúng đắn những vấn đề mâu thuẫn, khuất mắt trong cuộc sống.Chức năng giáo dục: hình thành những phẩm chất đạo đức, nhân cách của con người đối với nhu cầu xã hội đặt ra.Chức năng thẩm mĩ: mang đến cho con người cái đẹp, giúp con người biết thưởng thức những cái đẹp bình dị trong cuộc sống.Chức năng giao tiếp: là cầu nối giúp mọi người trong mọi thời đại xích gần nhau hơn.   4 chức năng này liên kết tạo thành một khối thống nhất phát huy tác dụng trong đời sống và giúp văn học trở thành “bạn thân” của con người trong xã hội.Cảm ơn các bạn đã nghe bài thuyết trình của nhóm 2.

File đính kèm:

  • pptchuc_nang_153.ppt
Bài giảng liên quan