Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 1: Pháp Luật Và Đời Sống - Tiết 2: Bản Chất Của Pháp Luật

Câu 1: Pháp luật do cơ quan nào ban hành?

Câu 2: Pháp luật được ban hành nhằm mục đích gì?

Câu 3: Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp nào?

 

ppt32 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 1: Pháp Luật Và Đời Sống - Tiết 2: Bản Chất Của Pháp Luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
:MÔN:GIÁO DỤC CÔNG DÂNGiáo viên: Nguyễn Thị LượngBÀI GIẢNGKiểm tra bài cũ Pháp luật là gì? Pháp luật có những đặc trưng cơ bản nào?1.a. Khái niệm pháp luật: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nướcb. Các đặc trưng của pháp luậtTính quy phạm phổ biếnTính quyền lực, bắt buộc chungTính xác định chặt chẽ về mặt hình thứcCác đặc trưng trên của pháp luật cho thấy điều gì về bản chất của pháp luật?Các đặc trưng trên của pháp luật cho thấy pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hộiBài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNGTiết 2: Bản chất của pháp luậta. Bản chất giai cấp 2. Bản chất của pháp luật b. Bản chất xã hội Pháp luật của ai? Do ai? Vì ai?Đội mũ bảo hiểmXử lý vi phạmTòa án xét xửDừng xe trước đèn đỏQuốc hội ban hành Hiến phápCác bức tranh trên nói lên điều gì?Câu 1: Pháp luật do cơ quan nào ban hành?Câu 2: Pháp luật được ban hành nhằm mục đích gì?Câu 3: Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp nào?Bức tranh trên trả lời cho các câu hỏi sau:Câu 1: Pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.Câu 2: Mục đích của pháp luật là:- Định hướng cho xã hội, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền- Giữ gìn trật tự xã hội- Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nướcCâu 3: - Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp cầm quyền trong xã hội. - Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện. Từ 3 câu trả lời trên, em rút ra kết luận gì về bản chất của pháp luật?Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc( giai cấp cầm quyền )Câu hỏi: Pháp luật chỉ là những quy định do nhà nước ban hành, nhưng nó lại yêu cầu, bắt buộc tất cả mọi người phải làm theo. Điều đó khiến cho mỗi người không thể tự do làm theo tất cả những gì mình thích. Như vậy có phải là pháp luật đã làm mất tự do của mỗi người trong xã hội không? Pháp luật đề ra không chỉ để đảm bảo quyền tự do của mỗi cá nhân mà còn đảm bảo quyền tự do chung cho tất cả mọi người trong xã hội. Pháp luật vừa là giới hạn của sự tự do vừa là đảm bảo phát huy quyền tự do.HỌC TẬPTHAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VĂN NGHỆTỰ DO VUI CHƠITỰ DOBản chất giai cấp có phải là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào không? Lấy ví dụ chứng minh?Thảo luậnKiểu pháp luật Bản chất giai cấp của pháp luậtCổ đạiPhong kiếnThể hiện ý chí của giai cấp chủ nôPhục vụ lợi ích vua, quan lại.Tư sảnCơ bản thể hiện ý chí và phục vụ lợi ích giai cấp tư sản. Xã hội chủ nghĩaMang bản chất giai cấp công nhân, nhân dân lao động.Nô lệ trong nhàBuôn bán nô lệ như hàng hóaHành hình nô lệ dã manPháp luật cổ đạiMâu thuẫnPháp luật phong kiếnQuan lại, địa chủNông dân nghèoTheo em, Nhà nước Việt Nam đại diện cho giai cấp nào? Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động: “ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dânChính quyền từ xã tới chính phủ trung ương đều do dân cử ra”Pháp luật do nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của đa số nhân dân lao độngBÌNH ĐẲNG Các dân tộcCác tôn giáoCác quốc giaNam va nữDÂN CHỦNGƯỜI DÂN ĐI BẦU CỬPháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật đại diệncho giai cấp cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiệnb. Bản chất xã hội của pháp luậtPháp luật bắt nguồn từ đâu?Pháp luật do ai thực hiện?Pháp luật được thực hiệnvới mục đích gì?Từ xã hộiMọi thành viêntrong xã hộiVì lợi ích và sự phát triển của toàn xã hộiVí dụ 1 Thuận mua vừa bán và giữ chữ tín là quy tắc xử sự hợp lý được hình thành trong đời sống hằng ngày giữa người mua với người bán và được xã hội chấp nhận. Nhà nước đã thừa nhận các quy tắc này và quy định thành những nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự: “Tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng”.( Bộ luật Dân sự năm 2005) Ví dụ 2: “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,Một lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Điều 35, Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “ Con có bổn phận yêu quý, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ”.Núi Thái Sơn ( Trung Quốc )Ví dụ 3: Lao động là hoạt động quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho con người tồn tại và phát triển. Điều 55, Hiến pháp nước CHXHCN VN năm 1992 (sửa đổi bổ sung) quy định: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Bản chất xã hội của pháp luật được thể hiện: - Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.Kết luận Một đạo luật chỉ phát huy được hiệu lực và hiệu quả nếu kết hợp hài hoà bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất cứ kiểu pháp luật nào. Bản chất xã hội của pháp luật chứng minh được đó có phải là pháp luật tiến bộ hay không?Củng cố1. em hãy kể một số hành động trong cuộc sống mà em biết của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp?2. em hãy kể những hành động của pháp luật thể hiện pháp luật mang tính xã hội?DẶN Ôn lại bài học hôm nayTìm hiểu tiếp Bài 1: tiết 3Bài tập SGKCHÚC THẦY CÔ VÀ CÁC EM MẠNH KHỎE

File đính kèm:

  • pptbai 1phap luat va cuoc song.ppt