Bài giảng Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Chủ Đề Hoạt Động Tháng 9: Thanh Niên Học Tập, Rèn Luyện Vì Sự Nghiệp Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Đất Nước

MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

- Học sinh hiểu được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH.

- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.

- Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện

Hoạt động 1:

"Vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước"

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

- Học sinh hiểu được nội dung và vai trò CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; vai trò và vị trí của người thanh niên học sinh trong sự nghiệp đó.

- Có thái độ tin tưởng vào sự thánh công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Xác định được trách nhiệm của thanh niên học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước, từ đó tích cực học tập và rèn luyện.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2891 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Chủ Đề Hoạt Động Tháng 9: Thanh Niên Học Tập, Rèn Luyện Vì Sự Nghiệp Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Đất Nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nh đã được phân công lần lượt trình bày các ý kiến của mình
- Tranh luận, thảo luận tự do (nếu có)
- Giáo viên chủ nhiệm giải đáp một số vấn đề nếu cần thiết
V. Kết thúc hoạt động: 
- Nhận xét chung những ý kiến thảo luận
- Khẳng định mục tiêu và lí tưởng của Đảng
- Đánh giá sự tìm hiểu và thái độ HS trong 2 tiết
Hoạt động 3:
Ca hát những bài hát về Đảng, về Đoàn (1tiết)
I. Mục tiêu hoạt động:...
- Giúp học sinh biết thêm một số bài hát và biết hát các bài ca ngợi Đảng, ca ngợi Đoàn.
- Phấn khởi, tự hào và thêm tin yêu Đảng, tin yêu Đoàn, yêu cuộc sống, say mê học tập và rèn luyện
- Tích cực học tập lấy thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng và hướng tới kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3.
II. Nội dung hoạt động:
* Tổ chức sưu tập và tập huấn các bài hát về Đảng, về Đoàn
* Tổ chức thi hát
* Viết thu hoạch trả lời các câu hỏi
- Nội dung các bài hát đã trình bày có ý nghĩa gì?
- Tác dụng của bài ca với cuộc sống của chúng ta hiện nay?
- Cảm tưởng về bài hát đã hát?
III. Công tác chuẩn bị
* Giáo viên:
- Phát động học sinh tìm hiểu và tập các bài hát ca ngợi Đảng, Đoàn (chuẩn bị trước hai tuần).
	- Nếu học sinh không thuộc bài nào thì phải tập một bài trong buổi hoạt động ( Bài "Ca ngợi Đảng CSVN")
- Tiếp nhận đăng kí của học sinh về các bài hát và chuẩn bị sắ xếp chương trình tổ chức hát.
	- Xây dựng một số câu hỏi cho hoạt động tìm hiểu của học sinh
* Học sinh:
	- Phân công người sau tầm và tập luyện theo từng tổ (mỗi tổ 2 bài)
- Nắm vững thể lệ thi hát
- Chuẩn bị phòng học cho giờ hoạt động
IV. Tổ chức hoạt động:
- Giáo viên nói rõ mục đích yêu cầu của cuộc thi
- Nêu thể lệ cuộc thi và cách đánh giá
- Các đội thứ tự trình bày tiết mục của mình dưới sự hướng dẫn chương trình của giáo viên chủ nhiệm, (phải nêu đầy đủ tên tác giả, tên người trình bày tác phẩm).
- Đọc câu hỏi để HS là bài kiểm tra
- Đánh giá kết quả sơ bộ về bài hát, và thi hát
- Chấm điểm (Thang 20 điểm) cho cá đội
V. Kết thúc hoạt động: 
- Thông báo kết quả sơ bộ về thi hát
TT
Đội
Xếp thứ
1
Đội 4
2
Đội 4
3
Đội 4
4
Đội 4
- Thi tìm hiểu về bài hát sẽ công bố sau
- Đánh giá sự chuẩn bị và rút kinh nghiệm	
	..	.. 	..
	..
Ngày soạn:
Ngày giảng:..
Chủ đề hoạt động tháng 3
Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
Mục tiêu giáo dục: 
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân nói riêng và đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung
- Nắm được những kỹ năng cần thiết về tổ chức hoạt động tập thể, về xác định những cơ sở ựa chọn nghề nghiệp.
- Có thái độ rõ ràng trong việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân.
Hoạt động 1:
Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp ( 2 tiết)
I. Mục tiêu hoạt động:...
- Học sinh nhận thức được ý nghĩa của vấn đề lập nghiệp với bản thân, từ đó tìm được phương hướng lựa chọn những hiểu biết về một số ngành nghề, nhất là những ngành nghề cho phù hợp với bản thân.
- Có thái độ tích cực trong việc tìm hiểu ngành nghề phù hợp với bản thân.
- Biết cách tìm hiểu, phân tích, khái quá các ngành nghề cụ thể
II. Nội dung hoạt động:
1, ý nghĩa của việc lập nghiệp.
- Lập nghiệp cho bản thân là mong muốn của thé hệ trẻ trong xã hội hiện nay
- Biết lựa chọn ngành nghề trên cơ sở nhận thức của mình về nghề nghiệp
- Tất cả các xã hội, thành viên xã hội đều phải quan tâm
2, Vấn đề lập nghiệp gắn liền với năng lực bản thân
- Có tri thức về nghề lựa chọn
- Phải rèn luyện dể có thể lập nghiệp
3, Vấn đề lập nghiệp gắn với hoài bão, ước mơ:
- Phải có suy nghĩ cho tương lai
- Đặt câu hỏi cho mình về nghề nghiệp.
III. Công tác chuẩn bị
* Giáo viên:
- Xác định tính chất cần thiết đối với học sinh THPT
- Gợi ý cán sự lớp và BCH Chi đoàn xây dựng nội dung
- Cho chép câu hỏi để chuẩn bị trước:
1. Bạn có những suy nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp của mình chưa? hãy cho cả lớp cùng biết
2. Theo bạn học sinh lớp 10 có cần quan tâm tới vấn đề lập nghiệp không? Tại sao có? Tại sao không?
3. Bạn biết gì về phong trào lập nghiệp của thanh niên hiện nay?
4. Bước đầu của lập nghiệp là chọn cho mình một nghề. Vậy theo bạn khi chọn nghề cho bản thân, chúng ta cần lưu ý những điều kiện gì?
5. Có ý kiến cho rằng: nghề nghiệp của bản thân là do cha mẹ quyết định, miễn là có nhiều tiền. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này?
- Dự kiến thời gian hoạt động
* Học sinh:
	- Phổ biến nội dung yêu cầu để từng tổ chuẩn bị
- Cử người làm nòng cốt cho từng tổ
- Dự kiến một số tình huống để thảo luận
- Chuẩn bị một số bài hát
IV. Tổ chức hoạt động:
Tiết 1: Hoạt động theo tổ
- Tổ thảo luận theo từng tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng, có ghi biên bản để tiết 2 báo cáo ở lớp 
- Các cá nhân phát biểu quan điểm của mình
- Mỗi Tổ chọn 1 đại diện sẽ trình bày trước lớp ở tiết sau.
Tiết 2: Thảo luận chung cả lớp: 
- Nêu lí do của sinh hoạt
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu gợi ý định hướng
- Cán bộ lớp nêu tóm tắt những nội dung có tính vấn đề để tập trung thảo luận.
- Mỗi tổ cử đại diện của mình lên trình bày ý kiến để cùng nhau tranh luận.
- Trình bày một vài bài hát có liên quan đến nghề nghiệp
V. Kết thúc hoạt động: 
- GV chủ nhiệm tóm tại lại vài nội dung cơ bản 
- Cán bộ lớp nhận xét kết qủa đạt được sau hoạt động
Hoạt động 2:
Tìm hiểu về các ngành nghề ( 2 tiết)
I. Mục tiêu hoạt động:...
- Học sinh có được những hiểu biết về một số ngành nghề, nhất là những ngành nghề mà bản thân đang có hướng, dự kiến tiếp cận để tìm hiểu rõ hơn.
- Hình thành thái độ tích cực trong việc tìm hiểu ngành nghề phù hợp với bản thân.
- Biết phân tích, so sánh tính chất, đặc điểm của các ngành nghề khác nhau, từ đó định hướng cho việc cậon nghề của bản thân
II. Nội dung hoạt động:
1, ý nghĩa của việc tìm hiểu các ngành nghề.
- Hiểu biết về nghề để từ đó chọn nghề, chọn hướng đi của cuộc đời là một việc làm quan trọng.
- ý thức tự tìm hiểu về các ngành nghề giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, lòng tự tin, nâng cao hiểu biết cho bản thân về nghề nghiệp trong xã hội
2, Các nghề trong xã hội:
- Có nhiều nghề, nhiều chuyên môn khác nhau
- Hướng phát triển các ngành nghề trong tương lai
3, Nghề gắn với năng lực bản thân:
- Nghề gắn với năng lực bản thân
- Phải làm gì để có thể đầy đủ điều kiện cho việc lựa chọn nghề.
III. Công tác chuẩn bị
* Giáo viên:
- Tìm hiểu các ngành nghề trước
- Gợi ý Hs tìm hiểu trước.
- Xây dựng một số câu hỏi
* Học sinh:
	- Phân công người sau tầm lên danh mục các ngành nghề
- Chuẩn bị phòng học cho giờ hoạt động
IV. Tổ chức hoạt động:
Tiết 1: Thi tìm hiểu các ngành nghề
- Giáo viên nói rõ ý nghĩa của việc tìm hiểu các ngành nghề
- Cho HS báo cáo các ngành nghề mà HS đã sưu tầm (Mỗi đội 3 em)
- Giáo viên giới thiệu thêm các ngành nghề bổ sung
- Thảo luận cả lớp 
Tiết 2: Năng lực bản thân về các ngành nghề
- Các đội thứ tự trình bày năng lực của bản thân mình có thể phù hợp với ngành nghề nào? (Mỗi đội 2 em)
- Lớp thảo luận và phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét. cho ý kiến qua phân tích
V. Kết thúc hoạt động: 
- Chốt lại những điểm cơ bản
- Học sinh phát biểu cảm tưởng khi được biết thêm ngành nghề (2HS)	..	.. 	..
	..
Ngày soạn:
Ngày giảng:..
Chủ đề hoạt động tháng 4
Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác
Mục tiêu giáo dục: 
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hoà bình, hữu nghị và hợp tác trong bối cảnh hội nhập hiện nay; thấy rõ tính chất nguy hiểm của nguy cơ chạy đua vũ trang, chủ nghĩa khủng bố và cách ngăn chặn nó.
- Có thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp hàng ngày, trong cách giải quyết các tình huống nảy sinh ở gia đình, nhà trường và cộng đồng; tỏ rõ thái độ trước các vấn đề xã hội hiện nay.
- Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết các vấn đề trong các xung đột hàng ngày.
Hoạt động 1:
Hoạt động giải trí "Ô chữ hoà bình" ( 1 tiết)
I. Mục tiêu hoạt động:...
- Học sinh nhận thức được vấn đề hoà bình và sự cần thiết phải duy trì hoà bình, chống chiến tranh
- Có thái độ tích yêu hoà bình, ghét chiến tranh
- Biết cách hợp tác, đoàn kết để duy trì hoà bình.
II. Nội dung hoạt động:
1. Hoà bình là gì?
- Hoà bình là giá trị phổ biến của nhân loại, của mỗi quốc gia, của dân tộc
- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh, xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa người với người.
- Hoà bình là nền tảng, là điều kiện tiên quyết để xây dựng một thế giới bình yên và thịnh vượng cho mọi dân tốc.
2. Vì sao phải xây dựng một nền hoà bình trên hành tinh của chúng ta
- Hoà bình cần cho mỗi con người, mỗi gia đình, cộng đồng, cho mỗi quốc gia, khu vực và cho cả thế giới này. Tự do và hoà bình là những bộ phận không thể thiếu đối với phẩm giá của con người và là nhiệm vụ thiêng liêng mà tất cả các dân tộcphải thực hiện.
- Có hoà bình mới có điều kiện để phát triển và ổn định cho một xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững trân hành tinh của chúng ta.
III. Công tác chuẩn bị
* Giáo viên:
- Xác định yêu cầu, mục đích hoạt động cho học sinh toàn lớp biết. Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp suy nghĩ để thực hiện.
- Liên hệ với giáo viên lịch sử, GGCD giúp học sinh xây dựng nội dung hoạt động.
* Học sinh:
	- Cán bộlớp và Chi đoàn trao đổi để xây dựng kế hoạch hoạt động
- Phổ biến yêu cầu cho từng tổ, từng cá nhân suy nghĩ, tự lập các cụm từ có liên quan đến hoà bình để tham gia trò chơi.
- Cử người dẫn chương trình hoạt động
IV. Tổ chức hoạt động:
- Tổ chức hát tập thể ca ngợi hoà bình, tình đoàn kết hữu nghị.
- Người dẫn chương trình phổ biến cách thực hiện hoạt động.
- Hai học sinh (Của 2 tổ) lên bảng thi viết nhiều cụm từ đồng nghĩa với hoà bình trong 3 phút.
- Mời khán giả bổ sung danh sách cụm từ đồng nghĩa với hoà bình
- Hai học sinh (Của 2 tổ khác) lên bảng thi viết nhiều cụm từ trái nghĩa với hoà bình trong 3 phút.
- Mời khán giả bổ sung danh sách cụm từ trái nghĩa với hoà bình
- Nhận xét, đánh giá và cho điểm theo từng tổ.
V. Kết thúc hoạt động: 
- GV chủ nhiệm nhận xét về kết quả đạt được sau buổi hoạt động.
- Hỏi ý kiến toàn lớp vềtác dụng của hoạt động và kiến nghị gì cho những hoạt động tiếp theo cũng với chủ điểm này

File đính kèm:

  • dochoat dong ngoai gio 10.doc