Bài giảng Hướng nghiệp khối 12 - Chủ đề 5: Tư vấn chọn nghề trong quá trình hướng nghiệp ( 3 tiết )
I. Mục tiêu
1, Kiến thức
- Học sinh hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của tư vấn trước khi chọn nghề
- Học sinh xác định được hướng học tập hoặc lao động cho bản thân sau khi tốt nghiệp.
2, Kỹ năng
Biết phân tích, chọn lọc được các ý kiến tư vấn để chọn được nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu nhân lực của xã hội.
3, Thái độ
Có ý thức thường xuyên trong việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân để sẵn sàng cho việc lập thân, lập nghiệp và lao động ở bất cứ vị trí công tác nào trong xã hội.
Xin kính chào các thầy cô giáo Người thực hiện: Nguyễn Thị NhànLạng Sơn, tháng 12 năm 2008Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng SơnTrường THPT Việt BắcNhóm GVCN Khối 12Năm học 2008 - 2009Giáo án Hoạt động giáo dục hướng nghiệp Lớp 12Lạng Sơn: 28 - 7 - 2008Chủ đề 5Tư vấn chọn nghề trong quá trình hướng nghiệp( 3 tiết ) I. Mục tiêu 1, Kiến thức - Học sinh hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của tư vấn trước khi chọn nghề - Học sinh xác định được hướng học tập hoặc lao động cho bản thân sau khi tốt nghiệp. 2, Kỹ năng Biết phân tích, chọn lọc được các ý kiến tư vấn để chọn được nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu nhân lực của xã hội. 3, Thái độ Có ý thức thường xuyên trong việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân để sẵn sàng cho việc lập thân, lập nghiệp và lao động ở bất cứ vị trí công tác nào trong xã hội.II. Chuẩn bị 1, Phương tiện: Sách giáo viên, tranh ảnh 2, Nội dung - Nghiên cứu kĩ chủ đề 5 (SGV) và các tài liệu liên quan - Phát trước " Bảng xác định đối tượng lao động cần chọn" cho học sinh ( Sau khi kết thúc chủ đề 4) - Thu thập những băn khoăn, thắc mắc cũng như nguyện vọng và quyết định chọn nghề của học sinh (Giao cho cán bộ lớp thu lại, giao cho GV trứơc buổi học 1 tuần) 3, Tài liệu tham khảo - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Tư liệu, thông tin, tranh ảnh trên mạng - Những điều cần biết về công tác tuyển sinh, quy chế tuyển sinh III. Tiến trình tư vấn hướng nghiệp 1, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số2, Khởi động: Hát tập thể, trò chơi, tiểu phẩm ngắn theo chủ đề3, Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề4, Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về định hướng nghề, khái niệm tư vấn chọn nghề ý nghĩa, sự cần thiết của việc tư vấn chọn nghề, tuyển chọn nghề 1, Định hướng nghề Là xác định những nghề mà học sinh có thể tham gia, có thể lựa chọn, phù hợp với hứng thú, sở trường của mình, đồng thời hứa hẹn có thể làm việc lâu dài và đạt thành tích trong nghề 2, Tư Vấn chọn nghề là gì* Khái niệm: Tư Vấn chọn nghề Là khâu trung gian giữa 2 khâu định hướng nghề và tuyển chọn nghề Là căn cứ vào những biện pháp chuyên môn để đưa ra những lời khuyên giúp cho học sinh chọn được cho mình 1 nghề yêu thích, thực sự phù hợp với mình, cống hiến được tài năng và trí tuệ để có được sự tiến bộ vững chắc trong nghề nghiệp * Phân biệt giữa tư vấn và tham vấn nghề; * ý nghĩa của công tác tư vấn chọn nghề - Nhờ tư vấn chọn nghề học sinh có thể có định hướng đúng đắn hơn hoặc có sự chuẩn bị tốt hơn đối với viêc xin được tuyển vào làm việc trong 1 nghề nào đó. - Nếu làm tốt công tác tư vấn nghề sẽ giảm thiểu hiện tượng chán nghề, chuyển nghề, bỏ nghề góp phần nâng cao năng suất lao động...3, Tuyển chọn nghề Để tuyển chọn nghề người tuyển chọn nghề phải hiểu biết về các mặt sau: Một là: phải nắm chắc nhu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng nhân lực của đơn vị mình để tuyển Hai là: Phải nghiên cứu để hiểu biết 1 số đặc điểm nhân cách và phẩm chất đạo đức của người đi tìm việc làm Hoạt động 2Những dấu hiệu cơ bản của nghề Xây dựng bản mô tả nghề cho cá nhân (Bản họa đồ nghề) Nghề dạy học Nghề Y Kỹ thuậtNghề Nông - LâmDu lịch - Dịch vụLạng SơnĐà nẵng 1. Những dấu hiệu cơ bản của nghề - Đối tượng lao động- Mục đích lao động- Công cụ lao động- Điều kiện lao động2. Xác định nghề nghiệp cần chọn theo đối tượng lao động Dựa vào bảng xác định đối tượng lao động cần chọn (Sách giáo viên Trang 60, 61)3. Xây dựng bản mô tả nghề3.1. Khái niệm Là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp và các đặc điểm tâm sinh lí cần phải có cũng như những khuyết tật cần tránh khi lao động nghề nghiệp.3.2. ý nghĩa Nhờ được giải thích cặn kẽ về nghề , thanh niên, học sinh sẽ có những định hướng cần thiết ban đầu cho việc lựa chọn của mình 3.3. Cấu trúc trung của bản mô tả nghề Yêu cầu Học sinh tự xây dựng bản mô tả nghề cho riêng mình dựa vào danh mục nghề, danh mục khối thi do giáo viên giới thiệu (Tài liệu tham khảo: )a. Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghềb. Nội dung và tính chất lao động của nghề c. Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghềd. Những chống chỉ định y họce. Những điều kiện đảm bảo cho người lao động làm việc trong nghềg. Những nơi có thể theo học nghềh. Những nơi có thể làm việc sau khi học nghềHoạt động 3Tiến hành các bài Test (Trắc nghiệm ) để đo 1 số phẩm chất tâm lí của học sinhMỗi nghề có những yêu cầu nhất định về phẩm chất tâm lí . Người hành nghề nếu như không có những phẩm chất tâm lí đó thì không thể theo đuổi nghề hoặc không có thành tích trong nghề, thậm chí có khi còn gây ra tai nạn hoặc những sự cố đáng tiếc Ví Dụ: * Nghề lái xe, lái tàu... đòi hỏi phải có khả năng chú ý và phân phối chú ý, nhất là không mắc tật mù màu * Nghề dạy học, an ninh quốc phòng, hay kinh doanh trên thương trường đòi hỏi phải có óc phán đoán và năng lực tư duy tốt .....1, Trắc nghiệm đo sắc giác2, Trắc nghiệm đo những đặc điểm chú ý3, Trắc nghiệm đánh giá trình độ phát triển tư duy4, Trắc nghiệm xét đoán tâm lí người đối thoại5, Trắc nghiệm tìm hiểu tính cẩn thận Hoạt động 4 Hoàn thành phiếu hướng nghiệp và giải đáp những thắc mắc GV phát phiếu hướng nghiệp và yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu dựa trên kết quả thực hiện các bài Trắc nghiệm Giải đáp những thắc mắc của học sinh( Có phiếu hướng nghiệp, đáp án và hướng dẫn sử lý các trắc nghiệm)Hoạt động 5 Tư vấn chọn nghềQuy trình tư vấn chọn nghề cho học sinh - Nghiên cứu kĩ hồ sơ của học sinh (Phiếu hướng nghiệp) - Nghiên cứu danh mục nghề, danh mục khối thi. - Nghiên cứu kĩ họa đồ nghề tương ứng với nguyện vọng nghề của học sinh - Tiến hành những phép đo cần thiết để xác minh những đặc điểm tâm lí cần phải có - Nghiên cứu nhu cầu thị trường lao động của địa phương và của cả nước - Đưa ra lời khuyên Đánh giá: - Giáo viên tóm tắt nội dung trọng tâm của chủ đề - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh trong buổi học - Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung chủ đề 6 Xin chân thành cảm ơn!1. Trắc nghiệm đo sắc giác Là cảm giác về màu sắc có tầm quan trọng đặc biệt trong việc lựa chọn nhiều ngành nghề như: họa sĩ, thợ nhuộm, ngành giao thông vận tải.... Có thể dùng phương pháp đơn giản là dùng các sợi len có màu sắc khác nhau để phát hiện hiện tượng mù màu 1 phần hoặc mù màu toàn bộ. 2, Trắc nghiệm đo những đặc điểm chú ý Bất kì ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có những phẩm chất của chú ý như: Khối lượng chú ý, tính bền vững của chú ý, sự phân phối chú ý... - Hình 5.2 SGV - Trang 63: Ai là người tìm nhanh nhất các số từ 1 đến 90 - Hình 5.3: Hãy theo dõi bằng mắt các đường rối từ 1 đến 25 bắt đầu từ đầu vào đến đầu ra ở ô vuông của đầu ra hãy ghi số tương ứng của đầu vào3, Trắc nghiệm đánh giá trình độ phát triển tư duy Đây là Test dùng để kiểm tra năng lực trí tuệ của cá nhân, có thể đánh giá mức phát triển tư duy suy luận . Đánh giá toàn diện sự phát triển trí thông minh của học sinh có thang chấm điểm tối đa là 60 ( Có thể dùng bộ Test RaVen gồm các khuôn hình tiếp diễn chia làm 5 loại : A, B, C, D, E như 5 hệ thống lô gíc) - Loại A: Dựa trên tính liên tục, trọn vẹn của cấu trúc - Loại B: Dựa trên sự giống nhau, tương đồng giữa các khuôn hình - Loại C: Dựa trên tính tiếp diễn lô gíc của sự biến đổi cấu trúc - Loại D: Dựa trên sự thay đổi lô gíc vị trí của các hình - Loại E: Dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc các bộ phận(Sử dụng các hình 5.4 -> 5.8 SGV trang 64 -> 66) 4. Trắc nghiệm xét đoán tâm lí người đối thoạiCâu 1: Sờ mũi là biểu hiện của sự: O A. Suy tính, cân nhắc O B. Phê phán O C. Lơ đãng Câu 2: Xoa cằm, hoặc sờ tay lên gáy phía sau là biểu hiện của sự: O A. Đắn đo chưa thể quyết định O B. Vui vẻ O C. Hài lòngCâu 3: Vừa gác chân lên nhau, vừa 2 tay chống cằm là biểu hiện của sự: O A. Chán nản O B. Thất vọng O C. Tập trung nghe Câu 4: Hai tay luôn cử động là biểu hiện của sự: O A. Sốt ruột O B. Bối rối O C. Thân mật Câu 5: Ngồi dạng chân là biểu hiện của sự: O A. Coi thường O B. Quá tự tin O C. Không nhượng bộ5, Trắc nghiệm tìm hiểu tính cẩn thậnDùng để tìm hiểu mức độ cẩn thận của cá nhânCâu 1: Khi Các đồ dùng bị hỏng hóc O A. Tôi thường sửa chữa ngay O B. Tôi để thế nếu thấy còn sử dụng được O C. Không có ý kiến gì Câu 2: Khi trong phòng ở của mình bừa bãi: O A. Tôi Cảm thấy khó chịu và muốn dọn ngay O B. Tôi cảm thấy bình thường O C. Tôi không để ý nên không biết Câu 3: Những hành vi vô trách nhiệm thường gây cho tôi cảm giác: O A. Bực mình O B. Bình thường O C. Không quan tâm nếu không ảnh hưởng đến tôiCâu 4: Bạn có thường xuyên nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông O A. Có O B. Có, nếu thấy cảnh sát giao thông O C. Thỉnh thoảngCâu 5: Thỉnh thoảng bạn có bị thất lạc (Đồ dùng, giấy tờ...) hoặc bị mất cắp không ? O A. Rất ít khi O B. Có O C. Thường xuyên Câu 6: Bạn có giải sai bài tập ngay cả với bài dễ không O A. Rất ít khi O B. Thỉnh thoảng O C. Thường xuyên Câu 7: Sách vở của bạn có luôn được giữ gìn sạch sẽ và ghi chép đầy đủ ? O A. Đúng vậy O B. Không phải lúc nào cũng thế O C. Không đúngCâu 8: Thỉnh thoảng có người nói với bạn rằng: O A. Bạn là người cẩn thận O B. Không ai nói gì O C. Bạn là ngươi cẩu thả
File đính kèm:
- GD huong nghiep chu de 5.ppt