Bài giảng Hợp tác cùng phát triển (tiếp theo)

 Tính đến nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Tổ chức y tế thế giới (WHO)

 Đến tháng 12-2002, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ

 

ppt15 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hợp tác cùng phát triển (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂNGiáo Dục Công DânNhóm 2 Tính đến nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Tổ chức y tế thế giới (WHO) Đến tháng 12-2002, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổASEAN – HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM ÁHiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị HSC , kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam ÁCờ ASEANTổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 nhằm giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hòa hợp, hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội.Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanma và Campuchia.Những lợi ích của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là : _ Tăng cường quan hệ thân thiện và hợp tác cùng phát triển với các nước thành viên_ Mở rộng thị trường nội khối_ Thu hút thêm các nguồn lực đầu tư_ Việt Nam có điều kiện hợp tác với các quốc gia, các nền kinh tế trên thế giới qua các nước ASEAN _ Cuối cùng là tham gia ASEAN, Việt Nam nâng cao vai trò và vị thế của mình trên thị trường quốc tế, hợp tác cùng phát triển vì hoà bình và thịnh vượng UNICEF - Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Children's Fund) là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946. Năm 1953, Liên Hiệp Quốc thay tên của nó từ Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations International Children's Emergency Fund), nhưng nó vẫn được gọi tắt theo UNICEF bắt nguồn từ tên cũ.Tổ chức này được thành lập nhằm với mục đích ban đầu là cung cấp viện trợ khẩn cấp cho trẻ em châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi đổi tên, tổ chức này mở rộng tôn chỉ mục đích của mình với các mục tiêu: chăm sóc, phục vụ  và bảo vệ mọi quyền lợi cho sự phát triển của trẻ em trên toàn thế giới với tập trung ưu tiên số một vào trẻ em  ở các nước đang phát triển và kém phát triểnLợi ích của Việt Nam khi gia nhập tổ chức UNICEF là:_ Cải thiện cuộc sống cho trẻ em Việt Nam suốt 3 thập kỷ qua, biến đất nước mình từ một mảnh đất bị chiến tranh tàn phá nặng nề với hàng triệu trẻ em phải chịu cảnh đói rét và bệnh tật, thành một quốc gia mà nơi đó có nhiều trẻ em hơn bao giờ hết được nuôi dạy chu đáo, phát triển khoẻ mạnh, được học hành tử tế và hướng tới một tương lai tươi sáng. _ Việt Nam được tái thiết đất nước trong các lĩnh vực như nước, vệ sinh, y tế, dinh dưỡng và giáo dục. _ Sau khi chiến tranh kết thúc, UNICEF như là chiếc cầu nối giúp Việt Nam có được những tri thức, kinh nghiệm của thế giới về trẻ emBiểu tượng UNESCO Biểu tượng FOA (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc) Biểu tượng UNICEFVà sau đây là một số chương trình hợp tác của Việt Nam với các nước ngoàiCẦU MỸ THUẬN Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân của hai nước Australia và Việt Nam, một công trình giao thông có kiểu dáng kiến trúc duyên dáng trên quốc lộ 1A, thu hút khách du lịch mọi miền. Còn đây là sự hợp tác của nước Việt Nam với Campuchia đễ giúp đồng bào Campuchia thoát khỏi nạn bị lũ lụt BIDV cứu trợ dân các tỉnh Đông Bắc Campuchia bị bão lũNgay sau khi nghe tin cơn bão số 9 đã gây mưa bão lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân tại các tỉnh vùng Đông Bắc Campuchia, cùng với những nghĩa cử dành cho đồng bào miền Trung Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có những hành động thiết thực cứu trợ khẩn cấp.BIDV đã ủy quyền và chỉ đạo cơ quan đại diện thương mại của BIDV tại Campuchia và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia - BIDC thực hiện mua xong 10 nghìn thùng mì gói (với trị giá khoảng 45 nghìn USD) và đảm bảo phương tiện vận chuyển đến các tỉnh đang gặp khó khăn nhất khu vực Đông Bắc Campuchia là: Kampong Thom, Kampong Chàm và Rattanak Kiri để thực hiện cứu trợ khẩn cấp cho người dân các tỉnh này.BIDV cũng chỉ đạo BIDC trực tiếp báo cáo với Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Campuchia là bà Lok Chumteav Bun Rany Hunsen (hiện đang thực hiện những hoạt động cứu trợ, phân phát quà tới đồng bào lũ lụt) để  xin ý  kiến  phối hợp thực hiện.Toàn bộ số hàng cứu trợ của BIDV sẽ được Hội Chữ thập đỏ Campuchia tiếp nhận và phân phối tới các địa phương đang gặp khó khăn do ảnh hưởng cơn bão số 9 nhằm giúp người dân nhanh chóng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sốngPhần thuyết trình của nhóm 2 đến đây xin kết thúc. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe và theo dõi

File đính kèm:

  • pptHop tac cung phat trien(6).ppt