Bài giảng Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng thông qua các phương pháp dạy học tích cực

I) Mức độ về kiến thức kỹ năng

1) Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình SGK. đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực ở cấp cao hơn.

2) Về kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành, có kỹ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,

 

ppt7 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng thông qua các phương pháp dạy học tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng thông qua các phương pháp dạy học tích cựcI) Mức độ về kiến thức kỹ năng 1) Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình SGK. đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực ở cấp cao hơn.2) Về kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành, có kỹ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ, 1) Nhận biết 4) Phân tích 2) Thông hiểu 5) đánh giá 3) Vận dụng 6) Sáng tạo - Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây. Nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp. - Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật hiện tượng, giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật hiện tượng. - Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức biết sự dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết vấn đề. * Các mức độ cần đạt được về kiến thức.II) Tổ chức dạy học theo chuẩn KTKN của môn học đối với cấp THCS1) Mối quan hệ giữa chuẩn KTKN với SGK. ? Trong quá trình giảng dạy thì giáo viên cần sử dụng tài liệu nào? Mối quan hệ giữa các tài liệu đó. Tài liệu nào làm cơ sở pháp lí?- Khi sử dụng SGK để chuẩn bị kế hoạch bài giảng, giáo viên cần căn cứ chuẩn KTKN quy định trong chương trình môn học, xác định trọng tâm KTKN để thiết kế bài giảng phù hợp với khả năng của học sinh.- Nếu gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa SGK và chương trình GDPT thì lấy căn cứ ở chương trình GDPT- Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, ra đề thi, cần căn cứ vào chuẩn KTKN của chương trình môn học để đặt câu hỏi, ra đề theo định hướng, yêu cầu học sinh năm vững bản chất kiến thức, có kỹ năng tư duy độc lập, biết vận dụng kiến thức sáng tạo để giải quyết vấn đề.- Nếu gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa SBT và SGK thì lấy SGK làm căn cứ giảng dạy, học tập.2) Sử dụng Chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu bài dạy, tiết dạy, lựa chọn kiến thức dạy họca) Vị trí: Xác định đúng mục tiêu bài dạy có vai trò quyết định thành công của bài dạy, tiết dạy.b) Một số lưu ý: - Khi xác định mục tiêu bài học, GV phải hình dung sau khi dạy xong bài đó học sinh phải có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào.- Lấy trình độ HS chung của cả lớp làm căn cứ, phân hoá đối với những nhóm HS có những trình độ kiến thức tư duy khác nhau.- Nếu xác định mục tiêu càng cụ thể, càng sát hợp với yêu cầu của chương trình thì việc đánh giá của thầy và trò càng chính xác, nhằm điều chỉnh cách dạy và học được tốt hơn.c) Quy trình xác định mục tiêu bài dạy, tiết dạy.B1: Căn cứ vào phân phối chương trình chi tiết xem bài dạy, tiết dạy;B2: Đối chiếu với chương trình xem bài dạy nằm trong chủ đề nào;B3: Căn cứ vào nội dung chính của bài trong SGK đối chiếu xem nó thuộc chủ đề chủ điểm nào trong chương trình.B4: Đối chiếu các chuẩn KTKN cần đạt nêu trong chủ đề, chủ điểm để xác định mục tiêu cụ thể của bài dạy, tiết dạy.B5: Căn cứ vào mục tiêu chính để chọn các nội dung và xác định mục tiêu của từng nội dung để có thể đạt được mục tiêu bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh của lớp.3) Tổ chức dạy học bám sát theo chuẩn KTKN của môn học.- Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng để thiết kế bài giảng; mục tiêu của bài giảng là đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức kỹ năng; đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc vào SGK; mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.- Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. Chú trọng rèn luyện pp tư duy năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi và thái độ tự tin trong học tập cho HS.Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và - HS, giữa HS và HS; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS..- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thức tiển cuộc sống.- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học, quan tâm đến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.- Dạy chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập.4) Cấu trúc của một giáo án:Tên bài:......................Tiết:.......( theo ppctr)A) Mục tiêu: 	1. Kiến thức	2. Kỹ năng	3. Thái độB) Chuẩn bi: 1. Giáo viên	 2. Học sinh	 3. Gợi ý ứng dụng CNTT và các phương tiện dạy họcC) Tổ chức các hoạt động học tập HĐ 1:........	 HĐ2:.......	 ................D) Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • pptTai lieu chuan GV 2013.ppt