Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Bài 2: Định vị văn hóa Việt Nam - Nguyễn Trọng Hoàng

I Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp

Các nền văn hóa trên thế giới vô cùng phong phú và đa dạng nhưng thực sự cũng có rất nhiều nét tương đồng, sự khác nhau là do điều kiện tự nhiên và xã hội ở xa nhau và khác nhau, nếu ở xa mà có điều kiện tự nhiên và xã hội tương đồng thì sẽ có những nét tương đồng. Từ đó ta thấy Phương Đông và phương Tâycó sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt.

 Môi trường sống của cư dân p. Đông là xứ nóng mưa nhiều- ẩm, tạo nên các con sông và vùng đồng bằng trù phú, thích hợp cho nghề trồng trọt, hình thành nền sản xuất nông nghiệp mà VN là điển hình của nền nông nghiệp lúa nước. từ đó hình thành loại hình văn hóa gốc nông nghiệp( ngta thường gọi là nền văn minh lúa nước)

 

ppt22 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Bài 2: Định vị văn hóa Việt Nam - Nguyễn Trọng Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
, vì sống gắn bó trong làng xã , tối lửa tắt đèn có nhau,giúp nhau trong sx, trong chống chọi thiên tai và cuộc sống. người nông nghiệp: trọng tình- trọng đức- trọng văn – trọng nữ. vì trong sx nông nghiệp pn giữ vai trò khá quan trọng trong sx và quản lý, “tay hòm chìa khóa” (nhất vợ nhì trời) Ở VN cái gì lớn quan trong đều là cái: đũa cái , sông cái,trống cái, máy cái. Lối sống và ứng phó linh hoạt, do linh hoạt nên có thói tùy tiện, ý thức kỷ luật kém,.thái độ thường không dứt khoát và hay cười.I Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệpSống nặng tình nên con người cư xử với nhau tương đối bình đẳng – dân chủ(kiểu xã hội cổ) coi trọng cộng đồng.Với môi trường xã hội người VN hiếu hòa và mềm dẻo( biết cách thắng giặc để kẻ thù chấp nhận được. biết cách dung hợp trong tiếp nhận văn hóa, tôn giáo du nhập vào VN)I Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệpTóm lại:	Đặc trưng gốc: - Khí hậu nắng nóng, mưa nhiều, ẩm	Nghề chính trồng trọt	Ứng xử với môi trường tự nhiên: Sống định cư, thái độ tôn trọng ước muốn sống hòa hợp với thiên nhiên	Lối nhận thức: Thiên về tổng hợp , biện chứng	Tư duy : Chủ quan , cảm tính và kinh nghiệm 	Tổ chức cộng đồng : - Nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ	Cách thức linh hoạt, bình đẳng( có tính dân chủ) trong tập thể	Ứng xử với môi trường xã hội: Dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo hiếu hòa trong đối phó.I Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệpTrong lúc đó văn hóa du mục thì: 	 -Về nhận thức thiên về tư duy phân tích( khách quan, lý tính, thực nghiệm, dẫn đến khoa học phương tây phát triển) lối sống thiên về vật chất, thực dụng. 	 - Về tổ chức cộng đồng , coi trọng cá nhân, coi trọng sức mạnh, trọng võ, trọng nam giới, cứng rắn ,dứt khoát,ứng xử theo nguyên tắc, sớm có thói quen sống tôn trọng pháp luât.	 - Với môi trường tự nhiên thì tham vọng chinh phục không ngừng nghỉ	 - Với môi trường xã hội thì độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn hiếu thắng trong đối phó, có trường hợp mộng bành trướng lớn.II - Nhân học – văn hóa: VN hiện có 54 dân tộc đang sinh sống trên cùng một lãnh thổ, quốc gia tạo nên tính đa văn hóa, người kinh(Việt) chiếm 90% dân số, do vậy tuy đa dạng nhưng văn hóa VN vẫn hướng tâm vào văn hóa Việt. Nguồn gốc: khoảng 10.000 năm về trước có một giòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ dãy Hymalaya thiên di về hướng đông nam đến vùng Đông nam Á cổ đại thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanésien (thuộc đại chủngAus traloid) hình thành ra chủng Indonésien(= cổ Mã lai, Đông nam Á tiền sử) Chủng Indonesien sống rải trên khắp Đông nam á cổ đại II - Nhân học – văn hóa: Cách đây khoảng5000 năm, cư dân Indonesien lại kết hợp với chủng mongoloid phía bắc hình thành chủng mới là chủng Nam Á, dần dần chủng Nam Á này tách ra một loạt các dân tộc mà cổ thư VN và TH gọi là Bách Việt là một cộng đồng dân cư hùng hậu(Điền Việt, Đông Việt, Dương Việt, Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt.) Họ sinh sống trên một vùng rộng từ phía nam sông Dương tử đến bắc trung bộVN ngày nay. Quá trình chia tách tiếp tuc diễn ra hình thành nhóm Việt-Mường và vào cuối thời kỳ bắc thuộc Người Việt (kinh) tách ra từ nhóm Viêt –Mường, như vậy về chủng thì người Việt(kinh) là sự hòa huyết của công đồng bách Việt và sau này có sự hòa huyết nhất định với người Hán trong thời kỳ bắc thuộcII - Nhân học – văn hóa: Về ngôn ngữ, tiếng Việt hiện nay là kết quả của quá trình hòa hợp các thổ ngữ của các tộc người trong cộng đồng Bách Việt và quá trình hấp thụ Hán ngữ để làm giàu và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt. Cuộc giao lưu với văn hóa phương tây với sự ra đời của chữ quốc ngữ đã đem lại cho tiếng Việt một diện mạo mới: tiếng Việt hoàn chỉnh và phong phú về từ vựng , cấu trúc ngữ pháp ổn định III -TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM1-Lớp văn hóa bản địaGiai đoạn văn hóa tiền sử: Các nhà sử học VN khẳng định: “ Trên cơ sở kinh tế hái lượm phát triển ở vùng rừng nhiệt đới, các bộ lạc Hòa bình đã thực hiện một bước nhảy có ý ngĩa lớn lao trong đời sống nhân loại: Phát minh nông nghiệp. Đông nam Á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất” Với nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã dần hình thành nền văn hóa bản địa mà cơ sở của nó là nền nông nghiệp lúa nước. Ở giai đoạn này người Đông Nam Á cổ đại và người Bách Việt vừa biết kỹ thuật trồng lúa vừa biết trồng dâu nuôi tằm làm đồ mặc, uống chè, thuần dưỡng gà rừng thành gà nuôi, thuần dưỡng trâu, biết làm nhà sàn để ở và dùng cây thuốc để chữa bệnh.III -TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM1-Lớp văn hóa bản địaTrong khi đó tổ tiên người Hán sống ở lưu vực sông Hoàng hà( phương bắc lạnh và khô) họ chỉ biết trồng kê, đậu ,mạch và sống bằng nghề chăn nuôi với lối sống du mục. sau này họ học trồng lúa từ các dân tộc phương nam. * Giai đoạn văn hóa Văn lang – Âu lạcKhởi đầu từ thiên niên kỉ thứ 3 TCN cái mốc là từ năm 2879 TCN , với truyền thuyết về họ Hồng Bàng , Lộc Tục cháu 4 đời của Viêm đế( vua xứ nóng) làm vua ở phương nam lấy hiệu là Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích quỉ. Bờ cõi của nước Xích quỉ phía bắc từ Động Đình hồ, đông giáp biển Nam hải, tây giáp Ba Thục( Tứ xuyên b giờ), Nam giáp nước Hồ tôn( Chiêm Thành) đó là địa bàn của cư dân Bách Việt.III -TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM1-Lớp văn hóa bản địaKinh Dương Vương lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Long nữ sinh ra Sùng Lãm nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân- Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành trăm con , nửa theo cha xuống biển , nửa theo mẹ lên rừng đến Phong Châu( Việt trì) dừng lại và người con trưởng được tôn làm vua xưng là vua Hùng, đặt tên nước Văn Lang. Ở giai đoạn này nghề lúa nước phát triển và một thành tựu lớn nữa là nghề luyện kim đồng với nền văn hóa Đông Sơn mà kỹ thuật luyện kim, đúc đồng của người Đông Sơn đã đạt trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc III -TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM1-Lớp văn hóa bản địaGiai đoạn từ 3000 năm tcn đến vài trăm năm tcn là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn hóa dân tộc. Ở đây cần chú ý là trên nền văn hóa chung của Đông Nam Á cổ đại , trên nền của cộng đồng Bách Việt, tổ tiên các dân tộc VN đã xây dựng nên cái nền vững chắc của văn hóa VN sau này. Làm cái gốc để tiếp tục phát triển, giao thoa, tiếp biến văn hóa làm nên bản sắc của văn hóa Việt( Giải thích về giao thoa như một qui luật tất yếu của văn hóa tất cả các dân tộc)III -TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM2-Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực Giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc: Từ 179 tcn khi Triệu Đà chiếm Âu lạc của An Dương vương cho đến năm 938 Ngô Quyền giành lại được đất nước, trong giai đoạn đó liên tục có những cuộc khởi nghĩa chống phương Bắc. Nhà Hán tìm mọi cách đồng hóa người Việt: đưa người sang ở lẫn vào người Việt, dạy chữ Hán, dạy phong tục , tryền Nho giáo.. Nhưng điều thú vị là văn hóa Trung hoa thâm nhập vào VN không nhiều, lí do là vì văn hóa tàu đến theo vó ngựa xâm lăng, truyền bá văn hóa bằng con đường áp đặt cưỡng bức thì bị người việt chống lại, thậm chí có trường hợp bị đồng hóa ngựơc. Trong lúc Phật giáo (Ban đầu đến trực tiếp từ Ấn độ) một cách hòa bình- bằng sự khổ hạnh của các nhà sư- bằng sự gần gũi sống hòa vào nỗi khổ của người dân, văn hóa phật giáo đã được tiếp nhận tự nguyện và sớm ăn sâu vào dân tộc ViệtIII -TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM2-Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực Giai đoạn văn hóa Đại Việt: Ngô-Đinh-Tiền Lê rồi sang giai đoạn của Lý – Trần – Lê văn hóa Việt phát triển cực thịnh với : truyền thống bao dung, truyền thống chống giặc ngoại xâm của văn hóa dân tộc được tiếp sức của VH Phật giáo giàu lòng bác ái , và cả trí dũng nữa . thời đại Lý-Trần , Phật giáo cực thịnh trở thành quốc giáo, nhưng xây dựng chính quyền phong kiến và để quản lý xã hội thì giai cấp cầm quyền thực hiện theo mô hình của nho giáo. Đạo giáo cũng được người Việt tiếp nhận và thực hiện “Tam giáo đồng qui” văn hóa thời Lý Trần phát triển mạnh mẽ mọi phương diệnIII -TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM2-Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực1000 năm chống Bắc thuộc văn hóa Trung hoa khó xâm nhập, nhưng nay làm chủ đất nước, người Việt chủ động tiếp nhận những tinh hoa của văn hóa phương Bắc. Nhà Lý cho xây miếu thờ Khổng Tử, lập Quốc tử giám, mở trường dạy chữ Nho và chế độ thi cử theo Nho học. Đến đời Trần thì Nho giáo phát triển cực thịnh , cửa Khổng sân trình đã đào tạo ra nhiều lớp nho sĩ cho bộ máy cầm quyền, Pháp luật cũng phỏng theo Trung hoa*Sư tiếp biến văn hóa: bên cạnh dùng văn tự chữ Hán thì cuối thời Bắc thuộc đã manh nha và hình thành chữ Nôm vào đầu giai đoạn Đại Việt và ngày càng dùng nhiều về sau, thời nhà Hồ và Tây Sơn phát triển mạnh nhất. Trong quá trình tiếp thu văn hóa bên ngoài đều có chọn lọc và Việt hóa .III -TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM3- Giao lưu với phương Tây: Có 2 xu hướng: một chống lại văn hóa phương tây(vdu các nhà nho, Nđ Chiểu) – một là Việt nam hóa các ảnh hưởng phương tây. Sau khi nhà tây sơn thống nhất nước nhà và sự hoàn tất của nhà Nguyễn, Gia Long đặt tên ,nước Việt nam lần đầu tiên thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Đồng văn đến Cà mau. Vua Gia Long phục hồi Nho giáo thành quốc giáo, sau thời kỳ rối ren của Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn.III -TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM3- Giao lưu với phương Tây: Khởi đầu quá trình thâm nhập của Văn hóa phương Tây là khởi đầu thời kỳ văn hóa Vn hội nhập vào nền văn hóa nhân loại, văn hóa VN biến đổi mọi phương diện	-Tư duy phân tích được bổ sung cho lối tư duy tổng hợp -Ý thức về vai trò cá nhân bổ sung cho ý thức cộng đồng truyền thống	- Đô thị hình thành đúng nghĩa và ngày càng có vai trò lớn trong đời sống xã hội	- Tâm lý , tình cảm , phong tục, tập quán, luật pháp, cuộc sống gia đình.. đều có những , thay đổi nhất định. Tất cả đã làm cho lịch sử văn hóa VN lật sang trang mới.IV. KẾT LUẬN:Xuất phát từ gốc văn hóa bản địa hình thành trên cơ sở nền văn hóa lúa nước với tinh thần sẵn sàng dung chấp và tiếp biến văn hóa dân tộc Việt đã đưa nền văn hóa nước nhà ngày càng phát triển và hòa nhập với thời đại nhưng vẫn không hòa tan vẫn không là cái bóng của bất cứ nền văn hóa nào khác dù cho bị cưỡng bức cố tình đồng hóa hàng ngàn năm của phương Bắc và hàng trăm năm của phương Tây./.

File đính kèm:

  • pptco_so_van_hoa_viet_nam.ppt
Bài giảng liên quan