Bài Giảng Giáo Dục Công Dân 10 - Bài 15: Công Dân Với Một Số Vấn Đề Cấp Thiết Của Nhân Loại

Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường

Sự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong viện hạn chế sự bùng nổ về dân số

Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa

 

ppt24 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Giảng Giáo Dục Công Dân 10 - Bài 15: Công Dân Với Một Số Vấn Đề Cấp Thiết Của Nhân Loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ủa công dân trong việc bảo vệ môi trườngSự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong viện hạn chế sự bùng nổ về dân sốNhững dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừaÔ nhiễm môi và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường	a) Ô nhiễm môi trường: Theo bạn ô nhiễm môi trường là gì?	Ô nhiễm môi trường: là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học hoặc các dạng năng lượng như tiếng ồn, nhiệt, ánh sáng... tới mức độ gây ảnh hưởng có hại cho sức khỏe con người, các cơ thể sống khác, hoặc hại cho chính môi trường. Mời Các Bạn Xem Một Số Hình Ảnh và Cho Nhận XétDân số ngày càng tăng, con người phải đẩy mạnh khai thác tài nguyên đất, chặt phá rừng, tăng cường quay vòng sản xuất, sử dụng một khối lượng lớn các phân bón hoá học và các thuốc bảo vệ thực vật. Điều này đã làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu, ô nhiễm nặng nề do dư lượng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật.Do sự quản lý không chặt của nhà nướcVậy theo bạn đâu là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường?Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trườngDo nhu cầu mở rộng các khu dân cư, đô thị hoá, phát triển các khu công nghiệp và mạng lưới giao thông. Đây là hoạt động rất tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Nhưng do hoạt động quy hoạch không đồng bộ nên đã vô tình làm lãng phí tài nguyên đất.Con người coi đất như một "chất trơ" biến chúng thành nghĩa địa để chôn tất cả các loại chất thải do mình tạo ra, làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề.Do con người tàn phá các khu rừng, làm đẩy mạnh quá trình rửa trôi và xói mòn.b) Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường Thế nào là bảo vệ môi trường?	-Bảo vệ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng tự nhiên.Bạn hãy nêu ý nghĩa của bức tranh nàyVậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Để bảo vệ môi trường chúng ta cần phải:. Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không vứt, xã rác bừa bãi.Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên như: nguồn nước, các loài sinh vật, không đốt phá rừng ..v..v..Tích cực tham gia vệ sinh trường lớp, nơi ở,tham gia trồng cây, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc.Phê phán các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường; phát hiện và tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.Back2. Sự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong viện hạn chế sự bùng nổ về dân sốa)Bùng nổ dân số Thế nào là bùng nổ dân số? Bùng nổ dân số là Tỉ lệ dân số phát triển không cân đối với tỉ lệ phát triển kinh tế, xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.Ví dụNgười ta hoạch định rằng : Nếu 1 cặp vợ chồng với thu nhập từ 8 triệu đồng / tháng ( tương đương : 2 triệu/người) thì vừa đủ để 1 cặp vợ chồng chỉ nên có tối đa 2 con, như vậy sẽ ổn định được cuộc sống, chăm sóc con cái đầy đủ, học hành đến nơi đến chốn... Nhưng nếu bạn cố sinh 1 đứa con thứ 3, như vậy khoản chi cho mỗi người lại bị giảm bớt : 1,7 triệu/người , các khoản chi sẽ phải tính toán lại và như vậy cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn trong mọi sinh hoạt, chăm lo con cái ....Đó mới chỉ là 1 gia đình, nếu tính diện rộng ra toàn xã hội :Đẻ nhiều, buộc phải chăm lo con cái, năng xuất lao động giảmViệc lo lắng sinh hoạt gia đình, học hành của con cái, trang trải các khoản chi phí khác cao hơn.. buộc bạn phải tìm kiếm thêm thu nhập.... và rõ ràng sẽ khó có thể quan tâm đầy đủ đến việc các con học hành, chơi đùa như thế nào ?Khiến cho kinh tế bị chững lại, hoặc trì trệ kém phát triển vì cung không đủ cầu, hiêụ xuất lao động yếu, hiệu quả kinh tế xã hội giảm sút... Tình Trạng Dân Số Thế GiớiTừ thế kỉ 18 đến thế kỉ 19, trong khoảng 200 năm, dân số tăng gấp đôi; nhưng đến thế kỉ 20, trong thời gian từ thập niên 30 đến thập niên 70, chỉ trong vòng 45 năm mà dân số đã tăng gấp đôi.Dự tính từ nay về sau, thời gian dân số tăng lên gấp đôi sẽ rút ngắn còn 35 - 37 năm.Vào thế kỉ 20, khi mức tăng trưởng dân số ở các nướcphát triển trở nên ổn định và giảm thấp thì ở các nước đang và kém phát triển vẫn đang ở quá trình bùng nổ dân số.Nhiều nước đang phát triển phải áp dụng chính sách dân số để hạ thấp sự tăng trưởng gia tốc của dân số, tiến tới ổn định dân số trong nước Tại Việt Nam Theo sử sách, khoảng năm 2000 tCn., thời vua Hùng dựng nước, dân số Việt Nam khoảng 1 triệu người; năm 1901, cả nước có 10 triệu người; năm 1926 là 16.308.000 người; từ 1926 đến 1965, với số thời gian 30 năm, dân số tăng gấp 2 lần; từ 1960 đến 1985, chỉ 25 năm dân số đã tăng gấp đôi. Tính từ đầu năm đến tháng 10/2007, có hơn 945.000 trẻ em được sinh ra, tăng gần 27.000 trẻ so với năm ngoái. Trong đó 30/64 tỉnh, thành có có tỷ lệ tăng cao như: Hà Nội, Cao Bằng, Bạc Liêu, Phú Thọ... Toàn quốc có 18 tỉnh/thành có số người sinh con thứ 3. Số người mới đặt vòng tránh thai giảm 2,9%; số người mới triệt sản giảm 12%. Thế Còn Việt Nam Thì Sao?Tác Hại Của Việc Bùng Nổ Dân SốLàm phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên, xã hội.Làm cạn kiệt tài nguyên, gây suy thoái nền kinh tế quốc dân.Gây nạn đói, dịch bệnh, thất nghiệp, thất học.Suy thoái giống nòi. Ô nhiễm môi trường.Theo Bạn Tác Hại Của Việc Bùng Nổ Dân Số Là Gì?b)trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân sốNghiêm chỉnh thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và chính sách kế hoạch hoá gia đình xủa Nhà nước.Tích cực tuyên truyền mọi người cùng thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và chính sách kế hoạch hoá gia đình xủa Nhà nước.BackLà những công dân tốt chúng ta nên làm gì để khắc phục tình trạng này?3/Những dịch bệnh hiểm nghèo. Trách nhiệm của công dân trong việc ngăn ngừa,đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèoKhi đời sống con người ngày càng phát triển,khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao,con người lại càng phải đối mặt với nhiều căn bệnh hiểm nghèo.Tổ chức Y tế thế giới(WHO) đã nêu tên những căn bệnh nguy hiểm nhất thế kỷ mà con người đang phải đối mặt1. Dịch SARS Một trong những điều đáng lo ngại nhất đối với con người đó là sự xuất hiện bất ngờ của một loại bệnh mới, bởi khi đó khoa học chưa kịp hiểu gì về nó và cũng không kịp làm gì để ngăn chặn sự lây lan nhanh đến chóng mặt của nó. Tiêu biểu cho loại bệnh này chính là SARS. Năm 2003, virut SARS đã gây nên một cơn ác mộng đối với toàn thế giới. SARS là một loại bệnh lây qua tiếp xúc thông thường và chỉ trong 1 tuần bị nhiễm bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất nhanh chóng. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cực cao và tiềm ẩn nhiều vấn đề mà khoa học cũng không thể xác định được. May mắn cho cả thế giới là SARS đã được khống chế kịp thời. Virut SARS chỉ tồn tại trong 6 tháng trước khi nó có thể gây ra hàng trăm cái chết đáng sợ cho con người. 2. Dịch cúm Khác với cúm thông thường, loại virut cúm mới đặc biệt rất khó tiêu diệt. Những năm gần đây, H5N1 - một dạng tiêu biểu của virut cúm - đã xuất hiện ở gia cầm và dễ dàng lây sang con người chỉ qua việc tiếp xúc với gia cầm bị bệnh. Mặc dù mối đe dọa từ việc virut cúm có thể lây từ người sang người không còn ám ảnh như khi mới xuất hiện, song đây là loại virut dễ bị đột biến và rất khó dự đoán. H5N1 có thể không gây tỷ lệ tử vong cao bằng SARS, song nó cũng đã gây ra hàng trăm ca tử vong và chắc chắn vẫn chưa thể dừng lại ở đó. 3. Sốtxuất huyết Đứng thứ 3 trong danh sách những dịch bệnh nguy hiểm của thế kỷ 21 là dịch sốt xuất huyết. Đây không phải là một loại bệnh mới, vào năm 1990, nó đã từng trở thành cơn ác mộng của con người và không loại trừ bất cứ một khu vực nào trên thế giới. Loại virut Marburg và Ebola có tỷ lệ tử vong khá cao chỉ sau một vài ngày. Khu vực châu Phi đặc biệt có tỷ lệ người mắc bệnh sốt xuất huyết cao. 4. Bệnh sốt rét Là dịch bệnh xếp thứ 4 trong danh sách những căn bệnh nguy hiểm nhất thế kỷ 21 của WHO. Ước tính có khoảng 1 triệu người chết mỗi năm trên thế giới do mắc sốt rét, nhưng theo đánh giá của WHO, thì con số người chết do sốt rét sẽ không chỉ dừng ở đó, nó sẽ vẫn tiếp tục là một trong những căn bệnh cần phải cảnh báo trên toàn cầu. Năm 1960, một chiến dịch sử dụng thuốc tiêu diệt côn trùng đã được tiến hành nhằm tiêu diệt loài muỗi truyền bệnh sốt rét, song vẫn không đạt được hiệu quả cao mà chỉ ở mức hạn chế. Sau đó, loài ký sinh trùng gây sốt rét thậm chí còn trở nên kháng thuốc và không thể điều trị bằng phương pháp thông thường như trước đó. 5. Dịch tả Bên cạnh sốt rét, dịch tả cũng vừa có một sự quay trở lại. Theo như cảnh báo của WHO, thì con người cũng cần phải có một biện pháp mới để kiểm soát sự phát triển và lây lan của căn bệnh này. Chiến tranh, xung đột và thiên tai đã góp phần không nhỏ vào sự bùng phát trở lại của dịch tả. Bên cạnh đó là các yếu tố khác đi kèm như: đói nghèo, thiếu nước sinh hoạt... Dịch tả sẽ vẫn tiếp tục là kẻ thù nguy hiểm đối với con người trong những năm tới, bởi vẫn còn rất nhiều quốc gia mà ở đó, người dân vẫn phải sống trong những điều kiện thiếu thốn, đói nghèo và lạc hậu, ở đó dịch tả là một hậu quả tất yếu. 6. Bệnh lao Căn bệnh cuối cùng được thế giới cảnh báo là bệnh lao. Đây có lẽ là một trong những sát thủ luôn đồng hành cùng với HIV/AIDS. Ước tính hàng năm có tới 1,5 triệu người trên thế giới bị chết vì nhiễm lao. Các phương pháp chống nhiễm khuẩn vẫn còn song rất nhiều bệnh nhân không tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị. Lao là một vấn đề mà WHO lo ngại, bởi hiện nay đã có sự gia tăng của vi khuẩn lao có khả năng kháng thuốc cao. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỆNHBỆNH SARSD ỊCH C ÚMB ỆNH S ỐT R ÉTB ỆNH S ỐT XU ẤT HUY ẾTD ỊCH T ẢB ỆNH LAOBạn cảm thấy gì sau khi xem các hình ảnh trên?Các dịch bệnh hiểm nghèo đang uy hiếp đến sự sống của tòan nhân lọai.Các quốc gia,dân tộc,cộng đồng quốc tế và cả lòai người cần phải hợp tác,đầu tư trí tuệ,sức lực và của cải để ngăn chặn đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo.Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không những là nghĩa vụ mà còn là lương tâm,trách nhiệm đạo đức của tất cả mọi người.Là học sinh,chúng ta có thể góp phần làm những gì để phòng tránh,đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo?CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE.B I B I

File đính kèm:

  • pptBai 15 Cong dan voi mot so van de cap thiet cua nhan loai(4).ppt
Bài giảng liên quan