Bài giảng Giáo dục vệ sinh học đường

Sức khoẻ con người gắn liền với mọi biến động lớn, nhỏ của môi trường và những biến động đó có thể trở thành mối đe doạ cho sức khoẻ, đặc biệt là khi con người sống trong hoàn cảnh thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường kém.

 Mỗi năm, trên thế giới có 3 triệu trẻ em chết do liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường. Năm 2000, trên thế giới vẫn còn 1,1 tỷ người thiếu nước sạch cho sinh hoạt và 2,4 tỷ người không được sử dụng các công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn.

 

ppt37 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục vệ sinh học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Gi¸o dôc vÖ sinh häc ®­êngNước sạch và vệ sinh môi trườngSức khoẻ con người gắn liền với mọi biến động lớn, nhỏ của môi trường và những biến động đó có thể trở thành mối đe doạ cho sức khoẻ, đặc biệt là khi con người sống trong hoàn cảnh thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường kém. Mỗi năm, trên thế giới có 3 triệu trẻ em chết do liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường. Năm 2000, trên thế giới vẫn còn 1,1 tỷ người thiếu nước sạch cho sinh hoạt và 2,4 tỷ người không được sử dụng các công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn. Tại Việt Nam, đến hết năm 2003, cả nước vẫn còn 46% dân cư nông thôn phải sử dụng nước không an toàn và gần 60% hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong học đường, cho đến nay tuy đã có hơn 10.000 trường học các cấp có các công trình cấp nước sạch và công trình nhà tiêu, hố tiểu đạt vệ sinh được xây dựng là cơ sở để học sinh thực hành các thao tác vệ sinh được học tại học đường, vừa bảo đảm nhu cầu sinh hoạt của thầy và trò, vừa tạo môi trường vệ sinh cho trường học. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều trường học chưa có nguồn nước sạch, chưa có nhà tiêu, hố xí hợp vệ sinh. Nhiều trường học, từ trường mầm non, tiểu học đến đại học, cao đẳng chưa thực sự quan tâm xây dựng hệ thống cấp nước sạch và các công trình nhà tiêu, hố tiểu bảo đảm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày khi các em đến trường. Trong điều kiện môi trường như vậy, nhiều loại bệnh tật rất dễ phát sinh, nhiều khi trở thành các nguồn lây nhiễm nguy hiểm. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, nước ta từ năm 1996 - 2000, mỗi năm trung bình có 1 triệu trường hợp bị kiết lỵ, 19.000 trường hợp bị thương hàn, 37.000 trường hợp bị lỵ amip. Tình trạng giun ở trẻ em khu vực nông thôn rất cao, nhiều nơi ở Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh có tới 80% học sinh tiểu học bị nhiễm các loại giun đũa, giun móc, giun kim, giun tóc. Một cuộc điều tra về dịch tễ học bệnh mắt hột do Bộ Y tế tiến hành tại 12 huyện của 8 tỉnh miền Bắc từ tháng 7 - 9/2001 cho thấy, tỷ lệ mắt hột hoạt tính trong cộng đồng là 13,4%, trong đó trẻ em dưới 19 tuổi chiếm 39%, tỷ lệ quặm do mắt hột từ 1,2 tới 4,1% trong nhóm đối tượng trên 35 tuổi. Bệnh ngoài da như ghẻ, lở, hắc lào cũng như những bệnh phổ biến ở những vùng thiếu nước sạch và công trình vệ sinh.Chính vì vậy, việc xây dựng và cải thiện điều kiện vệ sinh là vô cùng quan trọng để giảm tỷ lệ mắc bệnh của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trong các trường học cần lưu ý kiểm tra vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp hàng ngày. Giảng dạy cho học sinh kiến thức và kỹ năng thực hành về các vấn đề sức khoẻ như vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường sở, vệ sinh môi trường và nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao dần những hiểu biết của học sinh về tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ của cá nhân cũng như của cộng đồng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống của gia đình, làng xóm, thôn bản bằng cách khắc phục các tập quán, thói quen lạc hậu, phản vệ sinh, xây dựng các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khoẻ. Bảo đảm đủ nước uống và nước rửa sạch cho học sinh và phục vụ vệ sinh trường sở. Có nhà vệ sinh sạch sẽ phục vụ đủ cho học sinh và giáo viên. Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh, có biện pháp thu gom và xử lý rác hàng ngày, không gây ô nhiễm môi trường. Vệ sinh cơ sở vật chất và môi trường học đường hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất, tinh thần và kết quả học tập của mỗi học sinh.Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 23 triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn 35.000 trường học, từ mầm non đến tiểu học, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học. Nếu 23 triệu người này được nâng cao nhận thức, có kiến thức và thái độ đúng về bảo vệ môi trường thì đây là nhân tố rất quan trọng và to lớn để thực hiện công cuộc bảo vệ môi trường của đất nước Việt Nam, bởi học sinh, sinh viên hôm nay là người chủ tương lai của đất nước.Một báo cáo gần đây của tổ chức UNICEF nhấn mạnh có tới 83% các trường học ở VIệt Nam đang ở trong tình trạng thiếu nước sạch, hệ thống cấp nước và nhà vệ sinh không đảm bảo chất lượng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và khả năng học tập của học sinh. Các em học sinh sử dụng hệ thống nước uốngBé rửa tay tại hệ thống cung cấp nước mới Bé rửa tay tại hệ thống cung cấp nước mới Công tác Y tế học đườngY tế học đường là một công tác quan trọng, phục vụ yêu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ học sinh. Trong những năm gần đây, liên ngành Y tế-Giáo dục và Đào tạo đã có sự phối hợp chỉ đạo triển khai công tác y tế trường học trên phạm vi cả nước Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2000/BYT-GD&ĐT, đồng thời Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT nhằm đẩy mạnh công tác y tế trường học. Khách quan mà nói, trong những năm qua, ngành Y tế và ngành Giáo dục - Đào tạo đã phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác y tế trường học và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bước đi “chập chững”, đầy thụ động của y tế học đường. Có quá nhiều bất cập trong việc triển khai công tác y tế học đường. Mạng lưới cán bộ y tế trong các trường học mỏng về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng. Điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho học sinh chưa được chú trọng, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động... Từ năm 2008, các cơ sở giáo dục lập dự toán chi thực hiện nhiệm vụ y tế học đường và tổng hợp trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đơn vị theo quy định. Để phòng chống các bệnh do ảnh hưởng từ các điều kiện học tập cho học sinh, cần kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp bàn ghế đúng quy cách; chiếu sáng hợp lý cho các lớp học; đảm bảo mỗi trường học có đủ công trình vệ sinh; đảm bảo chế độ khám chữa bệnh định kỳ cho học sinh... Những việc làm ấy, thiết nghĩ không thể trì hoãn. Không phải vì thành tích, mà là vì tương lai...Các nhà trường cần tăng cường công tác Y tế trường học: Tổ chức khám sức khoẻ, khám răng, theo dõi sức khoẻ học sinh Ở lứa tuổi cấp 1, học sinh chưa có nhiều ý thức về răng miệng, gia đình là nơi trước hết, cần phối hợp với nhà trường dạy học sinh từ giữ vệ Nhiều phụ huynh thấy được những nguy cơ bệnh răng ở con em nhưng phụ huynh chưa có ý thức phòng bệnh răng miệng cho con hiện nay còn khá nhiều. Học sinh, chải răng, súc miệng sao cho đúng phương pháp chứ không qua quýt. Bố mẹ nên cần tập và theo dõi con đánh răng mỗi sáng, chiều, tối để hình thành trong trẻ ý thức này. Và cần hiểu đánh răng, giữ vệ sinh răng miệng cũng cần có khoa học mới hiệu quả chứ không phải làm cho có.      Lĩnh vực hết sức cần thiết trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đó là công tác y tế học đường chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Chính phủ đã có chỉ thị số 23 ngày 12/6/2006 về việc tăng cường công tác y tế trong trường học. Theo đó chỉ thị yêu cầu các bộ ngành liên quan, chính quyền các địa phương tập trung thực hiện tốt công tác y tế trong trường học.      Hiện nay hầu hết các trường học không có cán bộ chuyên trách, đa số do cán bộ làm thư viện, kế toán kiêm nhiệm. Mặc dù thông tư 35 ngày 23/8/2006 giữa Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ định biên cán bộ y tế học đường cho từng loại trường. Một thực trạng nữa liên quan đến y tế trường học cũng cần phải nêu lên đó là các tủ thuốc học đường ở các trường học quá sơ sài nếu không muốn nói là không có gì. Nguyên nhân do thiếu kinh phí hoặc do cán bộ y tế học đường kiêm nhiệm không có chuyên môn nên không giám cho thuốc học sinh sử dụng lúc ốm đau. Chính vì vậy tủ thuốc học đường ở nhiều trường đôi khi mang tính hình thức hơn là hiệu quả sử dụng theo đúng nghĩa. Để y tế học đường phát huy được vai trò trong trường học, góp phần chăm sóc sức khoẻ học đường cho các em học sinh rất cần sự quan tâm của các cấp các ngành. Triển khai một cách đồng bộ và thiết thực chỉ thị 23 của chính phủ về tăng cường y tế trong trường học. Khám mắt miễn phíCông tác vệ sinh học đườngDuy trì hình thức trực nhật, sao đỏ, tuyên truyền không xả rác trong những buổi sinh hoạt đoàn, sinh hoạt lớp và đặc biệt chào cờ đầu tháng.Để học sinh tham gia giữ vệ sinh là điều cần thiết. Ngoài ra, những giờ ra chơi, thầy cô giáo vẫn theo dõi các em ngoài sân trường, nếu có hành vi xả rác sẽ bị nhắc nhở, trừ điểm hạnh kiểm của cá nhân học sinh và cả lớp.  Chính việc đặt ra tiêu chí thi đua, khiến các em hào hứng hơn trong việc tự ý tức và nhắc nhở nhau giữ ý thức, vì đó là kết quả chung Lao động vệ sinh Vệ sinh lớp học Trực nhật trong lớp trước mỗi buổi họcVệ sinh hành lang sạch bóngÝ thức vệ sinh học đườngThùng rác theo hình những người bạn hoạt hình thân thiết của các em với nụ cười rạng rỡ và dòng chữ nhắc nhở: "Hãy cho tôi rác; Xin dẫm vào ngón chân tôi (để mở thùng rác); Giữ sân trường sạch đẹp nhé!..."Sau mỗi giờ học, thầy cô nhắc nhở học sinh chú ý chỗ ngồi, giữ vệ sinh xung quanh mình để lớp học được sạch sẽ. nhắc nhở HS vứt rác đúng chỗ Đội Sao Đỏ của trường (gồm những HS gương mẫu) tham gia gom rác và nhắc nhở các bạn trong mỗi giờ ra chơi. Công trình vệ sinh học đườngLà góc khuất ít ai để ý, thế nhưng nhà vệ sinh lại là chuyện cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới không nhỏ tới sức khỏe và ý thức của học sinh. Vậy nhưng hiện nay, rất nhiều trường học vẫn cứ coi đây là chuyện nhỏ...?!Cái WC (nhà vệ sinh) trường mình” đang trở thành một cái topic (chủ đề) được bàn luận sôi nổi.Hầu như ai tham gia vào topic này cũng nêu lên những “cảm xúc” khó tả khi bước chân vào nhà vệ sinh trường học. Chỉ mới đọc lướt qua vài dòng, đã cảm thấy như mùi xú uế đang bốc lên nồng nặc. Vào là chạy!Phản cảmAi tu sửa? Tăng cường đầu tư cho nhà vệ sinh học đường là điều cần thiết. Tuy nhiên, cần thiết hơn là giáo dục ý thức của học trò. 

File đính kèm:

  • pptGiao duc ve sinh hoc duong.ppt