Bài giảng Công nghệ dạy học

MỤC LỤC

Mở đầu

Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

1.1 Khái niệm 8

1.1.1 Một số giải thích về phương tiện 8

1.1.2 Định nghĩa 11

1.1.3 Ký hiệu 12

1.1.4 Cấu trúc ký hiệu 13

1.1.5 Các quan điểm và khái niệm hiện nay về Phương tiện dạy học 13

1.2 Phương tiện – Công cụ - Sự trình diễn 15

1.3 Phân loại Phương tiện dạy học 16

1.3.1 Phân loại theo hệ thống ký hiệu sử dụng 17

1.3.2 Phân loại theo cách thức tạo dựng và trình diễn 17

1.3.3 Phân loại theo phương thức tác động 17

1.3.4 Phân loại theo cách thức lưu trữ 18

1.3.5 Phân loại theo trình độ phát triển tư duy 19

1.4 Phương tiện trong các mô hình dạy-học 21

1.5 Ngôn ngữ và phương tiện dạy học 24

Chương 2 : Các chức năng của máy tính và Phương tiện trong quá trình dạy học

2.1 Chức năng là đối tượng nhận thức 28

2.2 Chức năng điều khiển việc học tập 28

2.2.1 Điều khiển từ bên ngoài 28

2.2.2 Tự điều khiển 35

2.3 Chức năng như một công cụ 36

2.3.1 Công cụ minh họa 36

2.3.2 Công cụ xây dựng mô hình, mô phỏng 37

2.3.3 Công cụ thông tin liên lạc 40

2.3.4 Công cụ lưu trữ và cung cấp thông tin 41

2.3.5 Công cụ thiết kế, sắp xếp 42

2.3.6 Công cụ tổ chức 46

2.4 Chức năng tổng hợp 48

Chương 3 : Vòng đời của Phương tiện dạy học

3.1 Giai đoạn Phát triển 51

3.2 Giai đoạn Lựa chọn 54

3.3 Giai đoạn Thử nghiệm, đánh giá 55

3.4 Giai đoạn Ứng dụng 57

3.4.1 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh điều khiển hoạt động học

58

3.4.2 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh tổ chức việc dạy học 59

3.4.3 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh kinh tế đào tạo 60

3.4.4 Học tập kết hợp - Blended Learning 61

Chương 4 : Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

4.1 Giai đoạn phát triển hiện tại 64

4.2 Môi trường công việc-Văn hóa nghề nghiệp 65

4.3 Đào tạo và đào tạo tiếp tục – Văn hóa đào tạo 67

4.4 Xu hướng phát triển của phương tiện dạy học 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 75

pdf111 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công nghệ dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 tự điều khiển của việc tạo dựng tri thức trong mỗi cá nhân, các hệ thống 
Hypertext/Hypermedia với khả năng thích hợp cho việc học tự điều khiển thông qua quá 
trình tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu theo cách thức đặc biệt, cần hỗ trợ cho các quá 
trình mang tính xây dựng và tạo điều kiện cho việc thu nhận tri thức (theo Duffy & 
Jonassen, 1992; Kommers, Jonassen & Mayes, 1991). Nhưng chúng ta cũng phải nhận 
thấy rằng nếu chỉ dựa trên các khả năng của Hypermedia cũng không thể mang lại những 
ưu điểm nổi bật cho quá trình tư duy mang tính xây dựng của việc tiếp thu tri thức. Để có 
được việc học tập có hiệu quả thì đòi hỏi phải có thêm các phương pháp, biện pháp sư 
phạm thích hợp, ví dụ : Môi trường học tập điện tử được xây dựng dựa trên phương pháp 
dạy học nêu vấn đề. 
• Tính linh hoạt về tư duy 
Một lý do tiếp theo của việc ứng dụng Hypertext/Hypermedia nhằm hỗ trợ quá trình học 
xuất phát từ những quan điểm lý thuyết của các tác giả Spiro, Feltovich, Coulson và 
Anderson năm 1988 về tính linh hoạt của tư duy. Tính linh hoạt của tư duy chính là mục 
tiêu và đặc điểm của quá trình học tiên tiến “advanced learning”. Các thử nghiệm đã chỉ ra 
rằng với vai trò hỗ trợ khả năng tư duy linh hoạt, các hệ thống Hypermedia đã mang lại 
những kết quả rất tốt, đặc biệt là việc truyền đạt thông tin (theo Jacobson, Spiro, 1995). Nó 
còn chỉ thêm rằng, những hiệu quả của các hệ thống Hypermedia thích hợp phụ thuộc vào 
khả năng tư duy của người học và sự hỗ trợ của các phương pháp sư phạm. 
Phụ lục 
 109
2.3 Các lý do liên quan đến sư phạm và lý luận dạy học 
Từ khía cạnh sư phạm và lý luận dạy học, việc sử dụng công nghệ Hypertext sẽ có ý nghĩa 
khi: 
- các đối tượng nhận thức không thể có được cấu trúc rõ ràng; 
- sự hiểu biết về một đối tượng nào đó cần sự mô tả từ nhiều lĩnh vực chuyên môn khác 
nhau 
- các hiện tượng cần được tổ chức và định hướng trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể 
(vd : trong ngành Luật hoặc Dược...); 
- các đối tượng nhận thức chỉ có thể được giới thỉệu, trình bày thông qua việc ứng dụng 
các hình thức mã hóa thông tin. 
Sự tham gia của các môi trường siêu văn bản, siêu phương tiện (Hypertext/Hypermedia-
environment) theo quan điểm sư phạm và lý luận dạy học còn có ý nghĩa hơn nữa khi cho 
phép việc học tự điều khiển, mở, mang tính xây dựng; hỗ trợ sự trình bày thông tin tri thức 
một cách phức hợp (đa hình thái, đa ma hóa); khuyến khích sự linh hoạt về tư duy; hỗ trợ 
quá trình học cộng tác (co-operative learning) và việc ứng dụng tri thức trong các tình 
huống thực tế trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn. 
2.4 Các lý do liên quan đến công nghệ 
Đây là các lý do cũng rất được chú ý khi ứng dụng Hypertext/Hypermedia trong dạy và 
học. Điều này liên quan đến tiềm năng của công nghệ siêu văn bản (Hypertext-
technology), công nghệ có thể thỏa mãn các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện một 
cách hiệu quả các hình thức học tập tiên tiến. Các điều kiện này được đưa ra trước hết từ 
những thay đổi chung về mặt xã hội; từ sự cần thiết của việc tổ chức, phân chia các thông 
tin và tri thức sao cho các thông tin, tri thức này có thể được truy cập một cách linh hoạt, 
dễ dàng. Bên cạnh đó là những thay đổi về phương thức, quan điểm dạy-học (sử dụng các 
môi trường học tập, hỗ trợ cho việc học tập mở, định hướng cá nhân và học tập cộng tác), 
về nội dung học tập (sự cần thiết của việc trình bày một cách chân thực và thích hợp các 
đối tượng nhận thức phức tạp). 
3. Các vấn đề học tập nảy sinh khi sử dụng Hypertext/Hypermedia 
Tác giả Conklin trong nghiên cứu của mình năm 1987 đã đưa ra một số các vấn đề học tập 
khi sử dụng Hypertext/Hypermedia, và được phân chia thành 2 nhóm cơ bản như sau: 
- Mất phương hướng trong học tập 
- Sự “quá tải tri thức” 
Các vấn đề này là rất đặc trưng, phát sinh cả ở trong các hệ thống Hypertext/Hypermedia 
nội bộ hoặc được đưa lên mạng. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn hai nhóm vấn đề 
này. 
3.1 Sự mất phương hướng trong học tập 
Vấn đề này được tác giả Conklin mô tả như “sự mất tích trong không gian – lost in 
hyperspace”. Nguyên nhân của vấn đề này liên quan đến : 
- sự định hướng, dẫn đường trong các hệ thống Hypertext/Hypermedia và, 
- sự định hướng tư duy nội tại bên trong của cấu trúc được mô tả trong siêu văn bản 
cơ sở. 
Về nguyên nhân thứ nhất, đó chính là những nhận xét thiếu sót, không chính xác của người 
sử dụng về vị trí hiện tại của mình khi thao tác với một trong những nút thông tin của toàn 
bộ hệ thống. Điều này còn do sự không hiểu biết, bằng con đường nào và với phương tiện, 
cách thức gì việc truy nhập đến một thông tin xác định có thể thực hiện. Nguyên nhân này 
có thể được hạn chế bằng việc tạo ra cho người sử dụng một sơ đồ cấu trúc về tổ chức của 
cơ sở dữ liệu. Ngoài ra những hiểu biết không đầy đủ về những khả năng định hướng hiện 
có và những ứng dụng tương ứng cũng là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Vấn đề định 
hướng sẽ tăng lên khi mức độ phức tạp về cấu trúc của cơ sở dữ liệu ngày càng tăng và khi 
Phụ lục 
 110
những chiến lược tìm kiếm của người dùng không định hướng theo một mục tiêu cụ thể. 
Người sử dụng không xác định chính xác ý nghĩa của những thông tin muốn tìm kiếm, 
không xây dựng một sự trình bày thông tin một cách rõ ràng. Bên cạnh đó mối quan hệ về 
mặt ngữ nghĩa của các nút thông tin riêng lẻ cũng không được thể hiện rõ ràng. Đây là một 
vấn đề cần được đặc biệt lưu ý trong quá trình thiết kế và xây dựng các hệ thống 
Hypertext/Hypermedia. 
3.2 Sự “quá tải tri thức” 
Để có thể học tập một cách hiệu quả với các hệ thống Hypertext/Hypermedia, người học 
cần xác định: nút thông tin nào đã được tìm kiếm và với con đường nào, nội dung thông tin 
mà nó lưu giữ, thông tin nào cần tiếp tục tìm kiếm, các khả năng về định hướng và dẫn 
đường, chức năng của từng phương tiện dẫn đường...Tất cả những điều này yêu cầu những 
khả năng phụ trợ như : khả năng ghi nhớ, đánh dấu, khả năng điều khiển tư duy..mà những 
khả năng này thì không phải luc nào cũng sẵn sàng và ai cũng có. Người học có thể bị cản 
trở bởi một yếu tố được gọi là “sự quá tải về tri thức – cognitive overhead” trong việc xử lý 
thông tin. 
Đến nay những nghiên cứu và phát triển của Hypertext/Hypermedia đều tập trung trước hết 
vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu và các thành phần tìm kiếm, dẫn đường; tiêu điểm là các 
công nghệ đặc biệt nhằm hạn chế các vấn đề về định hướng, dẫn đường đang tồn tại trong 
việc thao tác với các cơ sở dữ liệu thông qua các phương tiện cú pháp, ví dụ : tính trực 
quan của cấu trúc kết nối các nút thông tin thông qua các thẻ theo dõi. Các kinh nghiệm chỉ 
ra rằng với các phương tiện xây dựng hệ thống người ta chỉ có thể hạn chế các vấn đề mất 
phương hướng và “quá tải tri thức”. Trước việc lựa chọn tự khám phá, thao tác một cơ sở 
dữ liệu hoặc sử dụng một trình tự được xác đinh trước, đa số người học đều trọn phương 
thức thứ 2. 
Các khả năng mà hệ thống Hypertext/Hypermedia hỗ trợ việc tự học cho đến nay mới chỉ 
được sử dụng hợp lý trong rất ít trường hợp. Lý do là người học không được luyện tập 
trước khi sử dụng các chức năng của Hypertext, đồng thời sử dụng các chiến lược không 
tối ưu. 
4. Kết luận, các triển vọng phát triển 
Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay chỉ ra rằng, sự kỳ vọng ban đầu về khả năng hỗ 
trợ học tập và tiếp thu tri thức một cách khoa học của các hệ thống Hypertext/Hypermedia 
thường không thực tế và thái quá. Công nghệ máy tính tiên tiến không làm cho việc học 
tập thực sự không dễ dàng hơn mà nó chỉ hỗ trợ các hoạt động học tập phức tạp (theo 
Rouet, 2000). Đa số người học chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc này. Việc sử dụng 
một cách tự giác và hiệu quả những khả năng học tập sẵn có chưa mang lại thành công. 
Hiệu quả tích cực của việc tiếp thu tri thức có thể được tìm thấy một cách rõ nhất ở những 
người học có được những điều kiện học tập thích hợp (vd: có nền tảng kiến thức vững 
chắc, khả năng tư duy hợp lý, chiến lược học tập phù hợp..) (theo Jacobson & Spiro, 1994; 
Gerdes, 1997). Với những người học không có được nền tảng kiến thức vững chắc thì việc 
tìm hiểu những sự vật, hiện tượng thông qua các siêu văn bản cơ sỏ không được cấu trúc rõ 
ràng là rất khó khăn (theo Dee-Lucas & Larkin, 1995; Gerdes, 1997; Thalemann, 2000). 
Khả năng đáp ứng, thích nghi của các hệ thống Hypertext/Hypermedia với những đặc điểm 
cá nhân của từng người sử dụng có thể tác dụng tích cực và hỗ trợ cho việc học tập của họ. 
Tuy nhiên cho đến nay sự phát triển của các hệ thống Hypertext/Hypermedia có khả năng 
thích nghi như vậy còn gặp rất nhiều khó khăn. 
Tình hình nghiên cứu hiện nay 
Chúng ta có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu về Hypertext/Hypermedia từ trước đến nay 
đều gặp phải những trở ngại về mặt lý thuyết, nhận thức cũng như phương pháp, ví dụ: áp 
dụng các giả thuyết không hợp lý khi tiến hành thử nghiệm..Ngoài ra trong quá trình thiết 
Phụ lục 
 111
kế, những kiến thức nghiên cứu về học tập với những phương tiện, phương pháp mới, tính 
tương tác của người học với các phương tiện đó, kể cả những chỉ dẫn cho việc học tập với 
Hypertext/Hypermedia cũng như những tiêu chí đánh giá hiệu quả học tập trong trường 
học không được chú ý. Ở đây yêu cầu phải có những tiêu chi để đánh giá tính hợp lý cũng 
như hiệu quả khi sử dụng Hypertext/Hypermedia. Một khả năng đầy hưa hẹn là sự kết hợp 
các thông tin siêu văn bản trong một ngữ cảnh hướng mục tiêu “Goal-Based Scenario”. 
Vấn đề này được nêu ra trong một nghiên cứu mới của hai tác giả Zumbach và Reimann 
(1998). Trong “Goal-Based Scenario” người học sẽ thao tác, làm việc với các bài tập tổng 
hợp và theo các tình huống khác nhau. Các bài tập nêu ra đều hướng đến nhiệm vụ tiếp 
nhận tri thức mới cũng như rèn luyện kỹ năng. Phương pháp này không những tạo ra được 
động cơ học tập tích cực mà còn trợ giúp cho những người học có nền tảng kiến thức yếu 
có thể đạt được kết quả tốt nhất trong việc tự xây dựng cho mình những tri thức mới. 

File đính kèm:

  • pdfCong nghe day hoc.pdf
Bài giảng liên quan