Bài giảng Hướng nghiệp Tháng 9 - Chủ đề 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học
Nước ta hiện nay một trong những vấn đề bức xúc của nền giáo dục phổ thông là vấn đề phân luồng học sinh sau mỗi cấp học. Đây là việc giúp HS chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học tập hoặc đi vào lĩnh vực nghề nghiệp nào đó phù hợp với hoàn cảnh, năng lực, hứng thú của các em và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội.
Để góp phần giải bài toán phân luồng HS sau THCS và THPT cần có các giải pháp đồng bộ và sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan có liên quan, trong đó nhiệm vụ của nhà trường là làm tốt công tác hướng nghiệp cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Giáo dục hướng nghiệpTháng 9 Chủ đề 1: ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học. Nước ta hiện nay một trong những vấn đề bức xúc của nền giáo dục phổ thông là vấn đề phân luồng học sinh sau mỗi cấp học. Đây là việc giúp HS chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học tập hoặc đi vào lĩnh vực nghề nghiệp nào đó phù hợp với hoàn cảnh, năng lực, hứng thú của các em và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Để góp phần giải bài toán phân luồng HS sau THCS và THPT cần có các giải pháp đồng bộ và sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan có liên quan, trong đó nhiệm vụ của nhà trường là làm tốt công tác hướng nghiệp cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường.1- Cơ sở khoa học của việc chọn nghề: Trong đời sống hằng ngày, con người luôn đứng trước những sự lựa chọn. Các em muốn mua đôi dép để đi học, cũng phải lựa chọn dép số mấy, màu gì, cao hay thấp, có quai hậu hay không...? Dép phải phù hợp với người và hoàn cảnh sử dụng. Nếu không sẽ không dùng được, phải tốn tiền mua lại. Việc lựa chọn nghề của các em cũng vậy, không phải thích nghề nào là viết đơn xin thi vào nghề đó. Vì sau này nếu không phù hợp phải mất thời gian, công sức, tiền của để học lại nghề khác, cơ hội xin việc làm lại khó khăn hơn. Có khi không thể chuyển được nghề phù hợp. Vậy theo em khi lựa chọn nghề cần lưu ý những vấn đề gì? VD minh họa. - Cao < 1,6 m không thể làm cầu thủ bóng rổ, mù màu không thể chọn nghề lái xe, ... - Đãng trí không thể làm văn phòng, ... -Nơi làm việc quá xa, không có chỗ trọ.... - Chọn nghề phải phù hợp với sức khỏe, phát triển thể lực, đặc điểm sinh lý của cơ thể.- Chọn nghề phải phù hợp với đặc điểm tâm lý.- Phù hợp với điều kiện sinh sống. 2- Những nguyên tắc chọn nghề Ba câu hỏi đặt ra khi chọn nghề:Tôi thích nghề gì?Tôi làm được nghề gì?Tôi cần làm được nghề gì? HS-THCS em phải làm gì để chuẩn bị cho mình sự sẵn sàng về tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp? - Không chọn những nghề mà bản thân không yêu thích.- Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý, thể chất hay xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề.- Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương hoặc đất nước.*Đối với HS cần phải:+ Tìm hiểu một số nghề mà mình yêu thích, nắm chắc những yêu cầu của nghề đó đặt ra trước người lao động.+ học thật tốt các môn học có liên quan đến việc học nghề.+ Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo lao động mà nghề đó yêu cầu, một số phẩm chất nhân cách mà người lao động trong nghề phải có.+ Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề và điều kiện theo trường học đào tạo nghề đó.3-ý nghĩa của việc chọn nghề Chọn nghề có cơ sở KH có ý nghĩa như thế nào?a-ý nghĩa kinh tế: Trong lao động nghề nghiệp nếu mọi người ra sức phấn đấu để đạt năng suất và hiệu quả lao động cao thì đất nước nhanh chóng xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, nền kinh tế sẽ đạt tới mức tăng trưởng nhanh và bền vững.b-ý nghĩa xã hội của việc chọn nghề:Việc chọn nghề phù hợp, cũng như việc tự giác tìm kiếm những nghề đang cần nhân lực sẽ làm giảm sức ép xã hội đối với nhà nước về việc làm, về cải thiện đời sống .3-ý nghĩa của việc chọn nghề c-ý nghĩa giáo dục: Có việc làm ổn định, có nghề phù hợp nhân cách con người sẽ từng bước được phát triển và hoàn thiện thông qua hoạt động lao động nghề nghiệp. d-ý nghĩa chính trị: HS hiểu rõ ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở KH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS, phân hóa HS theo năng lực, phát hiện HS năng khiếu.Tổ chức trò chơi. HS thi hát, đọc thơ, kể chuyện nói về sự nhiệt tình lao động xây dựng đất nước của con người trong các nghề khác nhau (Thi giữa các lớp). Củng cố: Cho HS viết thu hoạch: - Em nhận thức được những điều gì qua buổi GD Hướng nghiệp này - Hãy nêu ý kiến của + Em yêu thích nghề gì? + Những nghề nào phù hợp với khả năng của mình? + Hiện nay quê hương em nghề nào đang cần nhân lực? Dặn dò: Tìm hiểu: - Một số nghề phổ biến ở địa phương. - Phương hướng phát triển KT-XH của đất nước và địa phương.
File đính kèm:
- Huong nghiep 9 Chu de 1.ppt