Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Bài 4: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên - Nguyễn Trọng Hoàng
VĂN HÓA TẬN DỤNG TỰ NHIÊN
1. Ăn
- Quan niệm về ăn uống của người Việt Nam: người Việt Nam nông nghiệp với tính thiết thực rất coi trọng vai trò của bữa ăn trong đời sống hàng ngày: có thực mới vực được đạo.
- Ăn uống quan trọng đến mức mà ông trời, vị thần tối cao trong tâm thức người dân nông nghiệp cũng phải tránh: trời đánh tránh bữa ăn.
ơng thức hiệu quả mà nhiều người sử dụng để đạt được những mục đích khác của mình. Tính cộng đồng buộc những người trong bữa ăn phải giữ ý tứ, nhất là người chủ nhà/người mời và người phụ nữ. 1. ĂnTính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình âm dương. Nó đòi hỏi người ăn không được ăn quá nhanh hoặc quá chậm, ăn quá nhiều hoặc quá ít, đừng ăn hết cũng đừng để thừa nhiều Các cụ ta có câu ăn trông nồi, ngồi trông hướng . Nồi cơm và bát nước mắm là hai thức thể hiện tính cộng đồng rõ nét nhất 1. Ăn+ Tính biện chứng và linh hoạt: Ăn theo kiểu của người Việt là một quá trình tổng hợp. Có bao nhiêu người ăn sẽ có bấy nhiêu cách ăn, từ việc chọn món, thứ tự các món ăn đến việc kết hợp các món... Dụng cụ ăn - sử dụng đôi đũa là cách ăn đặc thù, mô phỏng động tác của con chim gắp mồi mổ hạt. Đôi đũa thực hiện rất linh hoạt các động tác cần thiết trong bữa ăn: gắp, và, xé, xẻ, dầm, khoắng, trộn, vét... Tập quán Việt Nam cũng đã hình thành cả triết lý đôi đũa: về vợ chồng, về tính đoàn kết tập thể... 1. ĂnKỹ thuật chế biến món ăn chú trọng quân bình âm dương. Thói quen dùng các loại gia vị không chỉ có tác dụng kích thích dịch vị, tạo cảm giác ngon và thèm, bảo quản thức ăn bằng các kháng sinh thực vật mà còn có tác dụng điều hoà âm dương trong các món ăn. Cách ăn theo mùa, mùa nào thức nấy cũng là một biểu hiện của tính quân bình âm dương.Mùa nóng(dương) thì luộc,nấu canh,dưa chua, đồ chua, đắng,nhiều nước(âm) mùa lạnh(âm) thì ăn nhiều thức béo,mỡ(dương) gia vị có ớt , tỏi, gừng(dương) người miền trung ăn ớt nhiều vì thức ăn biển hàn và bình. Ăn theo mùa và theo địa bàn là cách vận dụng tối đa môi trường,ĂnNgười Việt sành ăn còn chọn đúng bộ phận có giá trị : chuối sau , cau trước, đầu chép mép trôi, môi mè lườn trắm.đúng thời điểm có gía trị (cơm chín tới.)Đúng lúc đang chuyển hóa âm dương là cân bằng nhất là giàu dinh dưỡng và ngon nhất( trứng lộn..)(cốm hoa vàng.)II-Ứng phó với môi trường tự nhiên1-Mặc- Quan niệm về mặc của người Việt NamQuan niệm của người Việt Nam về việc mặc rất đơn giản và thiết thực: ăn chắc mặc bền. Nhưng, mặc không chỉ để ứng phó với môi trường tự nhiên mà còn có ý nghĩa xã hội rất quan trọng. Mặc trở thành cái không thể thiếu trong mục đích làm đẹp của con người, giúp chúng ta khắc phục được những nhược điểm của cơ thể. Cái mặc thể hiện ra người đó là người như thế nào, chức vụ và vai trò trong xã hội ra sao, con mắt thẩm mỹ của họ... Cái mặc cũng trở thành một biểu tượng văn hoá của dân tộc, như chiếc áo dài là đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam 1. Mặc- Các yếu tố chi phối + Khí hậu: Để ứng phó với đặc điểm khí hậu, người Việt biết cách tận dụng những chất liệu có nguồn gốc thực vật, cũng là những chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng mát : tơ tằm, tơ chuối, đay, gai, lanh, bông.... + Nghề nông : nghề nông ở nước ta có một đặc trưng là sự vượt trội của trồng trọt so với chăn nuôi. Chính vì vậy, không ngạc nhiên nếu người Việt sớm thuần hoá và trồng thành công các loại cây có thể làm nguyên liệu cho việc canh cửi. Đó là cây dâu tằm, cây đay - gai - lanh - bông, cây chuối... Người Việt không giỏi chăn nuôi nên những loại vải có nguồn gốc động vật như da và lông thú ít phổ biến.1. Mặc- Sự thay đổi của trang phục + Đồ mặc phía dưới: từ thời Hùng vương, phụ nữ nước ta đã mặc váy. Có hai loại váy : váy mở (một mảnh vải quấn quanh thân) và váy kín (được khâu lại thành hình ống). Người đàn ông thì sử dụng một loại trang phục rất độc đáo. Đó là chiếc khố. Khi chiếc quần (có nguồn gốc Trung Á) xâm nhập vào Việt Nam thì nam giới là những người tiếp nhận đầu tiên. Về sau, người Việt đã cải tiến nó thành chiếc quần lá toạ, có đũng sâu, rất thuận tiện cho nhiều loại hình lao động nông nghiệp khác nhau1. Mặc+ Đồ mặc phía trên: với phụ nữ, yếm là loại trang phục rất phổ biến. Yếm có nhiều màu sắc phong phú, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể : yếm nâu và yếm trắng để mặc thường ngày ở nông thôn và thành thị ; yếm hồng, yếm thắm, yếm đào... dùng trong những dịp lễ hội. Khoác bên ngoài chiếc yếm là chiếc áo ngắn có hai túi nhỏ phía dưới, có thể xẻ tà hoặc bít tà, ngoài Bắc gọi là áo cánh, trong Nam gọi là áo bà ba. Ngoài ra còn có áo tứ thân (may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, hai vạt trước buông rủ hoặc thắt lại với nhau), áo năm thân (giống áo tứ thân nhưng vạt phải có hai lớp, gọi là vạt cả và vạt con). Từ những năm 1930, chiếc áo dài phụ nữ truyền thống được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời. 1. MặcQua thời gian, áo dài của người phụ nữ Việt Nam dần được hoàn thiện và đã trở thành biểu tượng của sự duyên dáng Việt Nam. Cái yếm là nữ tính biểu tượng tình yêu(trầu em têm tối hôm qua)( ước gì sông rộng bằng gang..)Nam giới ngày xưa quen cởi trần để thuận tiện tối đa trong lao động. Về sau, họ cũng mặc áo ngắn và áo dài, nhưng có những điểm khác biệt so với phụ nữ (nhất là về màu sắc, thường chọn hai màu đen , trắng). Ngày nay, trang phục công sở phổ biến nhất đối với nam giới là bộ veston hay comple và chiếc áo sơ mi có nguồn gốc châu Âu.1. Mặc+ Đồ phụ trợ: Thắt lưng ban đầu là một sợi dây để giữ cho chiếc quần không bị tụt, mà chúng ta hay gọi là dải rút. Sau, chiếc dây này được chị em phụ nữ dùng vào mục đích làm đẹp hoặc đựng tiền và những đồ lặt vặt, gọi là thắt lưng bao hay ruột tượng. Phụ nữ miền Bắc vấn chiếc khăn đen thành hình mỏ quạ, phụ nữ Nam bộ dùng chiếc khăn rằn. Nón cũng có nhiều loại : nón chóp, nón thúng, nón ba tầm, nón quai thao... Chiếc nón được dùng phổ biến, vừa để che nắng, vừa để che mưa. Chất liệu thường là lá (lá cọ phơi khô), hình dáng rộng vành và có độ dốc.1. MặcTừ thời Hùng vương, người Việt đã thích đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân, hoa tai. Một số tập tục rất phổ biến ngày xưa nhưng nay đã mất dần như tục xăm mình để chống thuỷ quái, tục nhuộm móng tay móng chân bằng thảo mộc để trừ tà ma và làm đẹp, tục nhuộm răng đen để làm đẹp và làm chắc răng...2. Nhà cửaChọn nơi làm nhà : người Việt xưa quần cư xung quanh các con sông, suối, các cửa biển, những nơi gần nguồn nước, thuận tiện cho cả sinh hoạt, canh tác lẫn đi lại. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những làng xóm ở các vùng trung du hay cao nguyên. 2. Nhà cửa- Chọn hướng nhà : Nước ta ở gần biển, lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, trong bốn hướng chỉ có hướng Nam hoặc Đông Nam là tối ưu: vừa tránh được cái nóng từ phía Tây, cái bão ở phía Đông và cái lạnh trong mùa đông ở phía Bắc; vừa tận dụng được cái gió nồm mát mẻ ở phía Nam do vậy cây đòn nóc gốc đặt phía đông gọi là đòn đông. Trong cấu trúc nhà truyền thống chỉ có cái bếp được đặt biệt lập về hướng Tây để tránh đi cái gió, làm tắt lửa khi nhóm bếp thổi cơm.gió tạt lửa vào vách dễ cháy nhà!2. Nhà cửa- Mô hình ngôi nhà truyền thống: nhà truyền thống của người Việt là kiểu nhà sàn mái cong hình thuyền. Kiểu nhà này xuất hiện ở nước ta từ thời Đông Sơn, thích hợp cho cả đồng bằng và miền núi. Đến cuối đời Đường, kiểu nhà mái cong mới thâm nhập dần lên phương Bắc. Ngôi nhà của người Việt mang nhiều đặc trưng văn hoá Việt.2. Nhà cửa- Kiến trúc nhà truyền thống: tiêu chuẩn của một ngôi nhà xét về mặt kiến trúc có thể gói gọn trong bốn chữ: nhà cao cửa rộng. Cái cao của ngôi nhà phải thoả mãn được hai yêu cầu: sàn/nền cao so với mặt đất để chống lụt lội, mái cao so với sàn/nền để tạo ra một không gian thoáng rộng. Nhà cao nhưng cửa không cao mà phải rộng để tránh nắng và đón gió mát. Mái cao và dốc để nước mưa nhanh thoát, tránh dột và mục mái. 2. Nhà cửa Kiến trúc ngôi nhà truyền thống có tính động và linh hoạt. Cốt lõi của ngôi nhà là một bộ khung chịu lực tạo nên bởi các bộ phận liên kết với nhau trong một không gian ba chiều: cao – ngang - dọc. Tường đất, vách nứa, ván bưng chỉ để che nắng mưa chứ không chịu lực. Tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng mộng. Người thợ mộc Việt Nam không cần đến bản vẽ kỹ thuật hay thước đo chính xác mà dùng thước tầm, tính bằng đốt tay hoặc gang tay của chính chủ nhà. Vì thế mà, nhà nào thước ấy, không có sự giống nhau.2. Nhà cửaViệc chọn đất làm nhà, xoay hướng nhà, bố trí nội thất , đường đi nội bộ, hồ nước hòn non bộ, xử lý che chắn những chướng ngại quanh nhà như đường đâm thẳng vào cửa, đá chắn giữa mặt nhà. Cần tới thuật phong thủy, thuật phong thủy dựa trên căn bản của triết lý âm dương và cấu trúc ngũ hànhVĂN HÓA ĐI LẠILàng Việt cổ sống khép kín, không giao thương nên giao thông không phát triển con người chỉ từ nhà ra đồng, lên nương rẫy nên chủ yếu đi bộ và vận tải cũng bằng sức người là chính cho nên vô cùng phong phú các từ dùng cho vận chuyển bằng sức người: gánh, vác, mang.cùng với sức kéo súc vật, sau này có đi ngựa nhưng chủ yếu là nhà giàu và quan lại.Văn hóa đi lạiViệt nam vùng sông nước: sông, ngòi,suối, hồ, đầm, phá chằng chịt và bờ biển dài nên phương tiện đi lại phổ biến từ ngàn xưa là đường thủy, có rất nhiều người giỏi bơi, lặn, thạo thủy chiến. Phương bắc vua đi ngựa tam mã còn phương nam vua đi thuyền rồng, người Việt có khá nhiều phương tiện đường thủy. Hình ảnh sông nước ăn sâu vào tâm khảm người Việt nên mọi mặt đời sống đều lấy con thuyền và sông nước làm chuẩn mực: chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, chìm đắm trong suy tưVăn hóa đi lạiViệt nam vùng sông nước: sông, ngòi,suối, hồ, đầm, phá chằng chịt và bờ biển dài nên phương tiện đi lại phổ biến từ ngàn xưa là đường thủy, có rất nhiều người giỏi bơi, lặn, thạo thủy chiến. Phương bắc vua đi ngựa tam mã còn phương nam vua đi thuyền rồng, người Việt có khá nhiều phương tiện đường thủy. Hình ảnh sông nước ăn sâu vào tâm khảm người Việt nên mọi mặt đời sống đều lấy con thuyền và sông nước làm chuẩn mực: chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, chìm đắm trong suy tưKết luậnNgười Việt đã biết tận dụng tự nhiên để đem lại cái ăn, và ứng phó với tự nhiên : thời tiết, khí hậu bằng cách mặc bằng cách làm nhà ở để bảo vệ mình , và ứng phó với khoảng cách của tự nhiên bằng đi lại, bằng sản xuất phương tiện di chuyển phù hợp với điều kiện sông nước .Tất cả đó là cách văn hóa ứng xử một cách thân thiện, hòa hợp với môi trường thiên nhiên của cư dân làm nông nghiệp lúa nước và trên căn bản triết lý âm dương ngũ hành.
File đính kèm:
- co_so_van_hoa_viet_nam.ppt