Bài giảng Đại lí Lớp 8 - Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Sự phát triển địa hình lãnh thổ nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố và trải qua các giai đoạn phát triển lâu dài trong môi trường nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do đó địa hình là thành phần cơ bản và bền vững của cảnh quan. Địa hình Việt Nam có đặc điểm chung gì? Mối quan hệ qua lại giữa con người và địa hình đã làm bề mặt địa hình thay đổi như thế nào? Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đại lí Lớp 8 - Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN 2TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖIChào mừng Quý Thầy Cô và các em Học sinhSự phát triển địa hình lãnh thổ nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố và trải qua các giai đoạn phát triển lâu dài trong môi trường nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do đó địa hình là thành phần cơ bản và bền vững của cảnh quan. Địa hình Việt Nam có đặc điểm chung gì? Mối quan hệ qua lại giữa con người và địa hình đã làm bề mặt địa hình thay đổi như thế nào? Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay. BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAMDựa vào hình 28.1 cho biết lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền có các dạng địa hình nào?Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất?Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta.Hoạt động 1: Cá nhân: BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:Nhóm 1,2: Quan sát hình 28.1 và SGK cho biết: Đồi núi chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ?Địa hình dưới 1000m chiếm bao nhiêu %? Núi cao trên 2000m chiếm bao nhiêu %?Xác định các đỉnh Phan-xi-păng, Tây Côn Lĩnh, Tam Đảo, Ngọc LinhNhóm 3,4: Quan sát hình 28.1 và SGK cho biết: Đồng bằng chiếm bao nhiêu phần diện tích? Nêu tên 2 đồng bằng lớn nhất? Xác định trên lược đồ.Đồng bằng miền Trung có đặc điểm gì? Tìm trên hình 28.1 các dãy núi đâm ngang ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của đồng bằng miền Trung Dãy Hoàng Liên SơnTam Đảo BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:	Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%.	Núi cao trên 1000m chỉ chiếm 1%.Địa hình đồi núi quan trọng nhất vì:Đồi núi chiếm tới ¾ lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất. Ngay ở đồng bằng châu thổ ta cũng bắt gặp các đồi núi sót nhô cao trên mặt đồng bằng ( núi Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, Sầm Sơn, Bà Đen, Bảy Núi).Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan chung: sự xuất hiện các đai cao tự nhiên theo địa hình (đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt đới núi trung bình, đai ôn đới núi cao).Đồi núi ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế- xã hội. Vùng đồi núi có những thế mạnh riêng về kinh tế, khai thác khoáng sản, xây hồ thủy điện, trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển du lịch sinh thái nhưng đồi núi cũng có nhiều khó khăn trở ngại về đầu tư phát triển kinh tế, giao thông vận tải Do vậy miền đồi núi nước ta vẫn còn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống vất vả hơn các vùng khác. Lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40.000 km2) và đồng bằng sông Hồng (15.000 km2) BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:	Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%.	Núi cao trên 1000m chỉ chiếm 1%.- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích. Đèo Hải Vân (trên dãy Bạch Mã)Câu hỏi: Dựa vào lịch sử địa chất Việt Nam, em hãy cho biết tại sao có thể nói địa hình nước ta là địa hình được trẻ hóa trong Tân kiến tạo?  Trả lời:  Núi non , sông ngòi được trẻ lại. -Các núi trẻ với độ cao lớn: Hoàng Liên Sơn (3143 m), Kiều Liêu Ti (2402 m), Tây Côn Lĩnh (2419 m)  -Nhiều thung lũng hẹp sâu: Thung lũng sông ĐàĐịa hình cao nguyên badan với các đứt gãy sâu tại Nam Trung Bộ.Vùng sụt lún với đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.Hoạt động 3: Cá nhân: BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:Vận động tạo núi ở giai đoạn Tân kiến tạo làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.Sự nâng cao với biên độ lớn điển hình: Hoàng Liên Sơn( PhanXiPăng, Phu Luông)Sự cắt xẻ sâu của dòng nước, điển hình thung lũng sông Đà, sông MãĐịa hình cao nguyên badan cạnh các đứt gãy sâu Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.-Sự sụt lún sâu, rộng tạo điều kiện hình thành các đồng bằng trẻ sông Hồng, sông Cửu Long, vịnh Hạ Long.Sự phân tầng của địa hình Việt Nam:Khu Việt Bắc, khu Đông Bắc, khu đồng bằng Bắc Bộ. Thềm lục địa BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:Sự phân bố của các bậc địa hình như đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa thấp dần từ nội địa ra biển.Câu hỏi: Dựa vào hướng các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều cho biết địa hình nước ta có mấy hướng chính? Có 2 hướng chính: Tây Bắc- Đông Nam và hướng cánh cung,- Địa hình nước ta có hai hướng chính: Tây Bắc- Đông Nam và hướng vòng cung BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:Hoạt động 4: Nhóm:Nhóm 1,2: Nêu những tác động của khí hậu, dòng nước đến địa hình? Nhóm 3,4: Nêu sự tác động của con người đến địa hình BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người -Tính chất nhiệt đới gió mùa: đất đá trên bề mặt bị phong hoá mạnh mẽ; các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.-Tác động của con người: Phá núi, lấp hồ, phá rừng, xây hồ thủy điện, công trình kiến trúc, giao thôngCâu hỏi: Theo em, việc phá hủy rừng có thể ảnh hưởng gì đến địa hình? Em làm gì để bảo vệ rừng? Trả lời: Mưa lũ xói mòn, rửa trôi đất - Hiện tượng cắt xẻ, xâm thực địa hình - thảm họa về núi lở, đất trượt Trồng rừng – Tố giác kẻ phá hoại rừng. 3. CỦNG CỐ VÀ BÀI TẬP:  Đánh dấu (×) vào một ô  mà theo em là đúng nhất.Câu 1: Các dạng địa hình cơ bản thường thấy ở Việt Nam là:  a) Địa hình đồng bằng phù sa trẻ.  b) Địa hình cacxtơ, địa hình cao nguyên badan.  c) Địa hình nhân tạo: đường sá, đê điều, hồ đắp.  d) Tất cả các câu trên đều đúng.Câu 2: Hướng địa hình chính của nước ta là:  a) Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng cánh cung.  b) Hướng Đông Bắc – Tây Nam và hướng cánh cung.  c) Hướng Bắc – Nam và hướng cánh cung.  d) Hướng Tây – Đông và hướng cánh cung.  Đánh dấu (×) vào một ô  mà theo em là không phù hợp.Câu hỏi: Địa hình nước ta đa dạng, đồi núi là dạng địa hình quan trọng vì:  a) Đồi núi chiếm ¾ diện tích, là dạng phổ biến nhất.  b) Đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan  c) Đồi núi phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau thấp dần ra biển.  d) Đồi núi ảnh hưởng tới phát triển kinh tế – xã hội4. DẶN DÒChuẩn bị Atlat địa lí Việt Nam.Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về đồi núi, đồng bằng, biển Việt Nam.Xem trước bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH

File đính kèm:

  • pptbai giang lich su.ppt
Bài giảng liên quan