Bài giảng dành cho đối tượng kết nạp Đảng - Bài 5: Phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam - Nguyễn Đức Thanh

Nội dung bài giảng: gồm 4 phần

- Phần thứ nhất: Đặt vấn đề

- Phần thứ hai : Điều kiện để xét được kết nạp vào Đảng.

- Phần thứ ba : Phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Phần thứ tư: Thủ tục kết nạp đảng viên

ppt37 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng dành cho đối tượng kết nạp Đảng - Bài 5: Phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam - Nguyễn Đức Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
y dựng Chủ nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa Cộng sản.	- Cái được lớn nhất khi vào Đảng là được phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, được Đảng và nhân dân tin cậy, yêu mến.	- Trong quá trình phấn đầu vào Đảng, việc xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn là điều có ý nghĩa quyết định. Đảng chỉ kết nạp những người thực sự giác ngộ về mục đích, lý tưởng cách mạng, không thu nhận vào hàng ngũ mình những người mang động cơ thiếu trong sáng, lệch lạc; càng không để cho các phần tử cơ hội lọt vào Đảng.	- Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn hiện nay có ý nghĩa quan trọng.	2. Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng. 	- Bản lĩnh chính trị thể hiện ở nhận thức đúng đắn và kiên định mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn; trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu.	- Để có bản lĩnh chính trị vững vàng, người phấn đấu vào Đảng cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giữ vững niềm tin. Trước khó khăn thử thách không nao núng tinh thần, không mất phương hướng chính trị và thái độ, chính kiến rõ ràng, kiên định.	- Bản lĩnh chính trị được hình thành chủ yếu bằng nỗ lực của bản thân trong quá trình học tập, nắm vững lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng. Tích cực học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, làm giàu vốn hiểu biết của mình. Bản lĩnh chính trị được rèn luyện qua hoạt động thực tiễn.	- Cùng với rèn luyện bản lĩnh chính trị, cần thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng. Có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.	- Nội dung xây dựng phẩm chất đạo đức cách mạng (đọc bài số 4: Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Phần 4: Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay và Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14.5.2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh).	3. Nâng cao năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 	- Đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phần đấu trở thành người sản xuất, công tác, chiến đấu và học tập giỏi. Để xứng đáng với vai trò tiền phong, gương mẫu “đảng viên đi trước, làng nươc theo sau” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.	- Để trở thành đảng viên, người đang phấn đấu vào Đảng cần hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác của mình và nhiệm vụ được tổ chức đảng, đoàn thể giao cho, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao. Đó là điều kiện chủ yếu để quần chúng tin cận giới thiệu và tổ chức đảng xem xét kết nạp và Đảng.	- Người đang phấn đầu vào Đảng cần nhiệt tình, say sưa, miệt mài trong học tập, công tác; không ngừng nâng cao tri thức và nâng cao năng lực thực tiễn, tự thân vận động, không ngừng học hỏi	4. Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, công tác xã hội. 	- Muốn trở thành đảng viên, người phấn đấu vào đảng phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, với đồng nghiệp, bạn bè trong đơn vị công tác, với bà con làng xóm, khối phố; tôn trọng, chia sẻ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.	- Qua hoạt động đoàn thể, người phấn đấu vào Đảng, thể hiện vai trò, khả năng lãnh đạo, tập hợp quần chúng, phát huy tính tiền phong, gương mẫu, những phẩm chất cần thiết để trở thành đảng viên của Đảng.	- Người muốn vào Đảng càng phải chú trọng mở rộng quan hệ xã hội và tích cực tham gia công tác xã hội, gương mẫu và vận động gia đình, người thân tham gia các phong trào, các hoạt động đoàn thể, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc; chống tệ nạn xã hội, quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.5. Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở. (Đọc tài liệu trang 125 - 126)PHẦN THỨ TƯTHỦ TỤC KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN	1. Đơn xin vào Đảng. 	Người xin vào Đảng phải tự viết đơn trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng. 2. Lý lịch người vào Đảng. - Người xin vào Đảng tự khai lý lịch của mình đầy đủ, rõ ràng, trung thực và phải chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có điều gì không hiểu và không nhớ rõ thì phải báo cáo với chi bộ. - Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng: cấp uỷ cơ sở phải thẩm tra kết luận về lý lịch của người vào Đảng và ghi ý kiến nhận xét, ký tên, đóng dấu.- Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng phải được tiến hành đầy đủ, chặt chẽ, khách quan, trung thực những nội dung đã khai trong lý lịch. - Phải thẩm tra lý lịch đối với người vào Đảng; đối với cha, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ; vợ hoặc chồng; đối với anh chị em ruột, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng. Nếu ông bà nội, ngoại; chú, bác, cô, dì, cậu ruột có nghi vấn về vấn đề chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.3. Đảng viên chính thức giới thiệu người vào Đảng.- Đảng viên chính thức giới thiệu người vào Đảng phải cùng công tác với người đó trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi đảng bộ, chi bộ cơ sở trong thời gian ít nhất một năm.- Nếu đảng viên giúp đỡ người vào Đảng chuyển công tác, thay đổi chỗ ở đến đảng bộ cơ sở khác thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ vào Đảng được liên tục (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm). - Đảng viên chính thức được giới thiệu người vào Đảng phải bằng văn bản, trong đó cần nhận xét lỳ lịch, chú trọng đến phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng của người xin vào Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đó, tiếp tục giúp đỡ người vào Đảng có đủ điều kiện trở thành đảng viên chính thức.- Nơi có tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được một đảng viên chính thức và được Ban Chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu.- Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được một đảng viên chính thức và được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu.	4. Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng. 	Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở xem xét ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng. Đối với tổ chức cơ sở đoàn ở những đơn vị lớn, hoạt động trên địa bàn rộng, được cấp uỷ cơ sở đồng ý và ban chấp hành đoàn cơ sở uỷ quyền thì ban thường vụ đoàn cơ sở được ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng.	Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên vào Đảng phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ ưu khuyết điểm của đoàn viên, số uỷ viên tán thành, số uỷ viên không tán thành giới thiệu đoàn viên vào Đảng; trách nhiệm về những lời giới thiệu và tiếp tục giáo dục bồi dưỡng người vào đảng trở thành đảng viên chính thức.	5. Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể quần chúng về người xin vào Đảng.	Tiến hành việc này phải chu đáo, chặt chẽ, khách quan, bằng các hình thức phù hợp. Lấy ý kiến của Ban Chấp hành các đoàn thể nơi làm việc, thuộc phạm vi của chi bộ của người xin vào Đảng là thành viên.	Chi uỷ tổ nơi có người xin vào Đảng đang làm việc, lấy ý kiến trực tiếp hoặc gửi phiếu lấy ý kiến chi uỷ hoặc chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) nơi ở của người xin vào Đảng. 	Chi uỷ tổng hợp ý kiến của tổ chức đoàn thể nơi làm việc, nơi ở của người xin vào Đảng báo cáo chi bộ. Nội dung báo cáo cần: Nêu rõ ý kiến nhận xét của quần chúng, về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng, số quần chúng tán thành và số không tán thành kết nạp người đó vào Đảng. 	6. Nghị quyết của chi bộ xét và đề nghị kết nạp người vào Đảng.	Căn cứ vào những thủ tục đã trình bày ở trên, đối chiếu với tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp đảng viên, chi bộ xem xét biểu quyết và đề nghị kết nạp người vào Đảng.	Nếu được 2/3 số đảng viên chính thức trở lên tán thành kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp trên xét quyết định.	Nội dung Nghị quyết gồm: Kết luận của chi bộ về lý lịch, ý thức giác ngộ chính trị, ưu khuyết điểm về phẩm chất, lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng  của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành, lý do không tán thành. 	7. Nghị quyết của cấp uỷ cơ sở đề nghị kết nạp người vào Đảng.	Ban Thường vụ hoặc thường trực (nơi chưa có ban thường vụ) cấp uỷ cơ sở kiểm tra lại lý lịch của người vào Đảng và các văn bản do cấp dưới gửi lên.	Tập thể đảng uỷ cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được 2/3 số cấp uỷ viên trở lên tán thành thì đảng uỷ cơ sở ra nghị quyết đề nghị cấp trên xét kết nạp người vào Đảng.	Nếu đảng uỷ cơ sở được cấp uỷ cấp trên trực tiếp uỷ quyền quyết định kết nạp người vào Đảng thì cấp uỷ cơ sở đó ra quyết định kết nạp đảng viên.	Đối với đảng bộ, chi bộ cơ sở đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ hợac đảng uỷ trực thuộc Trung ương không được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì đảng uỷ, chi bộ đó phải gửi văn bản đề nghị xét kết nạp người vào Đảng lên Ban Tổ chức cấp ủy tỉnh, thành hoặc đảng uỷ trực thuộc Trung ương để thẩm tra, báo cáo với ban thường vụ cấp uỷ để xét và ra quyết định kết nạp đảng viên. 	8. Quyết định của cấp uỷ có thẩm quyền chuẩn y kết nạp đảng viên. 	Ban Tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng (cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp đảng viên) sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp uỷ cơ sở, tiến hành thẩm tra lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí uỷ viên thường vụ cấp uỷ để các đồng chí đó nghiên cứu. 	Ban thường vụ cấp uỷ họp xét duyệt, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì phải được ít nhất 2/3 cấp uỷ viên đương nhiệm đồng ý, mới được ra quyết định kết nạp đảng viên.	Trường hợp người xin vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị, không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp uỷ đó (theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo Ban Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc đảng uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý (bằng văn bản) thì cấp uỷ có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp.	Hồ sơ thủ tục xem xét kết nạp lại đảng viên cũng thực hiện đầy đủ theo trình tự nói trên./.

File đính kèm:

  • pptPhan dau tro thanh Dang vien.ppt
Bài giảng liên quan