Bài giảng Giáo dục học đại cương

Chương 1

GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

I. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT

1. Giáo dục là nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người

Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại con người phải tiến hành hoạt động lao động. Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày con người tiến hành nhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ được một kho tàng kinh nghiệm phong phú bao gồm các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cùng những giá trị văn hóa xã hội như các chuẩn mực về đạo đức, niềm tin, các dạng hoạt động giao lưu của con người trong xã hội Để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội lòai người, con người có nhu cầu trao đổi và truyền thụ lại những kinh nghiệm đã tích lũy ấy cho nhau. Sự truyền thụ và tiếp thu hệ thống kinh nghiệm đó chính là hiện tựơng giáo dục.

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ có trong xã hội loài người giáo dục mới nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng. Lúc đầu giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra theo lối quan sát, bắt chước ngay trong qúa trình lao động (săn bắt, hái lượm, chăn nuôi, trồng trọt ). Về sau giáo dục trở thành một hoạt động tự giác có tổ chức, có mục đích, nội dung và phương pháp của con người. Xã hội loài người ngày càng biến đổi, phát triển, giáo dục cũng phát triển và trở thành một hoạt động được tổ chức chuyên biệt: có chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháp khoa học Như vậy, giáo dục là họat động truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.

 

doc43 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
phải không ngừng cải tiến và đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học
	- Xã hội cần tạo mọi điều kiện bảo đảm cho người học nhận được sự nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe, sự hỗ trợ chung về thể chất và tình cảm
2. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)
	Giáo dục không những được thực hiện qua con đường dạy học trên lớp mà còn qua các HĐGDNGLL. HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh. HĐGDNGLL nhằm các mục tiêu sau đây:
	- Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
	- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với từng lứa tuổi như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức quản lý, kĩ năng kiểm tra đánh giá Củng cố, phát triển các hành vi thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội.
	- Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương, đất nước, có thái độ đúng đắn đối với tự nhiên, xã hội
Các loại hình HĐGDNGLL bao gồm:
2.1. Hoạt động lao động
Lao động là hình thức hoạt động đặc biệt của con người, lao động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần nhằm thoả mãn nhu cầu cuộc sống của con người và chính trong lao động con người cũng cải tạo cơ bản bản thân mình Hoạt động lao động được đưa vào nhà trường với tư cách là một con đường giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
	- Lao động là phương tiện hữu hiệu để phát triển các mặt giáo dục tòan diện của nhân cách như trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất
- Hoạt động lao động được tổ chức một cách đúng đắn trong nhà trường không những giúp cho học sinh biết làm một số công việc lao động trước mắt mà còn chuẩn bị thiết thực cho học sinh về mặt tâm lý cũng như các phẩm chất và năng lực cần thiết khác để tham gia lao động trong tương lai.
Những dạng hoạt động lao động cơ bản của học sinh như lao động tự phục vụ; Lao động sản xuất; Lao động công ích 
Một số yêu cầu cơ bản: 
	- Lao động phải mang ý nghĩa giáo dục
	- Đảm bảo tính tập thể, tính vừa sức, tính sáng tạo của hoạt động lao động.
	- Đảm bảo tính thường xuyên liên tục của các hoạt động lao động, tăng dần tính phức tạp của hoạt động lao động theo lứa tuổi.
	- Tổ chức cho học sinh tự giác, tích cực tham gia vào nhiều hình thức lao động khác nhau, kích thích tính sáng tạo của học sinh trong lao động
2.2. Hoạt động xã hội – chính trị
Hoạt động xã hội- chính trị là hình thức hoạt động của cá nhân với các mối quan hệ giao tiếp đa dạng trong cộng đồng, trong một môi trường xã hội nhất định. Tham gia vào các hoạt động xã hội, con người được giao lưu với nhiều cá nhân và tập thể khác nhau, nhờ đó các phẩm chất nhân cách của mỗi cá nhân càng phát triển, đồng thời cá nhân cũng góp phần tham gia phát triển xã hội. Ý nghĩa của hoạt động xã hội thể hiện:
	- Hoạt động xã hội tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh thâm nhập vào cuộc sống, gắn bó với cuộc sống, có ý thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc mình là một thành viên của xã hội. Trong quá trình tham gia vào cuộc sống xã hội học sinh nhận thức và chấp nhận những khuôn mẫu và chuẩn mực xã hội, thích nghi với các chuẩn mực ấy và chuyển chúng thành những giá trị của bản thân.
	- Thông qua các hoạt động xã hộ, kiến thức của học sinh về con người, về xã hội càng thêm phong phú và mở rộng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa với mọi người sẽ đa dạng, sâu sắc và nhuần nhuyễn hơn; trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức của học sinh được nâng cao hơn. 
	- Các hoạt động xã hội không chỉ đem lại hệ thống giá trị cho cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân thích ứng với nếp sống và các định chế của xã hội, mà còn tạo điều kiện và cơ hội cho cá nhân đóng góp sức lực, trí tuệ của mình vào sự phát triển xã hội, phát triển tính tích cực của cá nhân trong việc sáng tạo thêm và làm phong phú kho tàng văn hóa của xã hội.
	Nội dung và hình thức hoạt động xã hội rất phong phú và đa dạng. Tuỳ lứa tuổi học sinh mà chọn những hình thức phù hợp. Đó là những hoạt động có liên quan đến những dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế, các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, dân tộc; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện
	Một số yêu cầu khi tổ chức các hoạt động xã hội:
	- Nhà trường cần tổ chức nhiều dạng hoạt động xã hội phong phú, đa dạng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý học sinh.
	- Những hoạt động xã hội cần gắn với cộng đồng, trước hết là với cộng đồng địa phương, tạo nên sự gắn bó giữa học sinh và cộng đồng.
	- Cần phát huy tinh thần tự giác, tích cực và sáng tạo, tinh thần tự quản của học sinh. GV đóng vai trò cố vấn, định hướng, hướng dẫn cho học sinh hoạt động.
	- Trong qúa trình tổ chức các hoạt động xã hộ, cần phối hợp với các tổ chức Đoàn. Đội, Hội cha mẹ học sinh
2.3. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao
Hoạt động văn hóa, nghệ thuật có tác dụng giáo dục rất tích cực đối với học sinh. Đây được xem là “ món ăn tinh thần” không thể thiếu được trong đời sống tập thể hàng ngày:
	- Hoạt động văn hóa, nghệ thuật giúp tinh thần học sinh sảng khoái hơn, bớt được những căng thẳng trong việc học tập.
	- Hoạt động này giáo dục học sinh biết cách cảm thụ nghệ thuật, cảm thụ cái hay, cái đẹp của con người, của cuộc sốngtạo nên ở học sinh những xúc cảm thẩm mỹ, những tình cảm đẹp đẽ, phát triển tâm hồn tự nhiên, trong sáng.
	- Hoạt động này giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức như tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người.
Nội dung và hình thức hoạt động văn hoá nghệ thuật trong nhà trường rất đa dạng như hát, múa, kể chuyện, ngâm thơ, tấu hài, vẽ, kịch, tạo hình, biểu diễn thời trang
Những yêu cầu:
	- Các hoạt động phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, hứng thú, sở thích học sinh.
	- Đảm bảo phát huy, phát triển được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng tự quản.
	- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động văn hoá nghệ thuật, có sự thay đổi liên tục nhằm kích thích, thu hút và phát triển tiềm năng của học sinh.
2.4. Hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch
Vui chơi là một dạng hoạt động có ý nghĩa giáo dục quan trọng:
	- Giúp học sinh phát triển nhiều phẩm chất đạo đức như tình thân ái, đoàn kết, lòng trung thức, tinh thần cộng đồng trách nhiệm, khắc phục những nét xấu như tính ích kỷ, chơi trội, giả dối
	- Giúp học sinh có cơ hội nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội, phát triển trí thông minh, sáng tạo, phát triển năng khiếu...
	- Giúp học sinh phát triển óc thẩm mỹ, cảm thụ cái đẹp, sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống	
- Giúp học sinh thoải mái dễ chịu, phục hồi sức khoẻ sau những giờ học tập, lao động, phát triển những phẩm chất vận động qua những trò chơi vận động, qua các hoạt động dã ngoại, du lịch...
	- Giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng hoạt động: tổ chức, điều khiển, thích ứng, giao tiếp, hợp tác, kiểm tra, đánh giá
Những yêu cầu để hoạt động vui chơi phát huy tốt tác dụng:
	- Hoạt động vui chơi phải có nội dung phong phú, hình thức đa dạng, hấp dẫn, các hoạt động vui chơi phải liên quan đến nhiều lĩnh vực như khoa học – kỹ thuật (trò chơi điện tử, đố vui), văn học – nghệ thuật (diễn kịch, hài), văn hoá, TDTT, tham quan du lịch, giải trí thư giãn
	- Kích thích hứng thú và tính tự nguyện tự giác của học sinh trong hoạt động vui chơi dưới sự quản lý của giáo viên.
	- Tổ chức các hoạt động vui chơi một cách có kế hoạch với những điều kiện cần thiết (sân bãi, đồ chơi, dụng cụ).
	- Thu hút các lực lượng xã hội và tận dụng các điều kiện có sẵn hợp lý.
Tóm lại, các con đường giáo dục có mối quan hệ biện chứng đan kết, xâm nhập và hỗ trợ nhau. Trong qúa trình giáo dục cần tổ chức tốt từng con đường đồng thời phối hợp đồng bộ hài hoà các con đường giáo dục.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 3
Nêu khái niệm và ý nghĩa của việc xác định mục đích, mục tiêu giáo dục
Trình bày những cơ sở xác định MĐGD
Phân tích nội dung MĐGD tổng quát và MĐGD nhân cách trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước. Nêu MTGD các bậc học, cấp học.
Trình bày các nhiệm vụ giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông. Tìm hiểu và nhận xét việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục toàn diện ở một trường phổ thông cụ thể. 
Trình bày cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam theo Luật giáo dục; Các loại hình trường lớp, phương thức đào tạo.
Trình bày khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu tổ chức thực hiện các con đường giáo dục. Tìm hiểu và nhận xét việc thực hiện các con đường giáo dục ở một trường phổ thông cụ thể.

File đính kèm:

  • docGiao duc hoc dai cuong.doc