Bài giảng Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

Dựa vào hình trên, hãy cho biết tia sáng Mặt Trời chiếu

 vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt Đất tại vị trí nào

 trong các ngày :21-3, 22-6, 23-9 và 22-12?

 

ppt68 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? 	Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH Mặt TrờiHệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời Các mùa trong năm Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ NỘI DUNGI. CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HẰNG NĂM CỦA MẶT TRỜIDựa vào hình trên, hãy cho biết tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt Đất tại vị trí nào trong các ngày :21-3, 22-6, 23-9 và 22-12?Mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt Đất:Ngày 21-3: tại xích đạoNgày 22-6: tại chí tuyến BắcNgày 23-9: tại xích đạoNgày 22-12: tại chí tuyến Nam Chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt Trời là gì? Chuyển động không có thực của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. Nguyên nhân? Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời.Dựa vào hình và kiến thức đã học, cho biết:Khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần? Nơi nào chỉ 1 lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?Khu vực trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nằm giữa 2 đường chí truyến (nội chí tuyến).Khu vực trong năm chỉ có 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nằm ở ngay chính đường chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.Khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh. XUÂNHẠĐÔNGTHU 	Mùa là gì? Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu. Nguyên nhân sinh ra mùa là gì?II. CÁC MÙA TRONG NĂM Hãy xem đoạn phim và cho biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mùa trên Trái Đất? Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kỳ bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kỳ bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm. 	- Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.- Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy 4 ngày: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí là 4 ngày khởi đầu của 4 mùa. - Ở bán cầu Nam thời gian các mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc. 	Quan sát hình, cho biết:- Khoảng thời gian của các mùa: xuân, hạ, thu, đông?- Vị trí các ngày:xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí?- Các nước theo âm-dương lịch, thời gian bắt đầu các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày. Mùa xuân từ 4 hoặc 5 – 2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6 – 5 (lập hạ). Mùa hạ từ 5 hoặc 6 – 5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8 – 8(lập thu). Mùa thu từ 7 hoặc 8 – 8 (lập thu) đến 7 hoặc 8 -11(lập đông). Mùa đông từ 7 hoặc 8 – 11 (lập đông) đến 4 hoặc 5 – 2 (lập xuân).III. NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘQuan sát hình và so sánh độ dài ngày đêm ở các khu vực trên Trái Đất vào ngày 22-6 và 22-12So sánh độ dài ngày, đêm ở các khu vực trên Trái ĐấtNhóm 1 ngày 22-6 Nhóm 2 ngày 22-12Ngày 22-6Ngày 22-12Vòng cực BắcChí tuyến BắcXích đạoChí tuyến NamVòng cực Nam605856545250484644424038363432302826242220181614121008060402HÕt giêĐộ dài ngày, đêm ở các khu vực trên Trái ĐấtNgày 22-6Ngày 22-12Vòng cực BắcNgày dài 24hĐêm dài 24hChí tuyến BắcNgày dài hơn đêmĐêm dài hơn ngàyXích đạoNgày đêm bằng nhauNgày đêm bằng nhauChí tuyến NamĐêm dài hơn ngàyNgày dài hơn đêmVòng cực NamĐêm dài 24hNgày dài 24hHiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độIII. NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘNguyên nhân? 	Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tùy vị trí Trái Đất trên quĩ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.Mùa xuân: ngày dài hơn đêm. Riêng ngày 21-3 thời gian ban ngày dài bằng đêm, bằng 12h ở mọi nơi.Mùa hạ: Ngày vẫn dài hơn đêm	 Ngày 22 – 6 có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm. Mùa thu: có ngày ngắn hơn đêm. Riêng 23-9 thời gian ban ngày dài bằng đêm, bằng 12h ở mọi nơi.Mùa đông: ngày vẫn ngắn hơn đêm. Ngày 22-12 có thời gian ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm. Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ngày bằng đêm, càng xa xích đạo thời gian ngày đêm càng chênh lệch nhiều. Từ 2 vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h. Tại 2 cực số ngày hoặc đêm dài 24h kéo dài 6 tháng.Mặt Trời lúc nửa đêm tại Nordkapp, Na UyMặt Trời lúc nửa đêm tại Kiruna, Thụy ĐiểnPhần Đánh GiáCâu 1: Khi nào được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh ở một nơi?Thời điểm Mặt Trời lên cao nhất ở một địa phương.Lúc 12h trưa hằng ngày. Khi tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất nơi đó. Khi tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Câu 2: Hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong một năm là gì? Sự đi lên đi xuống có thật của Mặt Trời theo phương Bắc Nam.Chuyển động đi lên đi xuống giữa hai chí tuyến của Mặt Trời do Trái Đất chuyển động tịnh tiến xuanh quanh Mặt Trời sinh ra. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các địa điểm trong vòng giữa hai chí tuyến. Câu 3: Các địa điểm nằm trong vùng giữa hai chí tuyến trong một năm đều có: Một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.Ba lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.Câu 4: Tại hai chí tuyến trong một năm có:a. Một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.b. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.c. Ba lần Mặt Trời lên thiên đỉnhCâu 5 : Ngày nào là ngày ngắn nhất ở nửa cầu Nam?21 tháng 322 tháng 623 tháng 922 tháng 12Câu 6 : Khu vực nào trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Từ chí tuyến đến vòng cực. Từ vòng cực đến địa cực.Từ chí tuyến đến địa cực.Tại hai địa cực. Câu 7 : Càng xa Xích đạo, độ dài ngày đêm càng chênh lệch nhiều, do:Càng xa Xích đạo, các vòng vĩ tuyến ngày càng ngắn, làm cho thời gian càng chênh lệch. Góc chiếu sáng của tia sáng Mặt Trời càng xa Xích đạo càng nhỏ. Càng xa Xích đạo, sự chênh lệch thời gian chiếu sáng và thời gian khuất trong bóng tối của các vĩ tuyến càng lớn. Cả hai ý b và c.Phần Chuyển Tiếp Các em về nhà học bài thật kĩ và trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK (trang 24). Đọc trước bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 – ĐỊA 4B Vi Thu HằngPhạm Thị HồiLê Thị HườngNguyễn Thị MaiLê Thị Thủy

File đính kèm:

  • pptbai 32.ppt
Bài giảng liên quan