Bài giảng Ngữ Văn Khối 8 - Đọc văn bản: Đập đá ở Côn Lôn

Cả hai bài thơ đều là khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục. Họ không nói chí bằng những lời lẽ khoa trương sáo rỗng.

Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của họ được biểu hiện:

+ Khí phách ngang tàng lẫm liệt trong thử thách gian lao có thể đe doạ đến tính mạng

+ Ý chí chiến đấu và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp của mình

Qua hai bài thơ cho em hiểu biết thêm về thế hệ cha ông ta xưa đã sống cuộc sống cao cả vì sự nghiệp cứu nước,bất chấp mọi nguy nan, sẵn sàng hy sinh tính mạng cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân.

ppt16 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ Văn Khối 8 - Đọc văn bản: Đập đá ở Côn Lôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
* trừơng thcs tiền an *lớp 8BNhiệt liệt chào mừng các thầy, cô giáo và các em học sinh !? Hình ảnh này làm em nhớ đến tác phẩm nào? Tác phẩm đó ra đời vào thời gian nào? Có nội dung gì ? Chân dung nhà yêu nước, nhà cách mạng Phan Bội Châu - tác giả của bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”. Bài thơ được sáng tác năm 1914. Đã thể hiện vẻ đẹp và tư thế của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh tù đày Các hình ảnh này làm em liên tưởng đến điều gì ? Cảnh giam cầm các chiến sĩ cách mạng trong các nhà tù của bọn thực dân, đế quốc ( Phan Châu Trinh - 1872 - 1926) Phan Châu Trinh – tên hiệu: Tây Hồ; tên tự: Tử Cán; biệt hiệu: Hy Mã- là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Ông tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi những năm đầu thế kỉ XX. Sau vụ thuế ở Trung Kì ông bị thực dân Pháp bắt giam, bị kết án chém và đày ra Côn Đảo. Văn thơ Phan Châu Trinh dạt dào lòng yêu nước, thể hiện ý chí của nhà cách mạng đấu tranh không mệt mỏi. Chúng có giá trị nâng cao dân trí, cổ vũ tinh thần đấu tranh cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Đầu năm 1908 nhân dân Trung Kì nổi dậy chống sưu thuế, Phan Châu Trinh bị khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế nên bị bắt đày ra Côn Đảo (Tháng 4-1908). Vài tháng sau nhiều thân sĩ yêu nước khắp Trung Kì, Bắc Kì cũng bị đày ra đây. Ngày đầu tiên Phan Bội Châu đã ném một mảnh giấy vào khám để an ủi động viên họ: “Đây là một trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy, làm trai giữa thế kỉ XX này không thể không nếm cho biết”. Bài thơ được làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.Côn Lôn tức Côn Đảo- là một hòn đảo nằm ở phía Đông Nam của nước ta- nơi Thực Dân Pháp lập ra nhà tù để giam cầm, tra tấn những chiến sĩ cách mạng, những sĩ phu yêu nước ( còn được gọi là địa ngục trần gian)Một số hình ảnh về côn đảo ( Côn Lôn ) Phong cảnh Côn ĐảoChuồng cọp - Côn Đảo Mô hình tù nhân chính trị Nhaứ tuứ Coõn ẹaỷothân sành sỏi: ý nói thân dạn dày phong trần, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổdạ sắt son: ý nói tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí. vá trời: ngụ ý mưu đồ những công việc hết sức lớn lao Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non.Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. + Người làm trai có khí phách hiên ngang không sợ gian nguy với tư thế làm chủ cuộc đời+ Công việc đập đá: Công việc nặng nhọc, làm thủ công , khối lượng công việc lớn Nghĩa tả thực: Dùng tay cầm búa, đập những tảng đá lớn thành hòn, thành đống Nghĩa tượng trưng: Sức mạnh to lớn của con người, dám đương đầu với mọi gian nan thử thách để chiến thắng Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son.Những kẻ vá trời khi lỡ bước,Gian nan chi kể việc con con !+ tháng ngày, mưa nắng: chỉ gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm một chiều mà dài dằng dặc qua nhiều năm tháng. + thân sành sỏi: sức chịu đựng dẻo dai. + dạ sắt son: ý chí không đổi. - Tự thấy mình có tấm thân dạn dày, phong trần qua nhiều thử thách- Tự thấy mình có tư thế cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí trước mọi gian lao thử tháchXây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩaSử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.Hình tượng người anh hùng cứu nước lẫm liệt, ngang tàng dù gặp nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí. đập đá ở Côn LônLàm trai đứng giữa đất Côn Lôn,Lừng lẫy làm cho lở núi non.Xách búa đánh tan năm bảy đống,Ra tay đập bể mấy trăm hòn.Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,Mưa nắng càng bền dạ sắt son.Những kẻ vá trời khi lỡ bước,Gian nan chi kể việc con con ! Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.Đã khách không nhà trong bốn biển,Lại người có tội giữa năm châu.Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,Mở miệng cười tan cuộc oán thù.Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ? Đọc diễn cảm hai bài thơ.? Hai bài thơ có điểm gì giống nhau về khẩu khí và khí phách của người tù yêu nước. Cả hai bài thơ đều là khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục. Họ không nói chí bằng những lời lẽ khoa trương sáo rỗng.Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của họ được biểu hiện:+ Khí phách ngang tàng lẫm liệt trong thử thách gian lao có thể đe doạ đến tính mạng+ ý chí chiến đấu và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp của mình Qua hai bài thơ cho em hiểu biết thêm về thế hệ cha ông ta xưa đã sống cuộc sống cao cả vì sự nghiệp cứu nước,bất chấp mọi nguy nan, sẵn sàng hy sinh tính mạng cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Tiếp tục sưu tầm tranh, ảnh về nhà tù Côn Đảo và nhà tù thực dân Học thuộc lòng bài thơ.Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ.Chuẩn bị bài: Ôn luyện về dấu câu Hướng dẫn về nhàChỳc cỏc em chăm ngoan học giỏi!

File đính kèm:

  • pptGiao_an_thi_giao_vien_gioi_Dap_da_o_Con_Lon.ppt