Bài giảng Huế quê hương em - Nguyễn Kiều Tuấn

Nội dung

/ Vị trí địa lí

II/ Văn hóa Huế

III/ Danh lam thắng cảnh

 

ppt11 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Huế quê hương em - Nguyễn Kiều Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô các bạn đến bài trình chiếu hôm nayNgười thực hiện: Nguyễn Kiều TuấnHS: Trường Trung Học Cơ Sở Kim Long Huế queâ hương emNội dungI/ Vị trí địa líII/ Văn hóa HuếIII/ Danh lam thắng cảnh I/ Vị trí địa lí của Huế	Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương (Huế) liên kết ngoài sông Hương. Huế nằm ở phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km.Thành phố Huế có toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thủy, phía Đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang.	Diện tích tự nhiên 83.3 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 350.400 người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước .Huế cách biển Thuận An 12 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 15 km, cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Mật độ dân số gần 4200 người/km2.II/ Văn hóa Huế	Thuận Hóa - Phú Xuân -Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây...	Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...	 Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.* Một số món ăn đặc trưngBánh bột lọcBún giò heoBún HuếIV/ Danh lam thắng cảnh1.Cố Đô Huế2. Lăng Gia Long3. Lăng Minh Mạng1.Cố Đô HuếTỉnh Thừa Thiên - Huế là tỉnh thuộc dải đất Miền Trung của Việt Nam. Thừa Thiên Huế có diện tích rộng 5.900 km2 với dân số trên 1 triệu người (1.064.000 người - số liệu năm 2000). Tỉnh Thừa Thiên Huế có các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới và thành phố Huế2. Lăng Gia Long Đến thăm lăng Gia Long, du khách có thể đi thuyền theo sông Hương khoảng 18Km rồi cập bến lăng, hoặc đi theo đường bộ chừng 16Km, xuống bến đò Kim Ngọc, đi thêm vài cây số nữa thì tới. Lăng Gia Long thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Từ bờ sông Hương đi vào lăng có con đường rộng hai bên trồng thông và sầu đông cao vút, xanh um, tạo ra một không khí trong mát, tĩnh mịch. Hai cột trụ biểu uy nghi nằm ở ngoài cùng báo hiệu khu vực lăng.	Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng, rộng lớn. Trước có ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái có 14 ngọn núi làm "tả thanh long" và bên phải có 14 ngọn làm "hữu bạch hổ”.Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt vời giữa thiên nhiên và kiến trúc đã tạo nên nét hùng vĩ hoành tráng của cảnh quan.3. Lăng Minh Mạng	Lăng thuộc địa phận núi Cấm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch tạo thành sông Hương chảy qua Tp. Huế. Lăng cách Tp. Huế 12Km.	Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, lâu đài, đình tạ,... được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Đại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần Đạo là trung tâm.	Lăng Minh Mạng với Bi đình, Hiểu đức môn, điện Sùng Ân, Minh Lâu và gần 60 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên đó là một bảo tàng thơ chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ XIX... Ngoài tính cách đăng đối uy nghi, đường bệ, lăng Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được cải tạo để làm bối cảnh cho các công trình kiến trúc.Chân thành cám ơn quý thầy cô và các bạn

File đính kèm:

  • pptQue huong(2).ppt