Bài giảng Giáo dục công dân 9 - Dân tộc H’mông

Người H’Mông, còn gọi là người Mông, người Miêu (ở Trung Quốc), người Mèo (ở Việt Nam), người Mẹo (ở Lào),  là một dân tộc ở châu Á nói tiếng H'Mông; quê hương của họ là những vùng núi cao ở phía nam Trung Quốc (đặc biệt là Quý Châu) cũng như các khu vực miền bắc của Đông Nam Á (bắc Việt Nam và Lào). Ngày nay, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cũng là một trong 54 dân tộc Việt Nam.

 

pptx9 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Giáo dục công dân 9 - Dân tộc H’mông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Dân tộc H’môngNgười anh em trong “ngôi nhà” 54 dân tộc Hồ Trần Khánh Hạ Phạm Hoàng Việt Phương	Nguyễn Thị Quỳnh HươngNhóm thực hiện:Người H’Mông, còn gọi là người Mông, người Miêu (ở Trung Quốc), người Mèo (ở Việt Nam), người Mẹo (ở Lào),  là một dân tộc ở châu Á nói tiếng H'Mông; quê hương của họ là những vùng núi cao ở phía nam Trung Quốc (đặc biệt là Quý Châu) cũng như các khu vực miền bắc của Đông Nam Á (bắc Việt Nam và Lào). Ngày nay, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cũng là một trong 54 dân tộc Việt Nam.Lịch sử dân tộc H’mông9 triệuHoa Kỳ: 275.000Thái Lan: 160.000Guiana:3.000Pháp: 10.000Lào: 65.000Việt Nam: 1.068.189Dân tộc H’mông trên thế giới Tổng dân số: 10-12 triệu ngườiDân tộc H’mông sinh sống ở Việt NamDân tộc Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.Người H’Mông thường cư trú ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - LàoTiếng Mông là một ngôn ngữ không có chữ viết. Năm 1961 phương án chữ Mông theo tự dạng Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành Mông khác.Các nhánh của dân tộc H’môngCăn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, người ta chia tộc Mông ra làm các ngành:Mông ĐỏMông ĐenMông HoaMông TrắngẨm thực H’môngMón Mèn mén, chế biến từ ngô hạt đem xay nhỏ, phải xay bằng cối đá và xay hai lần mới nhỏ mịn và khi đồ mới ngon. Đêm bột ngô vẩy nước vào đảo đều với độ ẩm vừa phải, khi cầm nắm ngô bột không bị dính, cũng không bị bở ra là được. Tiếp đó cho vào chõ đồ lần 1, đến khi hơi bốc lên thơm thì đổ ra mẹt vẩy thêm một ít nước rồi đảo đều cho tơi ra, sau đó lại cho vào chõ đồ lần 2; khi có mùi thơm lừng bốc lên, khi đó mèn mén đã chín, bưng ra chỗ cao ráo để ăn trong cả ngày.Tục cưới hỏiNgười con trai phải biết về sáo H'Mông, kềnh H'Mông, vào các đêm thổi trước cửa nhà cô gái hoặc trong các lễ hội để thu hút cô gái. Nếu điệu sáo hay điệu kềnh thu hút được lòng cô gái thì cô gái sẽ đi ra trò chuyện. Nếu người bạn gái đồng ý thì hẹn bạn trai làm một thủ tục Bắt vợ. Sau ba ngày bắt được vợ, người con trai phải cùng bố mẹ đẻ đem lễ vật gồm thịt lợn, thịt gà, rượu sang nhà gái để tạ ơn và làm vía thành hôn đồng ý cho hai người lấy nhau. Sau khi làm vía, người con trai phải cùng vợ ngủ lại nhà gái một đêm rồi sáng mai mới được về sớm. Bắt được vợ rồi thì hai người có thể về chung sống với nhau đến lúc nào có điều kiện kinh tế khá giả thì mới tổ chức đám cưới, thậm chí có những đôi ở với nhau có con rồi cưới cũng chẳng sao.Ngày nay thủ tục này có phần thay đổi khác tiến bộ hơn, biến đổi giống người Kinh. Người con gái tìm hiểu kỹ hơn, tự do lựa chọn người bạn đời.Nhạc cụ dân tộc Mông1, Sáo H’môngSáo H'Mông hay sáo Mèo là nhạc cụ của người H’Mông ở miền Bắc Việt Nam. Nó thường được sử dụng để giải trí sau giờ phút lao động mệt nhọc. Tuy nhiên nó còn là phương tiện giao duyên hữu hiệu của các chàng trai đối với con gái trong bản làng.2, Kềnh H’môngKềnh H'Mông là nhạc cụ thổi hơi của người H'Mông. Một số dân tộc khác cũng có loại nhạc cụ kềnh. Người Kinh gọi kềnh là khèn, vì thế kềnh H'Mông còn được gọi là khèn Mèo. Người H'Mông thổi kềnh trong những cuộc vui, tang ma hay lúc đi từ nhà đến chợ. Hiện nay, họ có nhiều loại kềnh với kích cỡ khác nhau (nhỏ, vừa và to). Theo truyền thống, nhạc cụ này do nam giới sử dụng, thường dùng để đệm hát.Cảm ơn sự quân tâm theo dõi của cô và các bạn  

File đính kèm:

  • pptxGDCD 9 Bai 7 Dan toc Viet Nam dan toc Hmong.pptx
Bài giảng liên quan