Bài giảng Đại cương về khoa học quản lý

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ

1.1.VẬN DỤNG LÍ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG KHOA HỌC QUẢN LÍ

Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, lý thuyết hệ thống đã trở thành cơ sở quan trong cho việc nghiên cứu khoa học quản lý (QL). Lý thuyết hệ thống được xem xét với nhiều cách tiếp cận: Toán học, Sinh học, Ngôn ngữ học, Triết học Sau đây là cách tiếp cận Triết học để nghiên cứu khoa học quản lý.

1.1.1. Vấn đề

Mâu thuẫn được con người ý thức, có nhu cầu giải quyết và có thể giải quyết được là vấn đề. Muốn quản lý thành công cần nghiên cứu và phát hiện vấn đề. Xem xét vấn đề nên quan tâm đến các lưu ý sau:

-Phát hiện mâu thuẫn và ý thức được mâu thuẫn,

-Việc giải quyết mâu thuẫn là vừa sức với khả năng và điều kiện thực tế,

-Vấn đề xuất hiện khách quan chứ không phải hoàn toàn theo ý muốn chủ quan của con người.

1.1.2.Hệ thống là tập hợp của nhiều phần tử có những đặc điểm giống nhau, quan hệ với nhau, bị chi phối theo một quy tắc nào đó để trở thành một chỉnh thể, từ đó làm nên những thuộc tính mới của hệ thống và có cùng xu hướng vận động.

Các phần tử là các yếu tố có tính độc lập tương đối và quan hệ mật thiết với nhau tạo nên hệ thống. Ví dụ: Hệ thống giáo dục bao gồm nhiều bậc học, cấp học, nhiều đơn vị giáo dục (trường học, các cơ sở giáo dục ) có quan hệ với nhau; được phân chia theo tầng bậc với cơ cấu tổ chức hợp lý.

1.1.3.Môi trường của hệ thống là tập hợp của nhiều hệ thống tạo nên hoàn cảnh, điều kiện cho sự vận động của một hệ thống nhất định. Trong quá trình vận động của một hệ thống nào đó chịu sự chi phối của các hệ thống khác và bản thân hệ thống đó cũng ảnh hưởng, tương tác với các hệ thống khác (bị môi trường tác động hay tác động đến môi trường).

Một trường học muốn hoạt động tốt cần gắn kết với môi trường kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ (KT-XH, KH-CN), phải tăng cường các mối quan hệ để thích ứng hay đáp ứng được các yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của người học.

 

doc86 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đại cương về khoa học quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hông tin phải đầy đủ, tổng hợp 
Thông tin đầy đủ đòi hỏi phải cung cấp cho chủ thể quản lý những thông tin cần và đủ để có thể ra quyết định quản lý có cơ sở khoa học và tác động hữu hiệu đến đối tượng quản lý. Tính tổng hợp của thông tin bảo đảm cho chủ thể quản lý có thể xem xét đối tượng quản lý với toàn bộ tính phức tạp, đa dạng của nó, để điều chỉnh sự hoạt động của mình cho phù hợp với tình huống cụ thể.
3.4. Thông tin phải cô đọng, dễ hiểu 
Thông tin cô đọng, dễ hiểu đòi hỏi phải sắp xếp, tóm tắc, chỉnh lý trình bày những nội dung phong phú, đa dạng, phức tạp của thông tin trong những lập luận rõ ràng, súc tích dễ hiểu. Tính cô động, dễ hiểu phải thống nhất với nhau, nhưng không mâu thuẫn nhau, vì tính cô đọng đòi hỏi sự súc tích, còn tính dễ hiểu thì lại đòi hỏi phải phân tích, giải thích, lập luận rõ ràng. Tính cô đọng, dễ hiểu đòi hỏi thông tin cần có tính đơn nghĩa, tránh cách hiểu khác nhau, vì vậy nội dung của các khái niệm và thuật ngữ cần phải được thống nhất hóa, chính xác hóa.
3.5. Thông tin phải đảm bảo tính kinh tế 
Tính kinh tế đòi hỏi thông tin phải giúp ích cho việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của tổ chức bằng chi phí nhỏ nhất, hiệu quả nhất. Điều đó yêu cầu việc cung cấp thông tin phải chính xác, kịp thời, đầy đủ, thiết thực, thông tin phải mới và cần thiết cho người sử dụng để thực hiện nhiệm vụ được giao với chất lượng và hiệu quả cao.
4. QUY TRÌNH SỬ DỤNG THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ 
Quy trình sử dụng thông tin trong quản lý bao gồm các khâu, các bước, các công việc có liên quan chặc chẽ với nhau.
4.1. Xác định nhu cầu thông tin của các cấp quản lý, các khâu quản lý
Thông tin cần được tổ chức phù hợp với nhu cầu thông tin của các cấp, các khâu quản lý, bởi lẽ, mỗi cấp, mỗi khâu quản lý có phạm vi hoạt động nhất định và chỉ cần những thông tin có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được quy định.
Xác định nhu cầu thông tin của các cấp, các khâu quản lý là một sự cần thiết khách quan, hệ thống thông tin phải chọn lọc những thông tin thiết yếu cho từng cấp, từng khâu quản lý, tránh tình trạng các nhà quản lý phải làm việc trong điều kiện quá thiếu hoặc quá tải thông tin. Đồng thời tất cả các cấp, các khâu đều cần được cung cấp thường xuyên những thông tin thuộc thẩm quyền của mình, tránh tình trạng cấp này, khâu này thì được cung cấp nhanh, cấp khác, khâu khác thì cung cấp chậm hoặc không được cung cấp.
4.2. Xây dựng và tổ chức nguồn tin
Thông tin phải xuất phát từ những sự kiện, những hoạt động cụ thể, nói cách khác là nó phải có nguồn, có điểm xuất phát. Việc xây dựng và tổ chức các nguồn tin sẽ gúp cho tổ chức chủ động đảm bảo thường xuyên những thông tin theo yêu cầu của công tác quản lý đặt ra. Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp vì nó liên quan đến nhiều cấp, nhiều khâu, nhiều hoạt động, nhiều người trong và ngoài tổ chức.
Có nhiều cách xây dựng và tổ chức nguồi tin. Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý người ta thường xây dựng và tổ chức 3 loại nguồn tin sau: 
- Nguồn tin từ các loại công văn đến và công văn đi;
- Nguồn tin từ tài liệu, sách, báo, tạp chí, phát thanh và truyền hình;
- Nguồn tin truyền miệng: bằng trực tiếp trao đổi hoặc qua điện thoại.
4.3. Tổ chức thu nhập thông tin
Tổ chức thu thập thông tin là hình thành hệ thống các kênh thông tin bên ngoài và bên trong tổ chức, trực tiếp hay gián tiếp qua các nút tin trung gian. 
Có nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để thu thập thông tin như:
+ Tổ chức tốt công tác hành chính - văn thư - tổng hợp trong quản lý tổ chức.
+ Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ theo quy định.
+ Tổ chức hội nghị, hội ý, trực báo, giao ban.
+ Tổ chức đi kiểm tra, quan sát trực tiếp các hoạt động của tổ chức.
+ Nghe phản ánh bằng cách trao đổi trực tiếp hay qua điện thoại, điện tín v.v.
4.4. Nghiên cứu xử lý thông tin
Đây là khâu quan trọng và khó khăn, phức tạp nhất của quá trình thông tin. Trong thực tiễn công việc này thường chủ yếu do các bộ phận và các cán bộ tham mưu giúp việc cho lãnh đạo hay do bản thân những người lãnh đạo, quản lý trực tiếp thực hiện. Thực chất của xử lý thông tin là trình tự các bước tác động vào thông tin nhằm rút ra những thông tin mới cần thiết cho quá trình quản lý. Quá trình này gồm hai giai đoạn:
4.4.1. Phân tích thông tin
Đây là công việc kiểm tra, tổng hợp, phân tích, đánh giá, chỉnh lý tài liệu số liệu thu thập được. Yêu cầu của công tác này là phải làm cho tài liệu, số liệu nói lên được tình hình, kết quả của các hoạt động thực tế một cách trung thực để xác định đúng bản chất của các sự việc, các hoạt động mà tài liệu, số liệu thông tin báo cáo đã phản ánh.
Để đạt được yêu cầu trên, phải tiến hành một số việc cụ thể sau:
+ Kiểm tra tính chính xác, tính hợp lý của các tài liệu, số liệu
+ Hệ thống hóa, tổng hợp số liệu, tài liệu theo từng vấn đề, từng lĩnh vực
+ Đánh giá, chỉnh lý và chính xác hóa các số liệu, tài liệu.
Đây là một công việc có tính chất nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ kiến thức nghiệp vụ nhất định mới có thể giải quyết tốt được.
4.4.2. Xử lý thông tin
Xử lý thông tin gắn liền với việc nghiên cứu phân tích thông tin. Thực chất của xử lý thông tin là dựa trên cơ sở phân tích số liệu, tài liệu phản ánh tình hình và kết quả các hoạt động thực tế người xử lý thông tin đưa ra các phương án, các tác động quản lý và quyết định lựa chọn phương án hay tác động tối ưu nhất.
Việc xử lý có hai cấp độ: nếu việc đưa ra các phương án, các tác động quản lý là sáng kiến của của những đơn vị, bộ phận, cán bộ tham mưu giúp việc thì nó được thực hiện dưới hình thức là những đề nghị, kiến nghị (bằng văn bản hay bằng miệng); nếu nó là của bản thân những người lãnh đạo thì nó sẽ được thực hiện dưới hình thức là những quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh, phương án được ban hành.
4.5. Cung cấp và phổ biến thông tin 
Muốn cung cấp và phổ biến thông tin cần xác định rõ nhu cầu thông tin của các cấp quản lý, các khâu quản lý. Yêu cầu của vấn đề này là đáp ứng nhu cầu phục vụ kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, bằng các hình thức thích hợp. Trong quá trình cung cấp và phổ biến thông tin cần trả lời các câu hỏi: 
+ Cung cấp và phân phối thông tin gì ? (nội dung)
+ Cung cấp và phân phối thông tin cho ai ? (đối tượng)
+ Cung cấp và phân phối thông tin lúc nào ? (thời gian)
+ Cung cấp và phân phối thông tin như thế nào ? (hình thức)
+ Xác định những thông tin đó có thể khai thác ở đâu ? (nguồn tin).
4.6. Bảo quản và lưu trữ thông tin
Mục đích của bảo quản và lưu trữ là để bảo đảm cho tài liệu thông tin không bị hư hỏng, mất mát, phục vụ cho công việc khai thác hàng ngày và lâu dài. Do vậy, bảo quản và lưu trữ thông tin phải đảm bảo các yêu cầu: 
- Bảo quản và lưu trữ cẩn thận, khoa học bằng những phương tiện thích hợp với từng loại tài liệu có đặc tính kỹ thuật khác nhau;
- Phải được sắp xếp ngăn nắp, trật tự, tránh mọi nhầm lẫn, mất mát, đảm bảo sao cho có thể cung cấp đầy đủ khối lượng thông tin cần thiết với thời gian nhanh nhất cho người sử dụng.
- Bảo quản và lưu trữ thông tin trong các cơ quan đơn vị phải theo đúng nghiệp vụ và quy định của pháp luật.
5. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ 
5.1. Chất lượng thông tin trong quản lý 
Thông tin giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý, nhưng làm thế nào để thông tin có hiệu quả là vấn đề không đơn giản. Muốn thông tin có hiệu quả thì chất lượng thông tin phải cao và việc tổ chức hệ thống thông tin phải hợp lý. Chất lượng thông tin quyết định hiệu quả quá trình quản lý. Vậy chất lượng thông tin là gì? Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời. 
Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì chất lượng thông tin là mức độ thỏa mãn nhu cầu về thông tin của những người sử dụng nó. Chất lượng thông tin thể hiện ở các mặt sau: mức độ thời sự, mức độ kịp thời, mức độ chính xác, mức độ đầy đủ, mức độ kinh tế v.v...
Các mặt mức độ kể trên của thông tin chính là các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thông tin. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thường là: tiến độ khoa học kỹ thuật, trình độ năng lực của con người, công nghệ, môi trường, phương pháp tổ chức hệ thống thông tin trong tổ chứuc v.v...
5.2. Nâng cao chất lượng thông tin trong quản lý 
Mục tiêu của hoạt động quản lý, sự phát triển của thông tin và công nghệ thông tin đòi hỏi chất lượng của thông tin trong quản lý phải càng ngày càng được nâng cao.
Phương pháp cơ bản để nâng cao chất lượng thông tin được chú ý là:
- Đầu tư công nghệ kỹ thuật mới; 
- Đào tạo và sử dụng con người;
- Tổ chức hệ thống thông tin khoa học;
- Có cơ chế, quy chế đầy đủ, rõ ràng về công tác thông tin;
- Có chế độ trách nhiệm và quyền lợi cho những người liên quan đến hoạt động thông tin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ TS. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn: Các học Thuyết quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, H - 1996
2/ Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa khoa học quản lý: Giáo trình Khoa học quản lý (tập1), Nxb Khoa học và kỹ thuật, H - 2001.
3/ TS. Nguyễn Thanh Hội, TS Phan Thăng: Quản trị học, Nxb Thống kê, 1999.
4/ Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa khoa học quản lý: Giáo trình Khoa học quản lý (2 tập), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2001.
5/ Học viện Hành chính quốc gia: Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước. Nxb Lao độn, Hà Nội, 1997
6/ Học viện hành chính quốc gia, Viện nghiên cứu Hành chính: Một số thuật ngữ hành chính, Nxb thế giới, H - 2000.
7/ Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý: Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Thống kê 1999.
8/ Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, 2001.
9/ TS Nguyễn Thị Liên Diệp: Quản trị học, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 1994.
10/ TS. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn: Các học Thuyết quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
 11/ Nguyễn Minh Đạo: Cơ sở của khoa học quản lý. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.
12/ TS. Nguyễn Thanh Hội, TS Phan Thăng: Quản trị học, Nxb Thống kê, 1999.
13/ Harol Koontz: Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1993.

File đính kèm:

  • docQuan ly hoc dai cuong.doc
Bài giảng liên quan