Bài giảng Đại số Lớp 8 - Tiết 57: Ôn tập chương 3

1/ Lập phương trình :

Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.

Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

2) Giải phương trình

3) Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thoã mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không rồi kết luận

 

ppt10 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 09/04/2022 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số Lớp 8 - Tiết 57: Ôn tập chương 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ ĐẾN DỰ TIẾT HỌC *****  CHÚC CÁC EM HỌC TỐT 
KTBC : * HS1: Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn ?* BT: Khoanh tròn con chữ cái của câu trả lời đúng nhất ?1) Phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn :a) 3x – 1 = 3x + 2 b) c) 3x - 4 = 0 d) 5x – 4 = 2x + 12) Phương trình 3x – 2 = - 2 có tập nghiệm là :a) S = {1} b) S ={ 0 } c)S = {-1} d) Cả 3 câu trên đều sai 3) Phương trình có ĐKXĐ là :a) x 0 b) x 2 c) x - 2 d) x 0, x 2 4) S = {-1} là tập nghiệm của phương trình nào sau đây : a) (x –1)(x+1) = 0 b) (x +1) = 0 c) x + 1 = 0 d) -2x = -2  * HS2: Nêu các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ? 
BT: Giải phương trình sau : 
Giải : ĐKXĐ: x 2 và x 0 
 ( loại ) hoặc x = -1(TMĐK) 
Vậy phương trình có tập nghiệm là S = { -1} 
2/ BÀI MỚI 
Tiết 57 : ÔN T ẬP CHƯƠNG III ( TT ) 
1/ Lập phương trình : 
Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số . 
Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết . 
Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng . 
2) Giải phương trình 
3) Trả lời : Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình , nghiệm nào thoã mãn điều kiện của ẩn , nghiệm nào không rồi kết luận 
I) Lý thuyết 
* Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình : 
II) Bài tập : 
Bài 54/34sgk Một ca nô xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 4 giờ và ngược dòng từ bến B về bến A mất 5 giờ . Tính khoảng cách giữa hai bến A và B, biết rằng vận tốc của dòng nước là 2 km/h. 
 Ca nô xuôi dòng ( t = 4 h) Ca nô ngược dòng ( t = 5 h ) 
A B 
 V = 2 ( km/h ) 
? 
V(km/h ) 
 t (h) 
 S (km) 
Canô xuôi dòng 
Canô khi nước yên lặng 
Canô ngược dòng 
x + 2 
x - 2 
(x + 2).4 
(x - 2).5 
4 
5 
x 
Phương trình : ( x + 2) .4 = ( x – 2 ) .5 
Giải : 
Gọi vận tốc của canô khi nước yên lặng là x ( km/h) ( Đk : x > 2 ) 
Vận tốc canô khi đi xuôi dòng là x + 2 (km/h) 
Vận tốc canô khi đi ngược dòng là x - 2 (km/h) 
Vì quãng đường canô đi xuôi dòng và quãng đường canô đi ngược dòng bằng nhau nên ta có phương trình : 
 ( x + 2) .4 = ( x – 2 ) .5 
 4x + 8 = 5x – 10 
 4x – 5x = -10 – 8 
 - x = - 18 
 x = 18 ( thoã mãn điều kiện ) 
Vậy vận tốc của canô khi nước yên lặng là 18 ( km/h) , vận tốc canô xuôi dòng là 18 + 2 = 20(km/h). Khoảng cách AB là :20.4 = 80(km) 
BÀI TẬP THÊM : Hai ôtô khởi hành từ hai địa điểm Avà B ngược chiều nhau.Xe đi từ A có vận tốc 30km/h, xe đi từ B có vận tốc 20 km/h. Nếu xe đi từ B khởi hành sớm hơn xe đi từ A là 2 giờ thì hai xe gặp nhau ở địa điểm cách đều A và B.Tìm độ dài quãng đường AB. 
v = 30 (km/h) M (km/h) 20 = v 
A B 
 t > t 2 giờ 
? 
V(km/h ) 
 t (h) 
 S (km) 
Ôtô ( từ A) 
Ôtô ( từ B) 
30 
20 
* Gọi quãng đường AB là x 
Ta có phương trình : 
* Hãy bổ sung vào chỗ “... “ để lời giải bài toán trên đựợc hoàn chỉnh ? 
Giải : 
Gọi độ dài quãng đường AB là x( km), ................. 
Vì hai xe gặp nhau ở địa điểm cách đều A và B nên quãng đường đi được của mỗi xe là ............. 
........................................................................ ... là : 
Thời gian đi ½ quãng đường AB xe đi từ B là .............. 
Theo đề bài ta có phương trình : ................... 
Vậy quãng đường AB là ........................ 
Với x > 0 
Thời gian đi ½ quãng đường AB xe đi từ A 
2x 
240 
3x 
240 
2x 
TMĐK 
240 (km) 
*DẶN DÒ : 
 Làm BT 64 ;68;71/ SBT 
 Ô n t ập lý thuyết và bài tập chương III 
 Chuẩn bị kiểm tra chương III 
B ài tập thêm : 
Năm nay tuổi cha An gấp 3 lần tuổi An , biết rằng 14 năm nữa thì tuổi cha An chỉ còn gấp 2 lần tuổi An. Hỏi năm nay cha An bao nhiêu tuổi ? 
Gợi ý 
Gọi tuổi của An năm nay là x 
 biểu diễn tuổi cha An năm nay 
 biểu diễn tuổi An, tuổi cha An sau 14 năm . 
 Lập phương trình biểu thị mối quan hệ tuổi cha và tuổi An sau 14 năm . 
Tiết học kết thúc , chúc các em học giỏi , vui , khoẻ 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dai_so_lop_8_tiet_57_on_tap_chuong_3.ppt