Bài giảng Khoa học quản lý giáo dục 2

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi học xong học phần sinh viên:

 Nắm được Khái niệm người quản lý, người cán bộ QLGD; 3

yếu tố cơ bản xác định người quản lý; 3 nhóm vai trò; các yêu

cầu về phẩm chất, năng lực đối với cán bộ quản lý giáo dục;

khái quát về kĩ năng quản lý và các kĩ năng cơ bản của người cán bộ QLGD.

 Sinh viên biết mô tả, phân tích được các vai trò cơ bản và xác

định được cụ thể các yêu cầu đối với người cán bộ QLGD; theo

đó xác định những kĩ năng cơ bản mà người cán bộ QLGD cần

phải có. Biết tổ chức làm việc nhóm, tổ chức cuộc họp, thực

hiện qui trình tuyển dụng nhân sự, đàm phán, giải quyết xung

đột, quản lý thời gian, quản lý bản thân và một số kĩ năng mềm khác

 Có ý thức rèn luyện các kĩ năng quản lý; xác định đúng vai trò

của mình khi đảm nhiệm các công việc trong thực tiễn để vận

dụng có hiệu quả các kĩ năng đã được học tập và rèn luyện

pdf370 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý giáo dục 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ày
- Có ý nghĩa với người hỏi. Thắc mắc được giải đáp ngay.
- Người nói nắm được thông tin phản hồi từ người nghe.
- Giúp người nghe chú ý theo dõi để có thể nêu được câu hỏi.
- Nhưng có thể bị ảnh hưởng đến thời gian trình bày.
- Khi hỏi người nghe có thể biết sớm một số thông tin không
đúng lúc.
 Trả lời chất vấn sau khi trình bày sẽ:
- Kiểm soát được thời gian và liều lượng thông tin.
- Người nghe có thể không chú ý theo dõi hết bài nói
chuyện, không đặt câu hỏi hoặc khơng nghe câu trả lời.
 Một số kỹ năng cần chú ý
- Phải nắm vững câu hỏi, nếu cần có thể hỏi lại cho rõ mới trả
lời.
hanhbang@gmail.com 353
Gặp câu hỏi không trả lời được, có 5 cách giải quyết:
1. Nhắc lại câu hỏi “ Bạn thắc mắc không biết phải
làm sao trong tình thế đó?”
2. Hỏi nguợc lại : “Chính bạn, bạn có thể xử lý ra sao
trong tình huống đó?”
3. Ðặt câu hỏi cho cử tọa “Các bạn khác sẽ xử lý thế
nào trong tình huống đó?”
4. Hẹn trả lời riêng cho nguời hỏi khi giải lao hoặc cuối
giờ
5. Nếu bạn thực sự không trả lời duợc, bạn nên hẹn
một dịp khác trả lời, không nên tìm cách né tránh, 
đánh lừa. 
hanhbang@gmail.com 354
TỔ CHỨC CÁC BỮA TIỆC
Các buổi hội họp và các buổi tiệc có một số điểm giống
nhau.
- Cả hai đều phải bắt đầu và kết thúc đúng giờ.
- Cả hai đều phải tiến hành theo đúng chương trình đã
định.
- Ðều phải diễn ra trong không khí vui vẻ, cởi mở, 
thoải mái.
hanhbang@gmail.com 355
Trong một buổi tiệc thường có một chủ tọa và một người tuyên
bố lí do.(1người làm 2 việc sẽ rất nặng )
1. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI TUYÊN BỐ LÍ DO/DẪN CT
- Người tuyên bố lý do hay người dẫn chương trình ảnh hưởng
quyết định đến sự thành công của buổi tiệc.
- Người dẫn chương trình giỏi là người hấp dẫn, có khả năng
thu hút sự chú ý của mọi người.
- Khi giới thiệu khách mời cần ngắn gọn những gây được ấn
tượng (thường tuyên bố trước khi bữa tiệc bắt đầu).
- Khách mời luôn muốn được giới thiệu tốt vì lời giới thiệu có
ấn tượng sẽ tạo uy tín cho họ.
Người dẫn chương trình cần chú ý một số điểm sau:
- Hãy hài hước một cách tự nhiên (không quá trớn và khiếm
nhã).
- Hãy tạo cho buổi tiệc diễn ra một cách tự nhiên đúng mức
(không nên kéo dài thời gian).
hanhbang@gmail.com 356
- Giới thiệu các khách mời quan trọng, diễn giải một cách nhiệt
tình và khẩn trương.
- Không nên nhận xét về bài diễn văn.
Hãy chú ý tới hệ thống nhiệt độ, ánh sáng của phòng họp (Nếu
người nghe không được thoải mái thì chương trình không
thể gọi là thành công).
2. SẮP XẾP CHỖ NGỒI CHO HỘI HỌP VÀ BỮA TIỆC.
2.1. TRONG CUỘC HỌP, HỘI NGHỊ
- Thường có một bàn danh dự đặt phía trên (từ 4 đến 8 ghế) 
dành cho khách có chức vụ cao nhất và đại diện ban lãnh
đạo, các quan khách khác ngồi hàng ghế đầu bên dưới.
- Vị lãnh đạo (chủ nhà) ngồi giữa bàn danh dự. Vị khách quan
trọng số 1 ngồi bên phải chủ nhà.
- Trong lễ kí kết hợp đồng thư kí ngồi hàng đầu phía sát tường
(Nếu thủ trưởng cần gặp sẽ đi cặp theo mé tường lên gặp, 
không đi cắt ngang trước mặt quan khách).
hanhbang@gmail.com 357
- Trong hội nghị, nếu thư kí không phải người hướng dẫn
chương trình thì sẽ là người viết biên bản và sẽ ngồi tại bàn
tiếp tân.
- Trong cuộc họp báo, nếu thư ký là phiên dịch phải đứng
cạnh thủ trưởng bên tay trái, hơi lùi về phía sau. (Không
được đứng trong tầm ngắm của phóng viên khi họ chụp
ảnh hay trực tiếp phỏng vấn các nhân vật quan trọng). 
2.2. TRONG TIỆC CHIÊU ĐÃI CHÍNH THỨC (Trang 33)
3. GIAO TIẾP TRONG BÀN TIỆC
- Trong bữa tiệc, phép lịch sự của con người thông qua
cử chỉ, cách ăn nói, cách sử dụng các dụng cụ trên
bàn ăn.
Cách nói: Trong giao tiếp ở bữa tiệc phải thể hiện tính
văn hóa, sự thân tình, tính khiêm tốn, nói ít, nghe
nhiều, không nói quá to, nói vừa đủ nghe, nói nhẹ
nhàng từ tốn.
hanhbang@gmail.com 358
 Cách ăn uống, sử dụng dụng cụ trên bàn ăn.
- Chú ý không nhai nguồm ngoàm, phải nhai không phát ra
tiếng.
- Không vừa nhai vừa nói.
- Tránh cầm dao, nĩa, muỗng đũa trong tay mà ra điệu bộ khi nói
chuyện.
- Cụng ly phải xem trong bàn ai là người lớn tuổi cụng trước
(người chức vụ lớn hơn) nên hạ miệng ly thấp hơn họ
- Sau đó là người phụ nữ thể hiện phép lịch sự.
- Không uống say mất tự chủ, nói sai, làm sai gây phiền hà hoặc
khó chịu cho mọi người.
- Câu chuyện trên bàn ăn nên có tính vui vẻ, dễ chịu, không bóng
gió, riêng tư đểmọi người đều có thể tham gia.
- Không nên hỏi thăm đời tư của khách.
hanhbang@gmail.com 359
- Sỉa răng phải kín đáo che miệng, hỉ mũi phải tế nhị rời xa
phòng ăn.
- Trong tiệc Châu Á nên tiếp thức ăn cho người khác nhất là
người lớn tuổi, phụ nữ (không gắp bằng đũa của mình).
- Khi không ăn nữa để muỗng nỉa vào hẳn trong lòng đĩa.
- Khi không ăn nữa bắt đầu các cuộc giao lưu với khách
đứng trong phòng tiệc. Nên cầm một ly rượu hoặc nước
trái cây, tránh để tay thừa và thêm phần lịch lãm. 
4. LƯU Ý TRONG ĐÃI TIỆC CHO KHÁCH NƯỚC NGOÀI
- Người Ấn Độ thờ bò nên họ kiêng ăn thịt bò, kiêng tỏi.
- Người Hồi giáo không ăn thịt heo.
- Người Tây Âu, Mỹ thích ăn thịt gà, trứng gà (Anh, Pháp, Bỉ, 
Đức).
- Người Châu Á thích ăn thức ăn nóng.
- Người Bắc Âu (Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển), ăn nhiều tiêu, 
không ăn ớt. 
hanhbang@gmail.com 360
- Người Âu nói chung ăn rất lạt và không thích cay.
- Tất cả khách ngoại quốc đều thích hải sản.
- Khách Tây Âu ăn súp buổi tối, không ăn buổi trưa.
- Khách Đông Âu ăn súp buổi trưa, không ăn buổi tối.
- Người châu Âu không ăn chim bồ câu, họ cho đó là biểu tượng
của hoà bình.
- Người châu Âu không ăn thịt chó vì theo họ chó là người bạn
trung thành.
- Trong tiệc chiêu đãi đông người tránh mời thịt cừu, thỏ, dê, 
thịt rừng, lươn, ếch,  vì có người ăn được người không
ăn được.
- Trong bữa tiệc chính thức chỉ uống rượu vang, hay bia không
đãi khách rượu mạnh, rượu mùi. Các loại rượu mạnh chỉ
dùng khai vị trước bữa tiệc như Cognac, Whisky, Vodka, 
 và các loại rượu pha chế (Cocktail).
hanhbang@gmail.com 361
5. TRAO TẶNG PHẨM, TẶNG HOA, DANH THIẾP.
 Trao tặng phẩm:
Trao bằng tay trái để khi khách chìa tay ra thì bắt tay phải.
 Tặng hoa:
- Tặng hoa cũng đưa bằng tay trái để tay phải bắt tay.
- Người Nhật không tặng nhau hoa sen vì hoa sen chỉ cắm trên
bàn thờ Phật, người Việt Nam không tặng hoa huệ vì hoa
huệ để cúng.
- Không tặng cúc vàng, vạn thọ cho người Đông Âu vì họ cho
màu vàng là màu buồn, chỉ dùng để chia buồn.
- Bó hoa nên có bao bì trân trọng.
- Tặng chung cho đoàn khách, hội nghị nên tặng một lẵng
hoa. Riêng một lẵng hoa hồng chỉ nên tặng cho một người
hay một đoàn khách phụ nữ.
hanhbang@gmail.com 362
 Sử dụng danh thiếp
Để giao dịch trong công việc, sinh hoạt
- Khách ngoại giao: thường in mực đen.
- Khách ngoại thương : thường in mực xanh.
- Danh thiếp nên để trong túi áo hay trong cặp. Không nên để
trong bóp hoặc túi quần để tránh cho người nhận sự tự ái, 
thể hiện sự tôn trọng, lịch sự
hanhbang@gmail.com 363
1. GIAO TIẾP VỚI CẤP TRÊN
2. GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP
3. GIAO TIẾP VỚI CẤP DƯỚI
hanhbang@gmail.com 364
- Trình bày ngắn gọn những đề xuất, yêu cầu hay đánh giá, suy
nghĩ của bạn về vấn đề. Biết khi nào nên rút lui.
- Nhạy cảm để biết khi nào cấp trên cần sự giúp đỡ mà không
phải chờ được hỏi tới.
- Đừng hiểu các thứ chỉ theo nghĩa đen. Nên hiểu và hành động
theo chủ đích của cấp trên. Nên ghi chép khi cấp trên giao
nhiệm vụ quan trọng.
- Trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, hãy cứ để cấp trên giải
tỏa đừng “quật” lại. Chọn thời điểm thích hợp để nói. 
- Khi bạn mắc lỗi hãy cho cấp trên thấy bạn có thể vượt qua 
với sự giúp đỡ của họ., không nên ủ rũ, thất vọng...
- Chia sẻ những thú vui không liên quan đến công việc.
1. VỚI CẤP TRÊN
hanhbang@gmail.com 365
- Hãy tỏ cho đồng nghiệp biết là bạn cần họ. Đừng kênh kiệu
- Quan tâm đến thành công của đồng nghiệp.
- Đừng sợ thừa nhận hạn chế và sai lầm của mình. Nên sẵn sàng
học hỏi và cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp.
- Khi công việc không trôi chảy, tránh đổ lỗi cho nhau.
- Nếu có bất đồng nên nói chuyện riêng và thẳng thắn với nhau
hơn là nói trước tập thể.
- Sử dụng óc khôi hài khi thích hợp.
- Đừng quan tâm đến những câu nói bóng gió, “câu chuyện trà
nước”
2. VỚI ĐỒNG NGHIỆP
hanhbang@gmail.com 366
-Hãy để họ nói hết những điều họ muốn nói.
- Phải biết sức mạnh của lời khen công khai. ( hiệu ứng
Pygmalion) 
- Hãy lắng nghe ý kiến của cấp dưới trước khi phản ứng lại .
- Tìm ra ưu điểm nào đó trước khi phê bình. 
- Thừa nhận mình sai (nếu có)
- Hãy xin họ lời khuyên (kích thích khả năng sáng tạo)
- Thông cảm với hoàn cảnh của cấp dưới. Chia sẻ những điều
không liên quan đến công việc.
- Có thể hãy để cho nhóm tự QĐ vấn đề liên quan đến họ.
- Thỉnh thoảng nên nói đùa
3. VỚI CẤP DƯỚI
hanhbang@gmail.com 367
M4T S5 BÀI T6P TÌNH HU5NG
TRONG H7C PH8N
 Tình huống 1- Giải quyết xung đột “một
cuộc họp xét thi đua cuối năm của trường
học”
 Tình huống 2- Quản lý thời gian “một ngày
làm việc của giám đốc Huy”
hanhbang@gmail.com 368
Ôn tập (tt)
 Hình thức thi HP:
Làm bài tự luận
Đề mở
Thời gian 90 phút
hanhbang@gmail.com 369
TÀI LI9U THAM KH:O CHÍNH
Tài liu ting Vit (sách)
 1. Giang Hà Huy (1999), Kỹ năng trong quản lý, NXB Thống kê.
 2.Học viện Hành chính ((2008), Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Khoa học và kĩ
thuật.
 3. Trần Kiểm (2008)- Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. NXB Đại 
học sư phạm
 4. Trần Thị Bích Nga- Phạm Ngọc Sáu biên dịch (2006)- Các kĩ năng quản lý hiệu 
quả (cẩm nang kinh doanh Harvard) NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 
 5. Ra và thực thi quyết định- Một hướng dẫn thực tiễn để có những quyết định sáng 
suốt .Business Edge, NXB Trẻ, 2004.
 6. 
Tài liu ting Anh
 6. Phillip L.Hunsaker (university of SanDiego) (2001)- Training in management Skills-
 7. Vincent McDonnell- Education Solutions (UK) – School Based Management and 
School Leadership. January 2004
 8. Leslie W. Rue and Lloyd L. Byars - (2005) -Management (Skill and appalication)
Tài liu mng:
 
hanhbang@gmail.com 370
CHÚC CÁC EM SỨC KHỎE, 
HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ÐẠT !

File đính kèm:

  • pdfBG_KHOA_HOC_QLGD_2-2011.pdf
Bài giảng liên quan