Bài giảng Chương 5 Vẽ quy ước ren

 5-1 GIỚI THIỆU VỀ REN

 Các chi tiết ren được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực kỹ thuật và đời sống, dùng để lắp chặt, điều chỉnh và truyền động. Các chi tiết ren có ưu điểm là dễ chế tạo, dễ tháo lắp, nhưng dễ bị lỏng, vì vậy cần có các biện pháp phòng lỏng.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 5 Vẽ quy ước ren, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chương 5 vẽ quy ước ren 5-1 Giới thiệu về ren Các chi tiết ren được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực kỹ thuật và đời sống, dùng để lắp chặt, điều chỉnh và truyền động. Các chi tiết ren có ưu điểm là dễ chế tạo, dễ tháo lắp, nhưng dễ bị lỏng, vì vậy cần có các biện pháp phòng lỏng. 5-1-1 Đường xoắn ốc: Nếu đường sinh song song với trục quay, ta có đường xoắn ốc trụ (H. 5.1). + Bước xoắn Là khoảng cách di chuyển của điểm trên đường sinh, khi đường sinh quay được một vòng. Bước xoắn ký hiệu là Ph+ Vòng xoắn: Là một phần của đường xoắn ốc, được giới hạn bởi hai điểm gần nhau của đường xoắn ốc và cùng nằm trên một đường sinh. Định nghĩa Đường xoắn ốc là quỹ đạo của một điểm chuyển động đều trên một đường sinh, khi đường sinh đó quay đều quanh một trục cố định. Hình 5-2Hình 5-1 Các thông số của đường xoắn ốc - Nếu đường sinh xiên góc với trục quay, ta có đường xoắn ốc nón (H. 8.2)Bước xoắn+ Hướng xoắn: Đặt trục của đường xoắn theo phương thẳng đứng và quan sát phần thấy của đường xoắn ốc - nếu đường xoắn ốc có hướng đi lên từ trái sang phải là hướng xoắn phải (H.5.3a), - nếu đường xoắn ốc có hướng đi lên từ phải sang trái là hướng xoắn trái (H5.3b)- Hình 5.3a - - Hình 5.3b -5-1-2 Sự hình thành mặt ren Một hình phẳng (tam giác, hình thang, hình vuông) chuyển động tựa theo đường xoắn ốc, sao cho mặt phẳng của hình phẳng luôn chứa trục quay thì lúc đó các cạnh của miếng phẳng sẽ tạo thành bề mặt gọi là mặt ren. (H. 5.4). Ren được hình thành trên mặt ngoài của hình trụ hay hình côn gọi là ren ngoài và trên mặt trong của hình trụ hay hình côn được gọi là ren trong. Hình 5-41. Prôfin ren: Là biên dạng của hình phẳng tạo nên bề mặt ren. Các prôfin ren thường dùng là tam giác, hình vuông, thang, cung tròn5-2 Các yếu tố của ren Các yếu tố của ren quyết định tính năng của ren. Khi các yếu tố của ren ngoài và ren trong hoàn toàn giống nhau thì mới lắp ghép được với nhau. Các yếu tố của ren trụ bao gồm: 2. Đường kính ren: Có 3 loại- Đường kính ngoài Là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren ngoài hay đáy ren trong, gọi là đường kính danh nghĩa, ký hiệu là dPhPĐỉnh renChân renPrôfin ren- Hình 8.6 - Đường kính trong (d1): Là đường kính của mặt trụ đi qua đáy ren ngoài hay đỉnh ren trong, là đường kính nhỏ nhất của ren. Đường kính trung bình (d2):Có trị số trung bình của đường kính ngoài và đường kính trong của ren.- Số đầu mối (n): Nếu có nhiều miếng phẳng giống hệt nhau chuyển động trên những đường xoắn ốc xen kẽ và cách đều nhau thì các cạnh của các miếng phẳng sẽ tạo thành ren nhiều đầu mối, số miếng phẳng bằng số đầu mối. Trên hình 8.6 là ren 3 đầu mối. Bước ren (P): Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai vòng ren kề nhau. Với ren 1 đầu mối: bước ren bằng bước xoắn (P = Ph). Với ren nhiều đầu mối, bước xoắn bằng bước ren nhân số đầu mối (Ph = P. n)- Hướng xoắn: Hướng xoắn của ren là hướng xoắn của đường xoắn ốc tạo thành ren.5.3- Các loại ren thường dùng- Hình 5.7 -- Hình 5.8 - a. Ren hệ mét ( ký hiệu là M) - Prôphin là tam giác có góc ở đỉnh 600- Các kích thước theo mm- Có 2 loại: bước lớn & bước nhỏ- Dùng để ghép chặt và hiệu chỉnh.- (Xem TCVN 2246-77, TCVN 2247-77)b. Ren hình thang (ký hiệu là Tr ):- Prôphin là hình thang cân, góc ở đỉnh 300- Các kích thước theo mm- Dùng để truyền động- Xem TCVN 4673- 89 cho ren 1 đầu mối - Xem TCVN 2255- 77 cho ren nhiều đầu mối c. Ren ống trụ : - Prôphin là tam giác cân góc ở đỉnh 550 - Ren trên các ống tiêu chuẩn - Các kích thước đo theo inch (1’’ = 25,4mm) - Dùng để nối ghép đường ống. Có 2 loại: + Ren ống hình trụ (ký hiệu là G) (Xem TCVN 4681- 89) + Ren ống hình côn : ống côn ngoài (R) và ống côn trong (Rc) (Xem TCVN 4631- 88)(H 8.9)d. Ren tựa (S): - Prôphin là hình thang không cân góc ở đỉnh 330 - Các kích thước đo theo mm - Thường dùng chịu lực một chiều - (Xem TCVN 3777- 83)( H 8.10 )- Hình 8.10 -- Hình 8.9 - 5.4 Vẽ quy ước ren (TCVN 5907:1995) Trên hình chiếu song song với trục ren:- Đường đỉnh ren, đường giới hạn phần có ren vẽ bằng nét cơ bản- Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh Trên hình chiếu vuông góc với trục ren - Vòng tròn đỉnh ren vẽ bằng nét cơ bản - Vòng chân ren vẽ bằng nét mảnh và chỉ vẽ 3/4 vòng tròn - Không vẽ vòng vát đầu ren ĐỉnhĐường đỉnh RenĐường chân RenĐường giới hạn renĐường chân Ren Vẽ ren trên hình cắt- Đường đỉnh ren, giới hạn ren và chân ren vẽ như trên hình chiếu - Đường ký hiệu vật liệu vẽ đến đỉnh renĐường ký hiệuvật liệuKhi cần biểu diễn prôphin ren, có thể dùng hình cắt riêng phần như sau (H 5-6) Hình 5. 6 Vẽ mối ghép ren Mối ghép ren được biểu diễn ở dạng hình cắt và quy ước trục ren che khuất lỗ ren (H 5.14) . Vì vậy Phần đã ghép vẽ ren cho trục Phần chưa ghép vẽ ren của lỗ Phần đã ghép Phần chưa ghép- Hình 5.15 - Ren côn chỉ vẽ ren ở mặt đáy gần mắt người quan sát (H 5.15).(Chú ý: Độ côn của mặt ren chỉ bằng 1:16). 5-5 Cách ghi ký hiệu ren Ký hiệu ren ghi theo TCVN 0204:1993 và được ghi trên kích thước đường kính danh nghĩa của ren. Một ký hiệu ren gồm các yếu tố sau: Chữ cái chỉ loại ren (prôfin ren): M, Tr, G, Rd. Đường kính danh nghĩa ghi bằng mm hoặc inch Bước xoắn, bước ren khi cần Hướng xoắn phải : không ghi ; xoắn trái ghi thêm : LH Cấp chính xác khi cầnVí dụ: M 24	 Tr 20x4 S 50x8M 24x1,5 LH	 M 24x1,5 LH - 5H/5g Tr 20x4 LH	 Tr 20x4(P2) - 8H/8eS 50x8 LH- 7h G13/4-A 5-6 các chi tiết ren thường gặp 5-6-1 Bu lông, đai ốc đầu lục lăng Các chi tiết bu lông, đai ốc đầu lục lăng được nhiều trong thực tế. Chúng có 2 thông số được tiêu chuẩn hoá . Đó là đường kính danh nghĩa ren và khoảng cách giữa hai mặt song song của đầu lục lăng (s) Khi vẽ các chi tiết này quy ước như sau - Cạnh của lục giác đều có độ lớn bằng đường kính danh nghĩa của ren. - Các cung hypecbol được thay bằng cung tròn r , R , R1 8- Mối ghép bu lôngMối ghép bu lông bao gồm bu lông, đai ốc, vòng đệm- Đã tiêu chuẩn hoá đường kính bu lông và kích thước cạnh lục giác đều của đầu lục lăng.Bulông M10 x 80 TCVN 1892-76Ký hiệu bulông như sau: Các quan hệ kích thước theo d Chiều cao đai ốc: Hd = 0,8 d Chiều cao đầu bu lông Hb = 0,7 d Đường kính vòng đệm: Dv = 2 dl0 = (1,5 - 2) d ; c = a = s = 0,15 d ; R = 1,5 d ; R1 = d ; d1 = 0,85 ; d2 = 1,1 d10- Mối ghép vít Ví dụ ký hiệu: Vít M12x30 TCVN 52-86

File đính kèm:

  • pptve quy uoc ren.ppt
Bài giảng liên quan