Bài giảng Địa lí - Ôn thi tốt nghiệp - Phan Vũ Phúc

1/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
- Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.
- Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 230 23’
tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 80 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây ở kinh độ 1020 10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 60 50’B, và từ khoảng kinh độ 1010 Đ đến trên 1170 20’Đ tại Biển Đông.
- Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.

ppt177 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Địa lí - Ôn thi tốt nghiệp - Phan Vũ Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 bảo vệ đặc biệt.- Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực... biển nước ta còn có nhiều đặc sản khác như đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết... Có nhiều loài chim biển; tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.* Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí đốt:- Dọc bờ biển có nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối.- Vùng biển có nhiều sa khoáng có trữ lượng công nghiệp: ôxít titan, cát trắng (nguyên liệu quý để làm thuỷ tinh, pha lê).- Vùng thềm lục địa có các tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.* Biển và ven biển nước ta có điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: - Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.- Dọc bờ biển lại có nhiều vùng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo:- Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng.- Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển.- Du lịch biển – đảo đang là loại hình du lịch thu hút nhiều du khách.2/ CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO CÓ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ AN NINH VÙNG BIỂN: a) Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ:- Có những đảo đông dân như Cát Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.- Có những đảo cụm lại thành quần đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Sơn), quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu.- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta   đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.b) Các huyện đảo ở nước ta (đến năm 2006):- Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).- Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị)- Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)- Huyện đảo Lí Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)- Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà)- Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận)- Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bình Thuận)- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).3/ KHAI THÁC TỔNG HỢP CÁC TÀI NGUYÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO:a) Tại sao phải khai thác tổng hợp:- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.- Môi trường biển là không chia cắt được. Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.- Môi trường biển, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do có diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.b) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo:- Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm không sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt nguồn lợi.- Việc phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, đồng thời giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta.c) Khai thác tài nguyên khoáng sản:- Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương,nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã đựơc tiến hành và đem lại năng suất cao.- Việc thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh. Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí nóng, làm phân bón, sản xuất điện tuốc bin khí...d) Phát triển du lịch biển:- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi biển mới đựơc đưa vào khai thác.- Đáng chú ý là các khu du lịch Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò ( Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).e) Giao thông vận tải biển:- Hàng loạt cảng hàng hoá lớn đã đựơc cải tạo, nâng cấp (cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng...)- Một số cảng nước sâu đã được xây dựng (Cảng Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Vũng Tàu...)- Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.- Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội ở các tuyến đảo.4/ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG  TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ BIỂN VÀ  THỀM LỤC ĐỊA: - Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng, nên cần tăng cường việc đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan.- Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và các thế hệ mai sau.BÀI 43: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1/ ĐẶC ĐIỂM:- Vùng kinh tế  trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước.- Một số đặc điểm chủ yếu:+ Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nứơc.+ Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.+ Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.+ Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.2/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN:a) Quá trình hình thành:(Xem bảng 43.1 trang 195/ SGK) b) Thực trạng phát triển kinh tế:(Xem bảng 43.2 trang 196/ SGK) 3/ BA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM: a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: - Diện tích gần 15,3 nghìn km2 (4,7% lãnh thổ nứơc ta), số dân hơn 13,7 triệu người năm 2006 (chiếm 16,3% dân số cả  nước), gồm 8 tỉnh, thành phố chủ yếu thuộc đồng bằng sông Hồng.* Hội tụ tương đối đầy đủ các thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội:-  Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.- Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhất của cả nước.- Hai quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân.- Có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. - Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.- Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.- Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.- Để vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến các ngành kinh tế. - Về công nghiệp: đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanhchóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung.- Về dịch vụ: chú trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch.- Về nông nghiệp: cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao.b) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:- Diện tích gần 28 nghìn km2, số dân 6,3 triệu người năm 2006 (chiếm 8,5% diện tích tự nhiên và 7,4% số dân cả nước), gồm 5 tỉnh, thành phố, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định.* Trong vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế.- Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam qua quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Thống Nhất, có các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá.- Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.- Trên lãnh thổ của vùng hiện nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:- Diện tích gần 30,6 nghìn km2 (hơn 9,2% diện tích cả nứơc), số dân 15,2 triệu người (18,1% số dân toàn quốc) năm 2006, bao gồm 7 tỉnh và thành phố chủ yếu thuộc Đông Nam Bộ.- Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh tự nhiên, kinh tế – xã hội.+ Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa. + Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nứơc.- Trong những năm tới, công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để  thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước.- Cùng với công nghiệp, các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch ... được tiếp tục đẩy mạnh KỸ NĂNG ĐỊA LÝCÁCH VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ* Giới thiệu - Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng viết đỏ và viết chì).- Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế hay đơn vị %).- Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác.- Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài.- Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ.- Ghi tựa đề cho biểu đồ đã vẽ.PHẦN A: NHẬN BIẾT SỐ LIỆU ĐỂ XÁC ĐỊNH BIỂU ĐỒ CẦN VẼCơ cấu, tỉ lệ %, trong tổng số1 hoặc 2 mốc năm (nhiều thành phần) Biểu đồ TRÒN, 3 mốc năm trở lên (ít thành phần)Biểu đồ MIỀN  Tình hình phát triển Biểu đồ ĐƯỜNG, Biểu đồ CỘTTốc độ tăng trưởng  

File đính kèm:

  • pptNguyen_Thi_Hoan.ppt
Bài giảng liên quan