Bài giảng Giáo dục bảo vệ môi trường

Phần một
Những vấn đề chung

Mục tiêu cần đạt.

Một số kiến thức về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường.

Học viên cần biết và hiểu:

- Mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) trong môn học.

- Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) trong môn học.

- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.

 

ppt58 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người.Cho con cách sống Nếu sống trong la mắngCon sẽ học lời hưVà rất hay cãi lạicon bắt chước thôi mà. Nếu sống trong bạo lựcCon ngược ngạo theo ngayMới hay mầm thù nghịchĐã gieo lòng thơ ngâyNếu hay bị chê cườiCon tự ti nhút nhátNgày mai lớn lên rồiSao tự tin thành đạtNếu nặng lời nhục mạCon mặc cảm lỗi lầmĐiều hay dở khó phânDễ sa đường lầm lạcHãy cho con khoan dungCon học hành kiên nhẫnCho con lời khích lệCon thêm phần tự tinMột lời khen đúng lúcCon thấy mình lớn hơnLuôn nói điều ngay thẳngCon học sự liêm trinh.Che chở bởi yêu thươngGiúp con lòng nhân hậuTập cho con khuôn phépCon tự chủ bản thân.Lòng tin và thương mếnSẽ cho con mọi điều...* Hồ Chí Minh cũng đã từng viết: “ Ngủ thì ai cũng như lương thiệnTỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiềnHiền, dữ phải đâu là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà nên”2. Chức năng chủ yếu của môi trường: Môi trường có 4 chức năng. a. Cung cấp không gian sinh sống cho con người.b. Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người.c. Là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra.d. Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin.Không gian sống của con ngườiChứa đựng cỏc phế thải do con người tạo ra Chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiênLưu trữ và cung cấpCỏc nguồn thụng tinMụi trường3. Ô nhiễm môi trường: Hiểu một cách đơn giản là:- Làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống.- Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.- Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng.Phần haiTích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tiếng việt1.Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tiếng Việt là gì?Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh: - Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội gẫn gũi với học sinh qua ngữ liệu dùng để dạy các kỹ năng: đọc (Học vần, Tập đọc), viết ( Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), Nghe-nói (Kể chuyện).- Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh.- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh-Sạch-Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể: bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam tháng cảnh của quê hương, đất nước; bước đầu biết nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường để làm cho cuộc sống tốt đẹp.- Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh.2. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có thể tích hợp bảo vệ môi trường theo các phương thức nào?	Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK và đặc thù giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, có thể tích hợp giáo dục BVMT theo hai phương thức sau:Phương thức 1: Khai thác trực tiếp: 	Đối với những bài có nội dung trực tiếp về giáo dục BVMT (các bài tập đọc nói về chủ điểm thiên nhiên, đất nước,...), GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức BVMT. Những hiểu biết về môi trường được HS tiếp nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó các em có những biến chuyển về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục BVMT phát huy tác dụng đối với HS thông qua đặc thù môn Tiếng Việt. Phương thức 2: Khai thác gián tiếp: 	Đối với những bài học không nói trực tiếp về giáo dục BVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc BVMT nhằm nâng cao ý thức cho HS, khi soạn giáo án, GV cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm giáo dục HS theo định hướng về giáo dục BVMT. Phương thức này đòi hỏi GV phải nắm vững những kiến thức về giáo dục BVMT, có ý thức tìm tòi suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên hệ thích hợp. GV cũng cần xác định rõ: đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc thù môn học.* Lưu ý về yêu cầu tích hợp giáo dục BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1: 1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu: 	Vẻ đẹp thiên nhiên được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 1 (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc-Chính tả ở chủ điểm Thiên nhiên-Đất nước ở phần Luyện tập tổng hợp).2. Nguồn thực phẩm: 	Các loại cây, con dùng làm thực phẩm được nói đến trong các bài Học vần (từ khoá, từ ngữ ứng dụng, bài ứng dụng), các bài Tập đọc-Chính tả trong phần Luyện tập tổng hợp (tập trung ở các chủ điểm Gia đình, Thiên nhiên-Đất nước).4. Duy trì bền vững các loài vật hoang dã: 	Yêu thích các loài vật hoang dã (một số loài vật được nói đến trong bài ứng dụng ở phần Học vần; trong bài Tập đọc,Kể chuyện ở phần Luyện tập tổng hợp). * Lưu ý về yêu cầu tích hợp giáo dục BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2: 1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu: 	Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 2 (chú trọng các bài Tập đọc, Kể chuyện thuộc chủ điểm Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biến, cây cối).2.Không khí và ô nhiễm không khí: 	Không khí đối với đời sống động vật và với cuộc sống con người (tập trung ở các chủ điểm Bốn mùa, Chim chóc, muông thú). 3. Nguồn thực phẩm: Các loại cây, con dùng làm thực phẩm (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối). 4.Duy trì bền vững hệ sinh thái: 	Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng ( chú trọng các bài thuộc chủ điểm Bốn mùa, cây cối).5. Duy trì bền vững các loài hoang dã: Yêu thích các loài vật hoang dã (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Chim chóc, Muông thú).6.Môi trường và xã hội 	Trái đất là ngôi nhà chung; giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phàn xây dựng lối sống văn minh (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Trường học, Bạn trong nhà, Nhân dân).* Lưu ý về yêu cầu tích hợp giáo dục BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3:1.Dân số, tài nguyên, môi trường: 	Dân số tăng nhanh dẫn đến khai thác quá mức tài nguyên đất, rừng, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thói môi trường (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thành thị và nông thôn, Ngôi nhà chung).2. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu: 	Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Cộng đồng, Quê hương, Bắc-Trung-Nam, Ngôi nhà chung).3. Rủi ro,sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm: 	Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; khái niệm Xanh-Sạch-Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại ( có thể khai thác ở một số bài thuộc nhiều chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 3, hai tập).4. Các nguồn nước: 	Các nguồn nước nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước ( chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Cộng đồng, Quê hương, Thành thị và nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, Bầu trời và mặt đất).5. Đất đai và khoáng sản: 	Bảo vệ đất đai (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Quê hương, Thành thị và nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, Bầu trời vadf mặt đất).6. Nguồn thực phẩm: 	Các loại cây, con dùng làm thực phẩm (chú trọng bài học thuộc các chủ điểm Quê hương, Thành thị và nông thôn).7. Duy trì bền vững hệ sinh thái: 	Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Tới trường, Bắc-Trung-Nam, Thành thị và nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc). 8. Duy trì bền vững các loài vật hoang dã: 	Yêu thích các loài vật hoang dã (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).9. Môi trường và xã hội: 	Trái đất là ngôi nhà chung; giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần xây dựng lối sống văn minh (chú trọng bài học thuộc các chủ điểm Anh em một nhà, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).* Lưu ý về yêu cầu tích hợp giáo dục BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4:1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu: 	Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thương người như thể thương thân, Tiếng sáo diều, Vẻ đẹp muôn màu). 2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm: 	Các thiên tai thường gặp; Lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; Khái niệm Xanh-Sạch-Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại ( có thể khai thác ở một số bài thuộc cá chủ điểm Những người quả cảm, Vẻ đẹp muôn màu).4. Các nguồn nước: 	Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước ( có thể khai thác ở một số bài học thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân, Người ta là hoa đất, những người quả cảm). 5. Duy trì bền vững các loài vật hoang dã: 	Bảo vệ, chăm sóc vật nuôi; yêu thích các loài vật hoang dã (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống).* Lưu ý về yêu cầu tích hợp giáo dục BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5: 1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu: 	Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta...(chú ý khai thacs ở một số bài học thuộc các chủ điểm Việt Nam –tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Nhớ nguồn).2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm: 	Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; Khái niệm Xanh-Sạch-đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người).3. Các nguồn nước: 	Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Con người với thiên nhiên, giữ láy màu xanh).BUỔI HỌC KẾT THÚC Xin chõn thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • pptTIENG VIET.ppt