Bài giảng Di truyền y học

CHƯƠNG I

CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ VÀ CẤP ĐỘ TẾ BÀO.

CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Ở NGƯỜI VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC.

CHƯƠNG III

SỰ DI TRUYỀN ĐƠN GEN VÀ ĐA GEN Ở NGƯỜI.

CHƯƠNG IV

BỆNH HỌC NST VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.

CHƯƠNG V

BỆNH HỌC PHÂN TỬ

CHƯƠNG VI

NGUYÊN TẮC CHẨN ĐOÁN - ĐIỀU TRỊ VÀ LỜI KHUYÊN

DI TRUYỀN

 

ppt103 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Di truyền y học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
; có tinh hoàn.- Tính ái nam ái nữ là do tinh hoàn không đảm bảo được đầy đủ sự nam hoá hoặc là do những chất tiếp nhận androgen không cảm ứng, hoặc trong cơ thể bài tiết một chất nữ hoá.- Dị tật có thể xảy ra ở cơ quan sinh dục bên trong cũng như bên ngoài với nhiều hình thái khác nhau: + Nam có tử cung. + Chứng vú to và lỗ đái thấp. + Loạn tuyến sinh dục hỗn hợp.2.6.2. Lưỡng giới thực.- Tuyến sinh dục: có thể mang hai loại cơ quan sinh dục nam và nữ. Thường gặp 3 kiểu: + Lưỡng giới xen kẻ: một bên có buồng trứng, bên kia có tinh hoàn. + Lưỡng giới hai bên: cả hai bên đều có tuyến hỗn hợp buồng trứng và tinh hoàn + Lưỡng giới một bên: một bên là buồng trứng hay tinh hoàn, bên kia là tuyến hỗn hợp.- Cơ quan sinh dục: hình thái ái nam ái nữ gặp ở nhiều mức độ khác nhau. III. Bất thường NST trong ung thư.- Ung thư là hiện tượng tăng sinh của một hoặc một nhóm tế bào.- Ung thư có thể tác động đến bất kì một tế bào nào và bất kì một cơ quan nào.- Một di căn là một tế bào ung thư di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác của cơ thể, làm tổ và khởi phát một ung thư khác ở đó.1. Karyotip của các tế bào bị biến đổi.2. Ở các tế bào tiềm ung thư đã có những biến đổi của NST.3. Có mối liên quan giữa phát sinh ung thư và rối loạn Karyotip hoặc gen.Bệnh nhân Trisomi 21, h/c Klinefellter có tần số cao bị bệnh bạch cầu cấp.IV. Bất thường NST trong sẩy thai tự nhiên- Sẩy thai tự nhiên do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân bên trong thì bất thường NST đóng vai trò chủ yếu.- Thai bị sẩy sớm ở 7 tuần đầu, tỷ lệ thai bị sai lạc NST chiếm 60%; thai bị sẩy ở tuần 8 – 12, thai có bất thường NST chiếm 23%. Nói chung thai bất thường NST chiếm 61.5% tổng số thai bị sẩy tự nhiên.- Tam bội thể xảy ra lúc thụ tinh: một cực cầu hoà nhập với trứng hoặc một trứng thụ tinh bởi hai tinh trùng.- Tứ bội thể gặp 6% trường hợp thai bị sẩy.- Những trường hợp bất thường về cấu trúc chỉ chiếm 4% trường hợp thai bị sẩy. Ba nhận xét quan trọng trong sẩy thai tự nhiên như sau:- 97% trường hợp bất thường là do đột biến số lượng NST.- Trẻ sơ sinh bất thường NST chiếm một tỷ lệ rất bé trong những trường hợp hợp tử bất thường về NST.- Về mono somi chỉ thấy mono somi giới tính, không thấy mono somi NST thường.CHƯƠNG VBỆNH HỌC PHÂN TỬKhái niệm về bệnh phân tử.Một đột biến gen dẫn đến tổng hợp một prôtêin bất thường gọi là bệnh phân tử.Có 2 loại : chất lượng và số lượng.Đột biến chất lượng: thay đổi cấu trúc prôtêin.Đột biến số lượng: thay đổi hàm lượng prôtêin.Bệnh phân tử chia thành 2 nhóm: Prôtêin là men và prôtêin không phải là men.II. Bệnh phân tử prôtêin không phải là men.Về loại bệnh này có các bệnh của Hemoglobin, các prôtêin đông máu, các prôtêin huyết thanh, các glubôlin miễn dịch.1. Bệnh của Hemoglobin.Hb của người là một phức hợp gồm 2 phần là globulin và hem. Globulin gồm 4 chuỗi polypeptit là α, β, γ, δ và là phần hay bị biến đổi.Hb bình thường có HbA (HbA1): α2 β2; HbF (bào thai): α2γ2; HbA2 (sơ sinh): α2δ2.Hb bất thường như Hb Bart (γ4); HbH (β4); HbS; HbC; HbE. 1.a. HbS - Bệnh hồng cầu liềm:α2β2s (α2β26 valin).Đây là bệnh lan tràn nhất.Bệnh do đột biến ở a.a. ở vị trí thứ 6 cuả chuỗi β (Glutamic bị thay bởi valin)Bệnh di truyền trội không hoàn toàn. SS bị chết lúc 3 tháng đến 2 tuổi; Ss không có hồng cầu liềm.1.b. HbC (Hồng cầu hình bia): α2β2c (α2β26 lyzin).Bệnh hình thành do đột biến thay thế a.a. thứ 6 của chuỗi β: axit glutamic bị thay bởi lyzin.Bệnh di truyền trội không hoàn toàn. CC bị tiêu huyết nhẹ, lách to, 90% hồng cầu hình bia. Cc không có dấu hiệu lâm sàng.Gặp chủ yếu ở Tây phi và Mỹ.1.c. HbE (Hồng cầu nhỏ):α2β2E (α2β226 lyzin).HbE do đột biến thay thế a.a. thứ 26 của chuỗi β: a.glutamic bị thay bởi lyzin.Cơ chế: tương tự HbC.Người bệnh EE có số lượng hồng cầu tăng, 7 – 8 triệu trong 1ml. Chủ yếu ở Đông Nam Á.1.d. Bệnh thiếu máu vùng biển. (Thalassaemia).Ở người bệnh khi trưởng thành, HbF vẫn còn tồn tại do đột biến các gen điều chỉnh quá trình tổng hợp các chuỗi α, β, γ, δ.Có 2 dạng:Thalassaemia β: hay gặp nhất, hồng cầu chứa HbF và HbA. Thalassaemia α: ít gặp, hồng cầu chứa HbH và Hb Bart. Thalassaemia α di truyền trội không hoàn toàn, thường chia thành 2 dạng: dạng nặng (TT) và dạng trung bình - nhẹ (Tt). II.2. Rối loạn di truyền các yếu tố đông máuII.1.a. Các yếu tố đông máu.Hiện nay đã xác định 12 yếu tố đông máu được kí hiệu từ I đên XII. Khi cơ thể thiếu 1 trong 12 yếu tố đó sẽ gây rối loạn đông máu.II.2.b. Một số khuyến tật của các yếu tố đông máu.Thiếu yếu tố I: Không fibrinogen huyết. Bệnh do đột biến lặn của gen trên NST thường.Khuyết tậ yếu tố XIII: yếu tố A antihemophilia.2 loại: hemophilia cổ điển và Vilebrand. Bệnh hemophilia cổ điển: + Do đột biến gen ở trạng thái lặn trên NST X. + Đa số ở nam giới. + Đặc điểm di truyền: di truyền chéo. + Tuổi sống tb: 16 – 22.Bệnh Vilebrand: do gen trội trên NST thường. Người bệnh có tạng chảy máu kéo dài.III. Rối loạn các phân tử pr là men.Thường chia thành 3 kiểu: Tắc nghẽn men, quá sản men, sai sót khi qua màng tế bào.1. Hiện tượng tắc nghẽn men.1 trong các gen sản xuất ra men bị đột biến  các men tương ứng không được hình thành hoặc hình thành sai  phản ứng liên quan không được tiến triển và có sự tắc nghẽn men tại phản ứng đó.Hậu quả: Không có sản phẩm của phản ứng.Quá tải sản phẩm phản ứng.Kéo theo sự rối loạn quá trình sinh lý phụ nào đó. 1.a. Bệnh phenylpheton niệu.Là bệnh di truyền lặn trên NST thường, tần số cao.Do thiếu men phenylalanin – hydroxylaza.Hậu quả: tích tụ phenylalanin trong máu, chất này chuyển hoá thành a. phenyl pyruvic, bài tiết qua nước tiểu.Người bệnh chậm lớn rõ rệt.1.b. Bệnh ancapton niệu.Do thiếu men homogentisat oxydase.Bệnh di truyền lặn trên NST thường.Bệnh gây viêm khớp mạn.1.c. Bệnh galactose huyết.Bệnh di truyền do gen lặn trên NST thường.Biểu hiện: đứa trẻ biếng ăn, tiêu chảy, nôn mửa, vàng da, chết.Người bệnh không có hoạt động của men galacto-tranferase trong gan cũng như trong hồng cầu.Bệnh không dung nạp fructose cũng tương tự. Phòng bệnh bằng cách không cho ăn đường, rau quả nhiều fructose. 2.Hiện tượng quá sản men.3. Hiện tượng sai sót khi truyền qua màng tế bào.CHƯƠNG VINGUYÊN TẮC CHẨN ĐOÁN - ĐIỀU TRỊ VÀ LỜI KHUYÊN DI TRUYỀNI. Chẩn đoán trước sinh.1. Chỉ định chẩn đoán trước sinh.1.a. Chỉ định xét nghiệm NST của bào thai đối với những trường hợp sau:Phụ nữ mang thai ngoài 37 tuổi.Một trong hai bố mẹ có mang NST chuyển đoạn cân bằng.Tiền sử đã có con bị 3 NST 21.Khi cần xác định giới tính trong trường hợp bị bệnh di truyền lặn liên kết với giới tính.1.b. Chỉ định chẩn đoán trước sinh những bệnh chuyển hoá và một số bệnh khác.2. Những phương pháp dùng trong chẩn đoán trước sinh.Có 5 loại:Chọc dò dịch ối.Siêu âmSoi thai và soi phôi.Lấy máu của TB trong tử cung để xét nghiệm.Định lượng Alpha feto protein trong máu mẹ.2.a. Chọc dò dịch ối để phân tích di truyền tế bào học và hoá sinh.Là phương pháp rộng rãi nhất.Lấy dịch ối ở tuần thứ 16 – 17 của thai kì, vì: + Từ thời gian này, tần số sảy thai tự nhiên do bất thường NST bắt đầu giảm. + Số TB bong ra đủ để nuôi cấy. + Tử cung đã to và lượng dịch ối đã khá lớn. 2.b. Phương pháp quan sát thai.Quan sát gián tiếp nhờ siêu âm.Quan sát trực tiếp: + Soi thai. + Soi phôi.2.c. Lấy máu bào thai trong tử cung: có 2 phương pháp:Chọc dò rau.Chọc tĩnh mạch của bánh rau.2.d. Định lượng Alpha feto protein (AFP) trong máu mẹ.Trong các trường hợp:Đa thai.Thai bất thường với nhiều tật về hệ TKTƯ.II. Phương hướng điều trị các bệnh di truyền.1. Các phương pháp điều trị đặc hiệu.1.a. Phương pháp tránh.- Còn gọi là điều trị tiết chế, loại trừ khỏi thức ăn các chất không được cơ thể đồng hoá.VD: Bệnh Phenylxeton niệu. Nhân tố gây bệnh là Phenylalanin. Bệnh nhi nên có chế độ ăn đặc biệt bằng các đạm thuỷ phân đã được loại bỏ phenylalanin.- Các bệnh không dung nạp fructose, saccarose cũng điều trị theo cách tương tự.1.b. Phương pháp bổ sung.Áp dụng cho các bệnh trong đó cơ thể mất khả năng tổng hợp hormon hoặc 1 loại protein nào đó.VD: Suy tuyến giáp bẩm sinh, điều trị sớm bằng Tyroxin. Các bệnh thiếu các yếu tố đông máu, đặc biệt là bệnh hemophitic. 1.c. Phương pháp loại bỏ.Nguyên tắc điều trị là chuyển sản phẩm thừa ra khỏi cơ thể.VD: Bệnh nhiễm thiết huyết tố (Xơ gan sắc tố). Loại bỏ sự ứ đọng sắt bằng cách trích máu nhiều lần.2. Các phương pháp điều trị không đặc hiệu.Gồm các phương pháp điều trị triệu chứng để đối phó với các bệnh khác nhau.Các bệnh loạn dưỡng: Điều trị bằng cách:Xoa bóp và thể dục liệu pháp.Sử dụng ATP.Bổ sung a.a: Sử dụng a. glutamic, leucin, methionin.Bệnh Thalassaemia: Điều trị bằng cách: truyền máu, cắt lách.Phẫu thuật.H/c Klinefelter: điều trị bằng hormon nam.H/c Turner: sử dụng hormon tăng dưỡng, estrogen và diethylstylbestronH/c nữ có tinh hoàn: điều trị bằng hormon và cắt bỏ tuyến sinh dục.Điều trị bệnh Down: sử dụng hormon và thuốc kích thích, xoa bóp và thể dục liệu pháp. III. Lời khuyên di truyền.LKDT chăm lo bộ máy di truyền cho con cái các cặp vợ chồng.Để thực hiện tốt LKDT cần phải:Có những hiểu biết về các bệnh di truyền chính.Nắm được cơ chế, các quy luật di truyền Menden, biểu hiện thực tế của gen bệnh.1. Tác hại của gen bệnh.Mỗi gen bệnh có tác hại riêng ở từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy cần xác định ngay khi xuất hiện.2. Giảm khả năng nhận gen bệnh cho thế hệ sau:Người bị bệnh di truyền nên hạn chế sinh đẻ. Phát hiện sớm những cặp vợ chồng dị hợp tử về gen bệnh hoặc đã có con bị bệnh di truyền.Trong nhóm bệnh liên kết với giới tính: việc phát hiện dị hợp tử cho kết quả khả quan.Đối với bệnh chuyển hoá, nghiệm pháp tăng được sử dụng có thành công.3.Vấn đề kết hôn họ hàng.Nhiệm vụ của LKDT là hạn chế các cuộc hôn nhân cùng huyết thống vì lợi ích gia đình và giống nòi.4. Vấn đề con của những cặp vợ chồng lớn tuổi.Tuổi mẹ dưới 30, tần số sinh con bị Down là 1/2000.Tuổi mẹ từ 30-40,-------------------------------- 1/12000.Tuổi mẹ từ 35-39,-------------------------------- 1/300.Tuổi mẹ từ 40-45,-------------------------------- 1/100.Tuổi mẹ trên 45, --------------------------------- 1/50.5. Vấn đề các tác nhân gây đột biến.Các bức xạ ion hoá.Trên 100 loại hoá chất có tác dụng gây đột biến.

File đính kèm:

  • pptDT Y Hoc.ppt
Bài giảng liên quan