Bài giảng Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ Điểm Tháng 4: Hòa Bình Và Hữu Nghị

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO). UNESCO hiện có 191 quốc gia thành viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.

 

ppt8 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ Điểm Tháng 4: Hòa Bình Và Hữu Nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HOẠT ĐỘNG 2BẠN BIẾT GÌ VỀ UNESCOCHỦ ĐIỂM THÁNG 4HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊGV: NGUYỄN CHIẾN THẮNGTổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO). UNESCO hiện có 191 quốc gia thành viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.Mục đích của UNESCO- Góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lí, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà hiến chương Liên hợp quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc.	Chức năng:UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của tổ chức, bao gồm:1. Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh; 2. Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách: Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước; Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội; Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do; 3. Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách: Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết; Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật,dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích; Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp. Cơ cấu:UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký. + Đại Hội Đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu). Đại hội đồng là cơ quan có quyền lực cao nhất, gồm đại biểu của các nước thành viên. Đại hội đồng quyết định đường lối, chính sách, kết nạp thành viên mới, bầu hội đồng chấp hành và Tổng giám đốc, thông qua chương trình và biểu quyết ngân sách.+ Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên chọn cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình. Hội đồng chấp hành là cơ quan thay mặt Đại hội đồng trong thời gian giữa hai kì họp của Đại hội đồng.+ Ban Thư Ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.Ban thư kí là cơ quan thực hiện, bảo đảm hoạt động thường xuyên của UNESCO, thi hành nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng chấp hành, nhất là thực hiện các chương trình đã được Đại hội đồng thÔng qua.Việt Nam với UNESCONgày 15/6/1977, Chính phủ ta đã ra quyết định thành lập Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam để đảm nhiệm và thực hiện những nghĩa vụ và quyền hạn của nước ta với tư cách là thành viên của UNESCO và việc thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước ta trong UNESCO. Ít lâu sau đó, Chính phủ đã cử 1 phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh UNESCO ở Pari và từ năm 1982 đã cử cán bộ cấp đại sứ lãnh đạo phái đoàn.

File đính kèm:

  • pptBAN BIET GI VE UNESCO.ppt