Bài giảng điện tử Lịch sử Khối 7 - Tiết 48, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)

a. Nguyên nhân

? Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa?

- Đời sống nhân dân cực khổ.

? Vì sao nhân dân lại cực khổ như vậy?

-quan lại địa phương mặc sức tung hoành đục khoét của dân “ dùng của như bùn đất , coi dân như cỏ rác”

Gọi hs đọc chữ nhỏ

? Thái độ của nhân dân với quan lại thống trị ntn?

- Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.

- bùng nổ lên các cuộc khởi nghĩa.

b. Diễn biến

? Dựa vào lược đồ nêu tên các cuộc khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVI?

- khởi nghĩa Trần Tuân 1511; Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng; khởi nghĩa Phùng chương 1515

? Trong tất cả các cuộc khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất?

- có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng tiêu biểu là khởi nghĩa của Trần cảo(1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh)

y/c hs xác định trên lược đồ phạm vi hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo?

- Kinh Bắc, Đông Triều,Thăng Long.

? Vì sao cuộc khởi nghĩa Trần Cảo là tiêu biểu nhất?

- Nghĩa quân cạo trọc đầu để ba chỏm tóc hay gọi là “quân 3 chỏm” nhiều lần tấn công vào Thăng Long khiến cho vua quan chạy vào Thanh Hóa.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng điện tử Lịch sử Khối 7 - Tiết 48, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 24 – Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN(Thế Kỉ XV - XVIII) Tiết 48:I.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI 
I. Mục Tiêu 
 1. Kiến Thức:giúp hs 
 - nắm được nội dung bài trước : nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ XV về các mặt thiết chế chính trị , pháp luật , kinh tế . 
- Đầu thế kỉ XVI, những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị , xã hội . Nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó . 
 2. Kỹ năng :- vẽ lược đồ hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo . 
- Xác định vị trí , địa danh và trình bày diễn biến các sự kiện trên lược đồ . 
 3. Thái độ :- sự suy sụp của nhà nước phong kiến tập quyền(từ vua quan trong triều đình đến quan lại các cấp ở địa phương)đã dẫn đến mâu thuẩn xã hội sâu sắc và sự căm phẩn của các tầng lớp nhân dân làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa . 
- Bồi dưỡng cho hs ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước , chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ . 
II. Phương tiện 
 -HS: SGK, tư liệu về thời kì đầu của nhà Lê , vẽ lược đồ . 
 - GV: + sử dụng phương pháp : thuyết trình , gợi mở , nêu vấn đề , thảo luận , trực quan . 
 + phương tiện : sách hướng dẫn sử dụng kênh hình , máy chiếu . 
 + HS học tập tích cực nắm được tình hình nhà Lê ở thế kỉ XVI; nguyên nhân và diễn biến của phong trào nông dân ở thế kỉ XVI. 
 + Chuẩn bị bài sau : đọc bài ; chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra ntn ? 
III. Bài mới 
 1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số . 
 2. Kiểm tra bài củ:lồng vào bài mới 
 3. Bài mới 
 * ĐVĐ: Thế kỉ XV nhà Lê đạt được nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt . Do đó đây được coi là thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền . Nhưng từ thế kỉ XVI trổ đi tình hình nhà Lê có sự thay đổi ntn ? Và các cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng nổ ntn ? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 22 phần I. 
1.Triều đình nhà Lê 
- em hãy nhắc lại thời kì đầu của triều nhà Lê ? 
Nhấn mạnh và bổ sung: Trải qua các triều đại Lê Thái Tổ triều đại phong kiến vững vàng , kinh tế ổn định . 
- Lê Thánh Tông chế độ phong kiến đạt đến cực thịnh . 
? Em nhận xét gì về nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI? 
- Nhà Lê bắt đầu suy thoái , vua quan ăn chơi xa xỉ . 
- Vua quan ăn chơi xa xỉ chỉ lo hưởng lạc , không chăm lo việc nước .. 
Gọi hs đọc chữ nhỏ sgk 
? Em nhận xét gì về vua Lê Uy Mục so với vua Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông ? 
- Uy Mục là vị vua ham ăn chơi , hưởng lạc không chăm lo đời sống nhân dân 
- Lê Uy Mục:tên là Lê Tuấn hay Lê Huyện sinh ngày 5 tháng 5 năm 1488 là con thứ hai của Lê Hiến Tông , thân mẫu là Chiêu Nhân hoàng thái hậu ; lên ngôi vào tháng 12 năm 1504, bị giết năm 1509. 
- Lê Tương Dực:tên là Lê oanh lại có tên khác là Lê Trừ là con của Kiến Vương Tân , sinh năm 1493 thời Lê Hiến Tông được phong làm Giản Tu Công . Vua ở ngôi hơn 6 năm , bị giết vào năm 1516. 
? Sự suy thoái như vậy , khiến triều đình bị phân hóa như thế nào ? 
- nội bộ chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực lẫn nhau 
- Triều đình rối loạn , tranh giành nhau về quyền lực . 
? Em nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỉ XVI so với vua Lê Thánh Tông ? 
- kém về năng lực , nhân cách đẩy chính quyền và đất nước vào thế suy vong . 
Sự ăn chơi sa đọa của vua quan đã làm cho cuộc sống của nhân dân ta như thế nào ? Họ có cam chịu số phận hay không ? Chúng ta tìm hiểu phần 2 
2. PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CỦA NÔNG DÂN Ở ĐẦU THẾ KỈ XVI 
a. Nguyên nhân 
? Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa ? 
- Đời sống nhân dân cực khổ . 
? Vì sao nhân dân lại cực khổ như vậy ? 
- quan lại địa phương mặc sức tung hoành đục khoét của dân “ dùng của như bùn đất , coi dân như cỏ rác ” 
Gọi hs đọc chữ nhỏ 
? Thái độ của nhân dân với quan lại thống trị ntn ? 
- Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc . 
- bùng nổ lên các cuộc khởi nghĩa . 
b. Diễn biến 
? Dựa vào lược đồ nêu tên các cuộc khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVI? 
- khởi nghĩa Trần Tuân 1511; Khởi nghĩa Lê Hy , Trịnh Hưng ; khởi nghĩa Phùng chương 1515 
? Trong tất cả các cuộc khởi nghĩa , cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất ? 
- có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng tiêu biểu là khởi nghĩa của Trần cảo(1516) ở Đông Triều ( Quảng Ninh ) 
y/c hs xác định trên lược đồ phạm vi hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo ? 
- Kinh Bắc , Đông Triều,Thăng Long. 
? Vì sao cuộc khởi nghĩa Trần Cảo là tiêu biểu nhất ? 
- Nghĩa quân cạo trọc đầu để ba chỏm tóc hay gọi là “ quân 3 chỏm ” nhiều lần tấn công vào Thăng Long khiến cho vua quan chạy vào Thanh Hóa . 
? Em nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân ở thế kỉ XVI? 
- quy mô rộng lớn nhưng lẻ tẻ , chưa đồng loạt . 
c. Kết quả và ý nghĩa 
? Kết quả cuối cùng của các cuộc khởi nghĩa ntn và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa này ? 
- Tuy thất bại nhưng tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê , góp phần làm triều đình mau chóng sụp đổ . 
4.Củng Cố 
1. em nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI? 
2. chỉ và nêu tên các cuộc khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỉ XVI? 
5. Dặn dò 
 - học bài . 
 - xem phần II: 
 + đọc bài 
 + Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn ? 
 + hậu quả của cuộc chiến 
 + xem lược đồ Việt nam . 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dien_tu_lich_su_khoi_7_tiet_48_bai_22_su_suy_yeu_c.ppt
Bài giảng liên quan