Bài giảng Chuyên đề Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp - Lý Ngọc Trinh

MỤC TIÊU

Trình bày được các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn để có thể ngăn ngừa và phát hiện các mâu thuẫn có thể xảy ra trong lớp.

 Liệt kê được các nguyên tắc và các bước giải quyết mâu thuẫn một các tích cực.

 Có thể vận dụng các nguyên tắc và quy trình/ các bước giải quyết mâu thuẫn vào thực tế.

 Có thể hướng dẫn học sinh biết cách kiểm soát cơn giận và nắm được các bước tự giải quyết tích cực các mâu thuẫn với bạn bè.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chuyên đề Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp - Lý Ngọc Trinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 còn nuôi hận chờ dịp báo thù.Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại tinh thần và thể chất nhau, thậm chí còn quay video clip đưa lên mạng.Ngoài ra còn những cách giải quyết khác 3. Hậu quả của cách giải quyết mâu thuẫn tiêu cực:Hủy hoại lẫn nhau về thể chất và tinh thần.Làm cho HS mất đi lòng yêu thương con người thay vào đó là sự lạnh lùng, độc ác.Gây mất đoàn kết, tạo môi trường học tập không an toàn, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn làm cho HS không dám và không muốn đến trường.Hoạt động 2: Cách giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh mang tính tích cựcMục tiêuGVCN học cách giải quyết mâu thuẫn mang tính tích cực giữa HS với nhau trên cơ sở tôn trọng HS và yêu cầu học sinh tôn trọng, lắng nghe và phản hồi ý kiến của nhau * Cách tiến hành: Hoạt động nhóm Thầy, Cô đọc câu chuyện của Nam, Hoa và Thắng ( tài liệu tập huấn về công tác GVCN trang 133..) và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:Câu hỏi 3: Trước khi giải quyết mâu thuẫn giữa HS, người GV cần ứng xử với chính bản thân mình như thế nào?Câu hỏi 4: Các nguyên tắc mà người GV đã thể hiện khi giải quyết mâu thuẫn trong câu chuyện là gì? Câu hỏi 5: Các bước mà GV sử dụng để khích lệ học sinh tự giải quyết mâu thuẫn với nhau trong câu chuyện là gì?KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 21. GVCN cần nhận thức rằng mâu thuẫn nảy sinh là tấtyếu, ngay cả trong trường hợp HS đã từng rất thânnhau. Quan trọng là phải phát hiện kịp thời, nhận dạngmâu thuẫn để chủ động giải quyết những mâu thuẫn nảysinh một cách phù hợp, tích cực. Đồng thời, GVCN cầnhướng dẫn HS cách kiểm soát cơn giận và biết tự giảiquyết tích cực các mâu thuẫn nảy sinh với bạn để tránhbạo lực học đường và xây dựng tập thể lớp thân thiện. Khi giải quyết mâu thuẫn giữa HS, GV cần phải kiểmsoát được cảm xúc của bản thân, nếu nhận thấy cảmxúc tức giận thì cần thời gian để tạm lắng cơn tức giậncủa mình trước đã để sau này không phải ân hận.KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 2 ( tiếp)2. Các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn 2.1 Nguyên tắc giải quyết bất hòa giữa HS dành cho GV. 1. Chỉ bắt đầu và tiếp tục giải quyết mâu thuẫn khi hai bên đã thực sự bình tĩnh. 2. Yêu cầu các em tập trung vào vấn đề cần giải quyết, thiện chí, không kích động nhau tức giận. 3. Đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết bất hòa. 4. Khuyến khích cả hai bên nêu ý kiến và suy nghĩ, cảm xúc của mình. 5. Lắng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng HS nói. 6. Chỉ dẫn và khuyến khích HS lắng nghe nhau. 7. Khuyến khích HS nhắc lại những gì người kia nói. Yêu cầu mỗi bên đặt mình vào vị thế của nhau để suy ngẩm, sau đó yêu cầu đôi bên đưa ra một vài cách giải quyết sau khi cân nhắc đến suy nghĩ, quan điểm của bên kia. 8. Ghi nhận một cách trận trọng khả năng của HS trong việc lắng nghe và giao tiếp. 9. Làm trọng tài. Tránh thiên vị, đứng về một phía.KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 2 ( tiếp)10. Khuyến khích các em tìm ra những phương án hay cách giải quyết có thể chấp nhận được đối với cả đôi bên và cam kết thực hiện. * Tránh buộc tội, quở mắng, trách cứ, xem thường, làm rối trí, cho giải pháp, phê phán, giảng giải đạo đức, đồng tình * Nếu một trong hai học sinh nói “không”, GV hãy yêu cầu mỗi em suy nghĩ tiếp về những việc mà HS này muốn cả hai cùng làm để giải quyết vấn đề. Đề nghị các em suy nghĩ về những giải pháp có thể có cho tới khi cả hai đồng ý rằng họ đã chọn được một giải pháp phù hợp, thỏa mãn cả hai bên và họ có thể thực hiện giải pháp này.2.2. Nguyên tắc dành cho HS có mâu thuẫn, bất hòa khi giải quyết mâu thuẫn. 1. Sẳn sàng lắng nghe. 2. Sẵn lòng cùng nhau tìm kiếm giải pháp. KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 2 ( tiếp)3. Các bước giải quyết mâu thuẫn. - Bước 1: Khám phá vấn đề: Chuyện gì đã xảy ra - Bước 2: Tìm hiểu cảm xúc: Cảm thấy thế nào - Bước 3: Đề ra giải pháp và lựa chọn giải pháp ( Muốn gì, muốn như thế nào?) - Bước 4: Cam kết thực hiện * Kĩ thuật được sử dụng để giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh là yêu cầu từng bên lắng nghe người khác, phản hồi ý kiến và cảm xúc, mong muốn của người khác và nói ra những suy nghĩ, ý kiến của bản thân.SƠ ĐỒ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀXác định vấn đềNảy sinh các giải phápCân nhắcchọn lựagiải pháp tối ưu Thực hiện giải pháp đã chọn và đánh giá tính hiệu quả của nó Vấn đề chưa giải quyếtTiếp tụcKết thúc qúa trình Vấn đề đã được giải quyếtHoạt động3: Vận dụng cách giải quyết mâu thuẫn tích cực vào các tình huống thực tiễnMục tiêu GVCN vận dụng được các nguyên tắc và các bước, kĩ thuật giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực thông qua các tình huống cần giải quyết các mâu thuẫn giữa HS.* Cách tiến hành: Thực hành Mỗi nhóm hãy thiết kế và trình bày kịch bản giải quyết một tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa HS với nhau bằng phương pháp sắm vai.* GVCN cần phải làm như thế nào để thay đổi thái độ và hành vi tiêu cực của HS 1. GVCN cần phải quan tâm đến những khó khăn của HS. 2. Cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của HS để có cách ứng xử phù hợp. 3. Tiếp cận cá nhân đối với những HS có hành vi không mong đợi theo quan điểm tích cực. 4. GVCN cùng tập thể lớp biết thể hiện thái độ hành vi nhằm đáp ứng các nhu cầu chính đáng của HS 5. Trong tình huống HS thực hiện các hành vi không mong đợi, GVCN cần đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề của các em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ, hành vi tích cực đối với những vấn đề các em đương đầu. Tôn trọng quyền tự quyết và giải quyết vấn đề của các em, GVCN chỉ giữ vai trò khơi gợi những hướng giải quyết tích cực hoặc phản biện những suy nghĩ, thái độ có thể dẫn đến hành vi có nguy cơ rủi ro. 6. Muốn thay đổi hành vi của HS một cách hiệu quả, GV cần có sự hợp tác của HS, được HS tin cậy nhất. Do đó GVCN cần chủ động tiếp xúc với HS để nắm bắt về điều kiện hoàn cảnh, tâm tư, sức khỏecủa HS. 7. Sử dụng biện pháp khích lệ và củng cố tích cực: trong lớp có nhiều HS cá biệt, GVCN cần nắm được ai là thủ lĩnh để tác động bằng cách giao cho em này giữ vai trò nào đó để phải gương mẫu. Những HS này thường có cá tính mạnh, thích thể hiện mình, nếu GVCN áp dụng khích lệ và củng cố tích cực sẽ có hiệu quả kép không chỉ đối với bản thân em đó mà cả đối với những HS khác thường chịu sự ảnh hưởng của em này. 8. Phương pháp sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgíc. 9. Những hình thức xử phạt phù hợp và nhất quán - Tước bỏ hoạt động yêu thích cho đến khi khắc phục được lỗi. - Tạm dừng việc học tập để HS tự kiểm điểm bản thân với mục đích để giúp HS thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng không thể kềm chế bản thân và tạo điều kiện cho HS bình tĩnh trở lại. - Yêu cầu viết báo cáo hằng ngày với mục đích là để HS nhận biết được những lỗi thường xuyên mắc phải và tạo cho các em cơ hội điều chỉnh. *Lưu ý: Không nên phạt HS bằng cách giao thêm bài tập hoặc nhiệm vụ lao động sẽ khiến các em nghĩ rằng học tập hay lao động là sự trừng phạt. 10. Phát huy tối đa vai trò của tập thể thân thiện, các mối quan hệ gắn bó, chia sẻ, thiện chí, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động đa dạng của lớp để các em được trải nghiệm những cảm xúc tích cực. 11. GVCN còn phải nói chuyện với CMHS về vấn đề của các em để cùng phối hợp hổ trợ.Trong những trường hợp đó, tình yêu thương, sự động viên của cha mẹ, thầy cô sẽ có sức thuyết phục giúp các em phát triển những suy nghĩ tích cực khắc phục tâm trạng căng thẳng dẫn đến những hành vi không mong đợi.KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 3Trong thực tiễn giáo dục, người GVCN không chỉ quan tâm giải quyết những mâu thuẫn đã bộc lộ thành xung đột, mà còn phải quan tâm phòng tránh bằng cách trang bị cho các em cách ngăn ngừa mâu thuẫn bộc lộ và phát triển.Khi giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh giữa HS cần dành thời gian để HS tạm lắng rồi yêu cầu các em tuân thủ các nguyên tắc và lắng nghe tích cực để tìm giải pháp giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực nhất.GVCN cần nhận thức và làm cho HS hiểu là điều quan trọng không phải là chuyện gì đã xảy ra mà là cách chúng ta ứng phó với nó như thế nào. Đó chính là điểm mấu chốt giúp con người đề phòng và kiểm soát thái độ, hành vi tiêu cực, để có thái độ và hành vi tích cực.* Kinh nghiệm tốt trong giáo dục học sinh chưa ngoanNăm quy tắc giáo dục HS chưa ngoan a/ Quy tắc 2H ( Hiểu rõ – Hợp tác) b/ Quy tắc 2 Q ( Quan tâm – Quan sát) c/ Quy tắc 2 N ( Nghiêm khắc – Ngọt dịu) d/ quy tắc 2 Đ ( Động viên – Định hướng) e/ Quy tắc 2 T ( Tâm huyết – Trách nhiệm) TRÂN TRỌNG  CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý VÀ THAM GIA TÍCH CỰC CỦA THẦY/CÔ* Cách tiến hành: Hoạt động nhómPhiếu bài tập số 3 ( Dùng cho hoạt động 3) Mỗi nhóm được phân công hãy giải quyết một tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa HS với nhau bằng phương pháp sắm vai.Tình huống 1: Giờ ra chơi, một nhóm HS cùng lớp bước vào quán nước ở cổng trường, lúc đó Hưng đang ngồi uống nước trong quán. Một trong số này vô tình nhổ nước bọt vào chân Hưng. Hưng quay lại yêu cầu người HS đó phải xin lỗi, tuy nhiên người đó đã khước từ, không chịu xin lỗi, lại còn cười Hưng? Không kềm chế được Hưng đã đấm HS đó, thế là cuộc ẩu đả diễn ra. Nếu là GVCN của Hưng và nhóm HS kia, thầy, cô sẽ giải quyết mâu thuẫn giữa những HS này như thế nào? Phiếu bài tập số 3 ( Dùng cho hoạt động 3) Tình huống 2: Giờ ra chơi có một vài HS lớp khác đến trêu HS lớp Thầy, Cô chủ nhiệm. Họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa để châm chọc. Không chịu được HS lớp Thầy, Cô phản ứng lại. Nhóm HS lớp khác đe dọa sẽ dạy cho HS lớp Thầy, Cô một bài học sau giờ học. Biết được thông tin đó, Thầy, Cô sẽ giải quyết mâu thuẫn này như thế nào? Phiếu bài tập số 3 ( Dùng cho hoạt động 3) Tình huống 3: Hôm nay Khiêm vừa bị các bạn gái cùng lớp bóc mẽ vì tội ném đá giấu tay. Lúc Khiêm đi ngang qua bàn của Hưng thì ngẫu nhiên Hưng cũng nhìn sang Thái- người ngồi ở dãy bàn bên kia. Khiêm bắt gặp cái nhìn của Hưng khi đó và nghĩ rằng Hưng “ nhìn đểu” mình. Thế là Khiêm gây sự thách thức đánh nhau với Hưng. Nếu là GVCN lớp của Khiêm và Hưng Thầy, Cô sẽ giải quyết như thế nào? Phiếu bài tập số 3 ( Dùng cho hoạt động 3)Tình huống 4: Do va chạm xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đến đánh một học sinh lớp thầy, cô chủ nhiệm. Vô tình biết được thông tin này, Thầy, Cô sẽ giải quyết như thế nào?

File đính kèm:

  • pptKĨ NĂNG GIẢI QUYẾT MᅡU THUẪN XUNG ĐỘT TRONG TẬP THỂ LỚP.ppt
Bài giảng liên quan