Bài giảng Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Bài 10- Tiết 1: Lí Tưởng Sống Của Thanh Niên

Vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh đã làm nên lịch sử khiến thế giới phải nghiêng mình.

 + Năm 1911- 21 tuổi, mang trong lòng tình yêu nước nồng nàn, nhiệt huyết sục sôi, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước và đã đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ lầm than.

 + Năm 1924, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, người thanh niên ấy đã ra tờ báo “Thanh niên” kêu gọi thanh niên Việt Nam yêu nước đứng lên cứu nước.

 

ppt31 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Bài 10- Tiết 1: Lí Tưởng Sống Của Thanh Niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
các thầy giáo, cô giáoĐến Dự giờ thăm lớpNhiệt liệt chào mừng “ Lí tưởng là ngôi sao dẫn đường. Không có nó, không có phương hướng vững chắc, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.” (LepTôn Xtôi)Bài 10- tiết 1Lí tưởng sống của thanh niên “Suốt đời, tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.” Vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh đã làm nên lịch sử khiến thế giới phải nghiêng mình. + Năm 1911- 21 tuổi, mang trong lòng tình yêu nước nồng nàn, nhiệt huyết sục sôi, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước và đã đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ lầm than. + Năm 1924, lấy tên là Nguyễn ái Quốc, người thanh niên ấy đã ra tờ báo “Thanh niên” kêu gọi thanh niên Việt Nam yêu nước đứng lên cứu nước.Năm 1924, mở màn là tiếng bom tại Sa Điện- Quảng Châu- Trung Quốc do người thanh niên yêu nước Phạm Hồng Thái ám sát tên toàn quyền Mirel, tên toàn quyền thoát chết còn Phạm Hồng Thái đã gieo mình xuống dòng sông Châu Giang tự vẫn.Sự hi sinh dũng cảm của Phạm Hồng Thái đã làm rung động hàng triệu thanh niên Việt Nam. Tiêu biểu là Nguyễn Thái Học- tốt nghiệp CĐSP Hà nội năm 1924, anh đã tích cực trong phong trào đấu tranh chống Thực dân Pháp và trở thành người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hàng triệu người con ưu tú, hầu hết ở tuổi thanh xuân đã sẵn sàng xả thân vì nước. Trong cuộc trường kì kháng chiến chống Thực dân Pháp, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ: “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, biết bao anh hùng đã chiến đấu và làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. 14 tuổi, Võ Thị Sáu tham gia làm công an xung phong Đất Đỏ, 15 tuổi bị chính quyền Pháp bắt và kết án tử hình đày ra Côn Đảo. Năm 1952 , bị xử bắn khi chưa tròn 18 tuổi. Trước khi chết, chị vẫn hát vang bài quốc ca hùng tráng. Anh Tô Vĩnh Diện bất chấp nguy hiểm, lấy thân mình chèn pháo khi cùng đồng đội kéo pháo lên dốc trong chiến dịch Điện Biên. Anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện để đồng đội xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Thế hệ các anh đã làm nên chiến thắng: Chín năm làm một Điện Biên Lên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng. Pháp đầu hàng, Mĩ lại sang xâm lược, cuộc kháng chiến lại bắt đầu. “Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn, cũng phải dành được độc lập”, lớp lớp thanh niên lại tình nguyện lên đường. Người công nhân Nguyễn Văn Trỗi bị kết án tử hình vì tội mưu sát bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kì. Khi ra pháp trường vẫn hiên ngang tuyên bố: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo Đế quốc Mĩ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!” Thiếu tướng Lê Mã Lương- Giám đốc Bảo tàng Quân Đội Việt Nam. Tuổi trẻ của ông với quan niệm “tuổi trẻ đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù.” Nguyễn Văn Thạc- học sinh giỏi văn toàn miền Bắc năm học 1969-1970. Gác lại những năm tháng sinh viên ở giảng đường đại học Tổng hợp, Nguyễn Văn Thạc lên đường vào chiến trường Quảng Trị và đã hi sinh khi vừa tròn 20 tuổi. Nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm- sinh viên Đại học y khoa Hà Nội tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. Với khẩu súng CKC, chị đã một mình chống trả 120 lính Mĩ để bảo vệ thương binh ở bệnh viện Đức Phổ. Anh Nguyễn Văn Thạc và chị Đặng Thùy Trâm hi sinh đã để lại hai cuốn nhật kí gửi gắm bao ước mơ cháy bỏng ở phía trước. Và chúng ta cũng không thể không nhắc đến những tấm gương tiêu biểu của thanh niên trong thời kì đổi mới, 33 tuổi, Đặng Lờ Nguyờn Vũ đó tạo ra một đế chế cà phờ mà danh tiếng của nú vượt ra ngoài biờn giới Việt Nam. Anh trở thành thần tượng trong suy nghĩ của giới trẻ với những hoài bóo lớn lao, những ý tưởng tỏo bạo cựng sự thành cụng thần kỳ của mỡnh. Lờ Vũ Hoàng, chàng trai đất Quảng Bỡnh chang chang nắng và giú đó xuất sắc giành vũng nguyệt quế vinh quang trờn “đỉnh” Olympia về cho người mẹ đang ốm nặng, cho ngụi trường huyện nghốo xứ Quảng.Những đoàn viên thanh niên ưu tú đã cùng nhau làm bao việc có ý nghĩa trong chiến dịch “Mùa hè xanh”.I. Lí tưởng là gì? Lí tưởng là lẽ sống cao đẹp, là cái đích mà mỗi người khát khao vươn tới, đạt được. Trong những việc làm dưới đây, việc nào là biểu hiện của lối sống có lí tưởng, việc nào là chưa có lí tưởng? Việc làmCó lí tưởngThiếu lí tưởngVượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng.Bị cám dỗ bởi nhu cầu tầm thường.Dễ làm, khó bỏ.Luôn sáng tạo trong lao động và hoạt động xã hội.Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và nhà nước.++ +++ Tuổi trẻ mà xác định được lí tưởng sống đúng đắn thì cuộc sống có ý nghĩa như thế nào? Tuổi trẻ sống thiếu lí tưởng hoặc xác định sai mục đích sống thì cuộc sống sẽ ra sao?II. ý nghĩa của việc sống có lí tưởng1. Bản thân luôn phấn đấu không mệt mỏi, luôn tự hoàn thiện về mọi mặt, được mọi người tôn trọng.2. Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung của đất nước.3. Được xã hội tạo điều kiện phát triển tài năng. “Đời sống là một cuộc hành trình mà tư tưởng là người dẫn đường. Không có người dẫn đường, tất cả đều sẽ phải dừng lại. Không có mục tiêu thì sức mạnh sẽ không còn nữa.” (Vich to-Huy Gô) Theo em, câu nói của Huy Gô muốn khẳng định điều gì về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng?Nhóm 1: Bác Hồ muốn khuyên thanh niên học sinh điều gì qua hai câu nói: - “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước.” - “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các cháu thanh niên.”Nhóm 2: Em hiểu như thế nào về câu nói của Anh-Xtanh: “Học tập, không ngừng theo đuổi chân lí và cái đẹp là hành động khiến mọi người vĩnh viễn bảo vệ được tuổi thanh xuân.”III. Thanh niên học sinh cần xác định lí tưởng sống như thế nào? Rèn đức luyện tài -> có năng lực và phẩm chất. Học để ngày mai lập nghiệp.Trũ chơi ụ chữH o c h I m I n h p h a m h o n g t h a i n g u y e n v a n t h a c d a n g t h u y t r a m v o t h I s a u n g u y e n v a n t r o i n g u y e n v I e t x u a n t u n g u y e n12345678 Đã là con chim chiếc lá Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả? Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. (Tố Hữu)Xin chõn thành cảm ơn cỏc thầy cụ giỏoChỳc cỏc em học tốt

File đính kèm:

  • pptLi tuong song cua thanh nien.ppt