Bài giảng Hệ tiêu hóa
Tầm quan trọng của hệ tiêu hóa
Cấu tạo
Sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa
Đặc điểm cơ quan tiêu hóa ở trẻ em
Vệ sinh tiêu hóa
Một số bệnh thường gặp về tiêu hóa ở trẻ em
i khuẩn hoại sinh có tác dụng phân hủy các cặn bã của thức ăn để tạo thành phân.2. Tuyến tiêu hóaa. Tuyến nước bọt - Đó là những ống hình chùm, tiết ra nước bọt đổ vào khoang miệng. - Trong khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt: đôi tuyến dưới lưỡi, đôi tuyến dưới hàm và đôi tuyến mang tai. - Tác dụng của nước bọt: làm ướt, làm nhão thức ăn, bôi trơn thức ăn cho dễ nuốt và cuốn khỏi niêm mạc miệng những chất có hại không cần thiết. - Trong nước bọt có các Enzym tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. b. Tuyến dạ dày - Ở dạ dày có khoảng 5 triệu tuyến nhỏ nằm trong niêm mạc của dạ dày và hằng ngày tiết khoảng 2 lít dịch vị. - Trong dịch vị có chứa: HCl và men pepxin và men prezua. + HCl vừa có tác dụng: giúp cho men pepxin hoạt động, vừa có tác dụng bảo vệ, tiêu diệt phần lớn vi sinh vật thâm nhập vào dạ dày cùng với thức ăn. + Men Pepxin: biến đổi protein thành các axit amin. + Men Prezua: có tác dụng tốt với mọi loại protein hòa tan trong sữa.c. Tuyến gan - Là tuyến lớn nhất của cơ thể, có màu nâu sẫm. - Nhiệm vụ: tiết ra mật để tiêu hóa thức ăn.d. Tuyến tụy - Màu hồng, nằm trong xoang bụng, dưới dạ dày, có ống dẫn chất tiết đổ vào ruột non ở tá tràng. - Nhiệm vụ: tiêu hóa thức ăn (chức năng ngoại tiết). - Ở tụy còn có các nhóm TB tiết ra chất Insulin ngấm trực tiếp vào máu có tác dụng quan trọng trong quá trình trao đổi Gluxit (chức năng nội tiết).III. Sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóaSự tiêu hóa thức ăn được diễn ra ở tất cả các phần của ống tiêu hóa và được biến đổi về cả 2 mặt: lí học và hóa học. Nhưng quá trình này được thể hiện rõ nhất ở 3 nơi: khoang miệng, dạ dày, ruột non.1. Tiêu hóa thức ăn ở khoang miệngBiến đổi lí học: Thức ăn vào miệng được: + Răng: Răng cửa cắt thức ăn; răng nanh xé thức ăn; răng hàm nghiền nhỏ thức ăn, sau đó thức ăn được tẩm với nước bọt làm thành 1 chất nhão dính. + Lưỡi: đảo trộn thức ăn, di chuyển thức ăn, đẩy thức ăn từ miệng vào hầu. Biến đổi hóa học: - Trong nước bọt không có Enzym tiêu hóa protein và tiêu hóa lipit mà chỉ có Enzym tiêu hóa gluxit - tinh bột: Amylaza (còn được gọi là Ptyalin). Amylaza không có tác dụng phân giải tinh bột sống mà chỉ có tác dụng phân giải tinh bột chín: 1 phần tinh bột chín sẽ được biến đổi thành đường mantozo.2. Tiêu hóa thức ăn ở dạ dàyBiến đổi lí học: - Sau khi ăn khoảng 10 – 20 phút thì dạ dày sẽ co bóp theo kiểu làn sóng, làm cho khối thức ăn được chuyển động theo chiều từ trên xuống dưới, sát thành dạ dày và nhồi từ dưới lên trên ở chính giữa.- Thức ăn ngấm dịch vị, bị mềm ra và rơi xuống vùng hang vị, rồi được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị và tạo thành một dịch lỏng. Khi đó, môn vị mở và đẩy một ít thức ăn xuống tá tràng rồi lập tức đóng lại.ĐÁY VỊTHÂN VỊHANG MÔNVỊỐngMônVịLỖ MÔN VỊKHUYẾTGÓCKHUYẾTTÂM VỊVÙNGTÂM VỊTIÊU HÓABỜ CONG NHỎBỜ CONG LỚNDo thức ăn chỉ xuống tá tràng một ít một nên sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn được triệt để. Nhờ vậy mà mặc dù cho trẻ ăn từng bữa nhưng sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thì lại diễn ra gần như suốt cả ngày để liên tục cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.Thức ăn xuống tới dạ dày sẽ được lưu giữ lại. Thời gian lưu giữ lại ở dạ dày tùy thuộc vào bản chất của thức ăn, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trạng thái cơ thể, tâm lí và cách chế biến thức ăn. Độ axit của dịch vị càng tăng thì mức độ co bóp của dạ dày càng mạnh. + Nếu dạ dày của trẻ co bóp quá yếu thì làm thức ăn bị ứ trệ, gây triệu chứng “đầy bụng”, “khó tiêu”. + Nếu dạ dày co bóp quá mạnh có thể gây ra đau bụng. + Nếu trẻ ăn phải thức ăn không phù hợp, thiu, thối, nhiễm khuẩn thì môn vị đóng lại, dạ dày co bóp mạnh để đẩy thức ăn ra ngoài qua miệng và gây nôn.Vì vậy, khi trẻ ăn phải thức ăn có độc thì phải chủ động gây nôn để loại bỏ thức ăn đó ra khỏi dạ dày, làm giảm sự nhiễm độc máu.Biến đổi hóa học: Tiêu hóa hóa học ở dạ dày được thực hiện chủ yếu do các E. tiêu hóa và axit HCl. - Tiêu hóa Protein: + E. Pepsin: phân giải protein thành các chuỗi polipeptit có kích thước khác nhau. + E. Chymosin và E. Prezua: tiêu hóa protein trong sữa. + E. Gelatinaza và E. Collagenaza: tiêu hóa protein của gân, bạc nhạc, các tổ chức liên kết thành các axit amin. Pepxin Protein polipeptit - Tiêu hóa lipit: do E. Lipaza thực hiện: phân giải lipit thành axit béo và glixerin, biến đổi 1 số mỡ và lòng đỏ trứng. Lipaza Lipit Glixerin + axit béoKhi thức ăn tới dạ dày, phần thức ăn vào trước nằm xung quanh khối thức ăn ngấm dịch vị , phần thức ăn vào sau nằm ở trung tâm nên chưa ngấm dịch vị, chưa chuyển sang môi trường axit. Vì vậy, men Amylaza có trong thức ăn từ khoang miệng chuyển xuống vẫn tiếp tục biến đổi tinh bột chín thành mantoza. - Axit HCl: có tác dụng hoạt hóa và tăng cường hoạt tính của E. Pepsin, thủy phân chất Xenlulozo của thức ăn thực vật, diệt khuẩn và sát trùng trong dạ dày. ?? Tại sao trong dịch dạ dày có E. pepsin tiêu hóa chất thịt rất mạnh, có axit HCl làm cho đọ chua của dạ dày xuống tới 2. Dịch vị chua như vậy có thể “ăn” da được, sao nó không “ăn” luôn dạ dày?3. Tiêu hóa thức ăn ở ruột nonBiến đổi lí học: Biến đổi cơ học ở ruột non có tác dụng: dồn đẩy liên tục thức ăn từ trên xuống dưới, làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng và thuận lợi hơn. - Khi thức ăn xuống đến ruột non, nhờ sự co bóp của các cơ ở thành ruột mà thức ăn được tiếp tục nhào trộn và ngấm dần các dịch tiêu hóa (dịch tụy, dịch ruột và dịch mật). Đồng thời nhờ sự co bóp của các cơ này mà thức ăn được đẩy dần xuống ruột già. - Thời gian thức ăn được lưu trữ ở ruột non khoảng: 3 – 5h.Biến đổi hóa học: * Dịch tụy: là sản phẩm ngoại tiết của tuyến tụy do các nang tụy tiết ra. Dịch tụy được xem là dịch tiêu hóa quan trọng nhất, vì có khả năng biến đổi tất cả các loại thức ăn. Trong dịch tụy có đầy đủ 3 loại men tiêu hóa gluxit, protein và lipit.+ Các men tiêu hóa protit trong dịch tụy gồm các men chính sau: trypxin, chymotryxin, cacboxy polypeptydaza. Các men này hoạt động rất mạnh và phối hợp với nhau để tiêu hóa protein từ lớn thành nhỏ, từ phức tạp thành đơn giản và cuối cùng tạo thành các a.a. + Các men tiêu hóa lipit gồm: lipaza, photpholipaza, colesterolesteraza. Dưới tác dụng của các men này thức ăn được biến đổi thành Glixerin và axit béo. + Các men tiêu hóa gluxit gồm: amylaza, mantaza, lactaza, sacaraza. Các men này hoạt động rất mạnh và phối hợp với nhau để tiêu hóa Gluxit từ lớn thành nhỏ và cuối cùng tạo thành các đơn phân tử Glucozo. E. Amylaza E. MantazaTinh bột Mantozo Glucozo E. Sacaraza Sacarozo Glucozo E. Lactaza Lactozo Glucozo* Dịch ruột - Trong dịch ruột có đủ 3 nhóm men tiêu hóa protit, gluxit, lipit. - Dưới tác dụng của các men này, phần thức ăn còn lại tiếp tục được biến đổi thành các sản phẩm là: axit amin, glucoza, axit béo và glixerin.* Dịch mậtTrong dịch mật không có E. tiêu hóa. Tác dụng tiêu hóa của dịch mật chủ yếu là vai trò của muối mật, có khả năng tạo ra độ pH thích hợp làm tăng cường khả năng hoạt động của các E. trong dịch tụy và dịch ruột. Muối mật cần thiết cho sự hấp thụ các chất hòa tan trong lipit như các loại VTM A, D, E, K. 4. Sự biến đổi thức ăn ở ruột già - Trong dịch của ruột già không có E. tiêu hóa, mà chỉ có chất nhầy để bảo vệ niêm mạc ruột. - Khi thức ăn xuống tới ruột già thì phần lớn các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa và hấp thu xong ở ruột non. Ruột già chỉ còn có chức năng hấp thu thêm 1 số chất dinh dưỡng, nhất là nước và Vitamin K. - Ở ruột già, nước được hấp thu rất mạnh làm cho các chất cặn bã sẽ được cô đặc lại rồi bị vi sinh vật phân hủy để tạo thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn.IV. Đặc điểm cơ quan tiêu hóa ở trẻ em - Miệng trẻ sơ sinh nhỏ, lưỡi tương đối lớn, rộng, dày. - Răng của trẻ là răng sữa. Răng trẻ nhỏ, mảnh hơn răng người lớn, men răng mỏng. - Ở trẻ sơ sinh: tuyến nước bọt chưa được biệt hóa, trung tâm điều khiển việc bài tiết nước bọt chưa phát triển. Do đó, ở trẻ nước bọt tiết ra ít và chưa tiêu hóa được tinh bột, do thiếu men amylaza. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn bột trước 3 tháng. - Thực quản của trẻ vừa ngắn lại vừa rộng, khả năng đàn hồi bị hạn chế. Vì vậy, khi ăn trẻ thường hay bị hóc, bị nghẹn. - Ở trẻ nhỏ, dạ dày ở vị trí cao hơn so với người lớn và nằm ngang không giống tư thế thẳng ở trẻ lớn và người lớn. Vì vậy, trẻ dễ bị ọc sữa hoặc ói sau khi ăn. - Trong dạ dày trẻ có chứa rất nhiều men Prezua gây kết tủa sữa. Vì vậy, thức ăn phù hợp nhất đối với trẻ là sữa. - Axit HCl trong dạ dày trẻ ít, vì vậy thức ăn có chứa nhiều đạm, mỡ được xem là khó tiêu đối với trẻ. - So với chiều cao cơ thể thì ruột trẻ dài hơn ruột người lớn (ruột trẻ dài gấp 6 lần, còn ruột người lớn dài gấp 4 lần). - Niêm mạc ruột chưa bền chắc nên trẻ dễ bị viêm ruột và màng treo ruột của trẻ dài nên trẻ dễ bị lồng ruột hay xoắn ruột.V. Vệ sinh tiêu hóa - Tổ chức việc ăn uống hợp lí, khoa học cho trẻ. - Rèn luyện cho trẻ các thói quen vệ sinh trong bữa ăn: rửa tay trước khi ăn, lau miệng trong khi ăn nếu cần thiết. - Phải vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng miệng cho trẻ. Không để thức ăn dính lại trên răng và dắt lại trong khoang miệng để tránh vi khuẩn len men, làm hỏng răng và viêm nhiễm đường tiêu hóa của trẻ. - Phải cho trẻ ăn uống điều độ, đúng giờ, đủ lượng, không nên ăn no quá làm ngăn cản hoạt động của hệ tiêu hóa. - Vệ sinh thực phẩm: thức ăn phải được rửa sạch, nấu chín và che đậy cẩn thận tránh ruồi, muỗi, chuột, gián đậu vào hay thức ăn bị biến chất, ôi thiu. - Ăn chậm, nhai kĩ và tạo được tâm trạng thoải mái khi ăn để thức ăn được tiêu hóa và hấp thu triệt để. Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi để giúp cho quá trình tiêu hóa tốt. - Cần phải chú ý đến răng của trẻ trong giai đoạn thay răng. - Phải dạy cho trẻ phải thở bằng mũi, không thở bằng miệng để tránh những ảnh hưởng xấu đến răng. - Để tránh sâu răng, trẻ từ 3 tuổi trở lên, buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ phải đánh răng. Hướng dẫn cho trẻ dùng bàn chải nhỏ, mềm và thuốc đánh răng trẻ em để đánh răng. - Để phát hiện sớm và điều trị các răng sâu, cần khám khoang miệng cho trẻ mẫu giáo 2 lần trong mỗi năm.VI. Một số bệnh thường gặp về tiêu hóa ở trẻ emỈa chảy cấpNhiễm giun
File đính kèm:
- He tieu hoa.ppt