Bài giảng Địa lý 9 bài 41: Địa lý Hải Phòng
- Diện tích: 1.507,6km2
- Dân số: 1.857,8 nghìn người (2010)
- Các quận, huyện:
- Quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn.
- Huyện: Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch Long Vĩ.
- Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Tày, Nùng.
Bài 41Giáo viên: Đỗ Văn Phúc ĐT: 0978178047Trường: THCS Quảng Thanh-Thủy Nguyên-TP Hải PhòngXem đoạn phim giới thiệu về thành phố Hải Phòng- Diện tích: 1.507,6km2 - Dân số: 1.857,8 nghìn người (2010)- Các quận, huyện: - Quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn.- Huyện: Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch Long Vĩ.- Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Tày, Nùng...Bài 41I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH.1. Vị trí và lãnh thổ.1. Vị trí và lãnh thổ.Bản đồ hành chính thành phố Hải PhòngVị trí tiếp giáp:+ Phía Bắc: Quảng Ninh (ranh giới: sông Đá Bạc- Bạch Đằng, các đảo)+ Phía Tây Bắc: Hải Dương ( gần 100km)+ Phía Tây Nam: Thái Bình ( khoảng 40km)- Sông Hóa+ Phía Đông và Đông Nam: Vịnh Bắc Bộ.Bài 41I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH.1. Vị trí và lãnh thổ.1. Vị trí và lãnh thổ.Cực Bắc: (210B) Thôn Phi Liệt xã Lại Xuân, Thủy Nguyên.Cực Tây: (1060 Đ) Thôn Oai Nỗ, xã Hiệp Hòa, Vĩnh Bảo.Cực Nam: (200B) Thôn Quán Khái xã Vĩnh Phong, Vĩnh Bảo.Cực Đông: (1070 44 ’15 ’’Đ) phía đông đảo Bạch Long Vĩ.Bản đồ hành chính thành phố Hải PhòngBài 41I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH.1. Vị trí và lãnh thổ.2. Sự phân chia hành chính.Sơ lược sự phân chia hành chính qua các thời kỳ.- Xưa kia: là làng chài nhỏ ven biển do Nữ tướng Lê Chân lập nên với tên gọi An Biên Trang. - Năm 1888, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng là thành phố cấp I ngang với Hà Nội – Sài Gòn- Gia Định. - Năm 1902, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên Hải Phòng thành tỉnh Phù Liễn.- Năm 1906, đổi tên tỉnh Phù Liễn thành tỉnh Kiến An.- Ngày 13/5/1955 Hải Phòng được giải phóng, chính quyền về tay nhân dân.- Năm 1962, Hải Phòng – Kiến An hợp nhất lấy tên là thành phố Hải Phòng theo Quốc hội của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bao gồm địa bàn liên tỉnh Hải Kiến cũ và Huyện Vĩnh Bảo sát nhập (1952); Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ sát nhập năm 1956.- Ngày 13/ 5/ 2003, được công nhận là thành phố loại I cấp Quốc gia, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc TW, bao gồm 15 đơn vị hành chính, 6 quận, 6 huyện, 2 huyện đảo và 1 thị xã du lịch.Bản đồ các quận và huyện của thành phố Hải PhòngHãy xác định các quận và huyện thuộc thành phố Hải Phòng? Huyện Thủy Nguyên Thuỷ Nguyên là một huyện lớn nằm bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Nam giáp huyện An Dương và nội thành Hải Phòng; phía Đông Nam là cửa biển Nam Triệu. Địa hình Thuỷ Nguyên khá đa dạng, dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, vừa có núi đất, núi đá vôi, vừa có đồng bằng và hệ thống sông hồ dày đặc. Đây chính là những điều kiện tự nhiên thuận lợi để huyện Thuỷ Nguyên phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản và du lịch.Thủy Nguyên cũng được đánh giá là một trong những huyện giàu có nhất miền Bắc.-> Có lợi thế về vị trí địa lý so với các địa phương khác trong cả nước.-> Là đầu mối giao thông quan trọng của vùng duyên hải Bắc Bộ, là cửa ngõ thông ra biển và các nước trên thế giới của Miền Bắc. Hải Phòng là thành phố lớn, đô thị loại I - Đô thị trung tâm cấp quốc gia, có cảng chính hướng ra biển, nằm về phía Đông Bắc của vùng Đồng bằng sông Hồng.Bài 41I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH.1. Vị trí và lãnh thổ.2. Sự phân chia hành chính. Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.Bài 41I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH.1. Vị trí và lãnh thổ.1. Địa hình.II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN- Phức tạp: bao gồm đồi núi, đồng bằng, hải đảo, biển+ Đồng bằng: chiếm 85% diện tích. Phân bố rộng khắp toàn thành phố.-> Phát triển du lịch, trồng cây lương thực, cây ăn quả, trồng rừng nhân tạo.+ Đồi núi: chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở đảo Cát Bà, Thủy Nguyên -> dạng núi đá vôi hiểm trở với các hang động kỳ thú: động Trung Trang (Cát Bà); Hang Lương, hang Vua (Thủy Nguyên)đồi thấp ở phía bắc huyện Thủy Nguyên. Núi cao nhất: đỉnh Cao Vọng (Cát Bà): 322m.-> phát triển trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên và du lịch.+ Khoáng sản: Đá vôi, Cao Lanh, Nước khoáng-> Phát triển công nghiệp.1. Địa hình. Thời tiết Hải phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Trong đó, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là khí hậu của một mùa đông lạnh và khô, mùa đông là 20,3°C; từ tháng 5 đến tháng 10 là khí hậu của mùa hè, nồm mát và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5°C. Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm. Do nằm sát biển nên vào mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 1oC và mùa hè mát hơn 1oC so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23°C – 26oC, tháng nóng nhất (tháng 6,7) nhiệt độ có thể lên đến 44oC và tháng lạnh nhất (tháng 1,2) nhiệt độ có thể xuống dưới 5oC. Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1, tháng 12.2. Khí hậu:Hãy đọc thông tin sau, cho biết khí hâu Hải Phòng có đặc điểm gì nổi bật?- Nhiệt đới gió mùa ẩm. Đặc điểm: + nhiệt độ trung bình 23ºC - 24ºC, + lượng mưa hàng năm 1.600 – 1.800mm+ Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%2. Khí hậu:1. Sông Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32 km, là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu, là ranh giới giữa Hải Phòng với Quảng Ninh.2. Sông Cấm dài trên 30 km là nhánh của sông Kinh Môn, chảy qua nội thành và đổ ra biển ở cửa Cấm.3. Sông Lạch Tray dài 45 km, là nhánh của sông Kinh Thầy, từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành.4. Sông Văn Úc dài 35 km chảy từ Quí Cao, đổ ra biển qua cửa sông Văn Úc làm thành ranh giới giữa hai huyện An Lão và Tiên Lãng.5. Sông Thái Bình có một phần là ranh giới giữa Hải Phòng với Thái Bình.6. Sông Bạch Đằng là dòng sông ranh giới giữa Hải Phòng và Quang Ninh7. Ngoài ra còn có nhiều con sông khác khá nhỏ nằm ở khu vực nội thành quận Hồng Bàng.3. S«ng ngßi:3. S«ng ngßi:3. Sông ngòi: - Mạng lưới sông ngòi dày đặc : S.Bạch Đằng, S.Cấm, S.Văn Úc, S.Thái Bình, S.Lạch Tray, S.Kinh Môn.- Thủy chế: theo chế độ mưa ở miền Bắc (lớn vào tháng 7,8,9; nhỏ vào tháng 3)- Hệ thống đê sông và đê biển khá vững trãi.- Bình quân đất tự nhiên theo đầu người thấp: 850m2/ 1 người. - Diện tích đất canh tác: 400m2/ 1 người. - Các loại đất chính:+ Đất phù sa châu thổ: 75.240 ha (đất trong đê: 21.664ha)-> Phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng ngập mặn, bảo vệ đê biển, đồng cói+ Đất Feralit đồi núi: 6.340ha.4. Tài nguyên đấtHải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển. 5. Tài nguyên sinh vật.Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc, muông thú quí hiếm; đặc biệt là Voọc đầu trắng- loại thú quí hiếm trên thế giới hiện chỉ còn ở Cát Bà.Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao.- Hệ động thực vật phong phú, đa dạng. - Rừng nguyên sinh Cát Bà (570 ha), thực vật có tới 123 họ, 438 chi, 620 loài - Dạng thực bì thứ sinh với kiểu rừng thưa, rừng xa van cây bụi. - Trên các đồi núi sót rừng bị tàn phá, nhân dân đang tiến hành trồng lại phủ xanh đất trống, đồi trọc. - Rừng ngập mặn: 10.000 ha-> ngăn sóng, bảo vệ đê biển.5. Tài nguyên sinh vật.6 . Tài nguyên khoáng sản.Do đặc điểm lịch sử địa chất, vị trí địa lý, Hải Phòng có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lượng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn.Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
File đính kèm:
- Bai 41 Dia ly Hai Phong.ppt