Bài giảng Khuynh hướng tư tưởng trong Văn học

Là sự thống nhất tất cả các mặt nội dung của nó. Nhưng không đồng nhất với nội dung (bởi có những tác phẩm mà nội dung lại rộng hơn , phong phú hơn tư tưởng của chúng.

-Được miêu tả bằng hình tượng nghệ thuật.

Nhưng có khi nhà văn tự phát ngôn, cắt nghĩa ý đồ của mình( từ ngôi người kể chuyện hoặc trong những lời bàn luận của bản thân các nhân vật),lấy các ý kiến của mình để làm rõ tư tưởng hình tượng.

ppt44 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khuynh hướng tư tưởng trong Văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
cảm hứng sáng tạo, trong thể loại và cả trong hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật.3.2. NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH NHÂN DÂN TRONG TÁC PHẨM: 	Ví dụ: 	Các sáng tác văn học dân gian của ta từ xưa còn rực sáng cho đến hôm nay vì các tác phẩm ấy chẳng những đã nêu len được những vấn đề có liên quan đến số phận đông đảo quần chúng nhân dân mà còn giải quyết những vấn đề đó theo quan điểm nguyện vọng của nhân dân. 	Cô Tấm dù có bị kẻ thù hãm hại đến mấy cũng vẫn là vợ hoàng tử, vẫn sống hạnh phúc. Mẹ con cám nhất định phải đền tội. Chàng Thạch Sanh không thể chết, chàng nhất định sẽ lấy công chúa. Kẻ lừa dối độc ác như Lý Thông sẽ bị đền tội.	 	Ví dụ:	Tác phẩm “ truyện Kiều” mang tính nhân dân ở chổ tâm hồn của đại thi hào như đã kết tinh bao niềm đau khổ hy vọng và ước mơ của hàng triệu triệu quần chúng.	 Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi nói lên vấn đề sống còn cùng những vinh quang lẫy lừng của dân tộc. Đây là một tác phẩm tiêu biểu về tính nhân dân trong văn học cổ nước ta. 	Nhà thơ Hồ Xuân Hương với những bài thơ trữ tình và châm biếm tràn đầy tinh thần chống đối chế độ và lễ giáo phong kiến- kẻ tử thù của nhân dân- được xem như nhà thơ kiệt xuất của nhân dân.	Việc đánh giá tính nhân dân bao giờ cũng bắt đầu trước từ nội dung, nhưng hình thức nghệ thuật vẫn có ý nghĩa tương đối độc lập của nó. 	Một tác phẩm tuy đã có được tính nhân dân sâu sắc về nội dung thì cũng cần phải được nhân lên với một hình thức nghệ thuật trong sáng, giản dị, dễ hiểu, gần gũi với quần chúng.	Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du luôn được quần chúng thường ngâm nga như sáng tác của chính mình.	Ý nghĩa tính nhân dân của tác phẩm bộc lộ đầy đủ nhất khi chúng tạo điều kiện để giáo dục tư tưởng nhận thức, tư tưởng tình cảm và thẫm mỹ cho quần chúng.	Khi nói đến tính nhân dân của một tác phẩm thì phải xem xét đến việc nhà văn đã hiểu biết đánh giá, giải quyết các sự kiện, những tính cách nhân vật trong tác phẩm như thế nào?	Nói khác đi là phải xem nhà văn đã miêu tả cuộc sống theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân dưới ánh sáng những lý tưởng tiến bộ của thời đại ra sao?	 Việc phục vụ quần chúng nhân dân không có nghĩa là hạ thấp những yêu cầu tư tưởng thẩm mỹ của văn học.IV. TÍNH DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC:4.1.KHÁI NIỆM TÍNH DÂN TỘC :	-Là một cộng động người ổn định, được hình thành trong quá trình lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế về trạng thái tâm lý biểu hiện và đặc biệt là về truyền thống văn hoá.	-Mỗi dân tộc có quá trình hình thành và phát triển không giống nhau, nhưng nói chung mọi dân tộc hình thành và phát triển trong lịch sử đều chịu sự chi phối của những qui luật phổ biến.	Khái niệm:	-	 Trong điều kiện ngày càng mở rộng sự giao lưu như ngày nay, ngay trong lĩnh vực văn hoá cũng thấy rất rõ sự tiếp thu, đồng hoá, bổ sung, làm phong phú thêm những đặc điểm dân tộc bằng các yếu tố thuộc về các dân tộc khác. 	Bản lĩnh dân tộc, truyền thống dân tộc bộc lộ rất rõ trong quá trình tiếp thu cái tinh hoa của nhân loại, đổi mới nâng cao và hoàn thiện thêm những phẩm chất của dân tộc. 4.2 BIỂU HIỆN CỦA TÍNH DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC:a. -Thể hiện nét đặc điểm của lãnh thổ quốc gia:	-Là sự thể hiện của những đặc tính dân tộc phổ biến đã hình thành trên cơ sở các đặc điểm về điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, về các mối quan hệ kinh tế đời sống, về chế độ chính trị, về truyền thống sinh hoạt, tư tưởng, về phong tục tập quán, tín ngưỡng 	-Là sự tổng hoà mọi đặc điểm độc đáo chung cho các sáng tác của một dân tộc và phân biệt với sáng tác của tác dân tộc khác. 	-Được thể hiện trong “màu sắc” dân tộc ( ngôn ngữ, thiên nhiên, phong tục tập quán , sinh hoạt) Văn học là nghệ thuật ngôn từ vì vậy những đặc điểm của tiếng nói dân tộc mà văn học sử dụng là biểu hiện trực tiếp bản sắc dân tộc	Tính dân tộc không phải ngẫu nhiên thường bộc lộ trực tiếp qua nhân vật chính diện, những hình tượng mang lý tưởng đạo đức, cái đẹp mà cả dân tộc yêu chuộng nâng niu.b. - Thể hiện qua việc xây dựng nhân vật:	 Ví dụ: Đó là nàng Kiều, Lục vân Tiên, chị Sứ trong văn học VN; Lưu Bị, Võ Tòng trong văn học Trung Quốc.. 	Trái lại, các nhân vật phản diện không bao giờ trực tiếp thể hiện tính dân tộc của văn học. Đó là loại nhân vật mang những biểu hiện mà cả dân tộc ghét bỏ, khinh khi( Sở Khanh,Mã Giám Sinh, Trịnh Sâm, Bùi Kiệm, Nghị Quế.	Nhân vật Nghị Quế mang trọn các tính chất đối lập với tính dân tộc Việt Nam: sùng đồ Tây, trọng chó hơn người thiếu văn hoá, không chút động lòng trước người hoạn nạnc. Thể hiện qua ngôn ngữ và thể loại: 	-Tính dân tộc còn là sự vận dụng ngôn ngữ dân tộc thành ngôn ngữ văn học.Có thể nói sự chuyển biến ngôn ngữ văn học từ chổ vay mượn đến việc sử dụng tiếng nước nhà thường là dấu hiệu trưởng thành của nền văn học.	Suốt thời kỳ Bắc thuộc và các thế kỷ độc lập đầu tiên, việc sử dụng tiếng Hán đã hạn chế sự phát triển tính dân tộc của văn học. Từ khi chữ Nôm ra đời, rồi tiếp theo là chữ quốc ngữ, tiếng Việt mới dần dần trở thành ngôn ngữ văn học, đánh dấu bước phát triển quan trọng của tính dân tộc trong văn học VN. 	Không phải mọi bài thơ viết bằng tiếng Việt đều có tính dân tộc. Tiếng Việt phải đạt tới mức thâm thuý, của ca dao tục ngữ, hồn hậu như thơ Nôm của Nguyễn Trãi, uyển chuyển và tình tứ như Truyện Kiều của Nguyễn Du, mộc mạc mà thấm thía như văn tế của Nguyễn Đình Chiểu thì tính dân tộc mới bộc lộ ra được. .	*Tính dân tộc của văn học phát triển trên cơ sở kế thừa các truyền thống và sự tiếp thu tinh hoa văn nghệ nước ngoài.	Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã có rất nhiều yếu tố được vay mượn từ văn hoá Trung Hoa, song tác phẩm này cũng như tác giả của nó lại là một tác phẩm mẫu mực của ý thức dân tộc, của một thời đại đầy biến động. Các thang giá trị của truyện Kiều không còn giống với những chuẩn mực của Thanh Tâm tài nhân. 	Tác phẩm vẫn nhắc tới bối cảnh xã hội ( năm Gia Tĩnh, triều Minh), tới các địa danh và các sự kiện của đất nước Trung Hoa, song toàn bộ tác phẩm thấm đẩm tinh thần dân tộc Việt trước hết không phải chỉ ở thể loại thơ lục bát, ở môtíp truyện tài tử giai nhân mà ở các cảm hứng vừa tiêu biểu cho thế giới quan người Việt, vừa có cái chung của nhân loại: nhà thơ đau nổi đau của chúng sinh, viết từ những điều trông thấy, vì những điều trông thấy,Chính kiểu tư duy của dân tộc ( thể loại và phương thức thể hiện) đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc của dân tộc ấy trong nghệ thuật.d. -Thể hiện ở nội dung:	Tính dân tộc xuyên thấm từ hình thức đến nội dung. Như vậy, có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm là có bấy nhiêu chỗ để tính dân tộc thể hiện phẩm chất dân tộc, cốt cách dân tộc, tinh thần dân tộc. 	Ví dụ: bài “ Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.Tập thơ “ Nhật ký trong tù” của bác Hồ được viết bằng ngôn ngữ, thể loại, kể cả đề tài là tiếng Hán, nhưng vẫn toát lên phẩm cách của dân tộc Việt Nam. 	Thơ của Bác và con người của Bác trước hết là một biểu tượng của cá tính Việt Nam: anh hùng nhưng rất hồn nhiên và bình dị ( những sự vật bình thường : cột mốc cây số, chiếc gậy, chiếc răng rụng ) đều trở thành đối tượng thẫm mỹ trong thớ Bác. Chất châm biếm, trào phúng, hài hước cũng là một nét cá tính của dân tộc được phản ánh trong thơ Bác( có khi nhẹ nhàng hóm hỉnh, có khi mĩa mai sâu cay).	Có những quốc gia tuy khác nhau về tiếng nói( hoặc cùng một quốc gia nhưng có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ, mỗi dân tộc lại có một tiếng nói riêng), nhưng lại có những điểm chung về truyền thống văn học.	Song ngược lại, cũng có các nhà văn cùng sử dụng chung một ngôn ngữ nhưng sáng tác của họ vẫn có thể đại diện cho những nền dân tộc khác nhau. 	Ví dụ: Các nhà văn Anh và Mỹ đều viết bằng tiếng Anh. Nhưng tác phẩm của họ viết ra mang rõ dấu ấn bắt nguồn từ những đặc điểm khác nhau trong cuộc sống của mỗi dân tộc. Hay như các nhà văn Châu Phi, sử dụng ngôn ngữ của các nước chủ thuộc địa trước đấy, nhưng những tác phẩm của họ vẫn hết sức độc đáo về bản chất dân tộc.	e-Thể hiện trong tinh thần dân tộc:	-Được hình thành trên tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, được ý thức rõ rệt cùng với sự trỗi dậy của ý thức dân tộc, tài năng dân tộc, cùng với lòng tự hào về sự đóng góp của văn học dân tộc cho nhân loại. 	-Được thể hiện ở nỗi đau dân tộc ở ý thức sâu sắc về số phận dân tộc, ở khát vọng da diết của dân tộc muốn từ giã nhanh chóng một quá khứ nặng nề để vươn nhanh trên con đường tiến bộ của nhân loại.	-Gắn liền với các đặc điểm của đời sống xã hội và tính cách dân tộc. Cùng với sự thay đổi của điều kiện sống của nhân dân, tính dân tộc cũng biến đổi theo. Tính cách dân tộc được thể hiện trong một phức hợp liên kết các phẩm chất nhất định.	Ví dụ: Tính cách người Việt Nam giàu lòng yêu thương và đức hy sinh được thể hiện qua các bài thơ viết về Hồ chủ tịch “Oi! Lòng Bác vậy cứ thương taThương cuộc đời chung thương cỏ hoaChỉ biết quên mình cho hết thảy,Như dòng sông chảy nặng phù sa..” 	Tình cảm nhân ái và tinh thần bất khuất vốn là những phẩm chất tinh thần quen thuộc của nhân dân Việt Nam được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử. 	Tinh thần kiên cường bất khuất bộc lộ từ trong ý thức tự chủ, tinh thần tự lực, tự cường chống lại mọi hình thức nô dịch, lệ thuộc là những đặc điểm quan trọng của con người Việt Nam mà văn học đề cặp đến.	Tính cách dân tộc không phải là một sản phẩm chung được phân phát đồng đều cho các thành viên trong dân tộc, hoặc là những nét tính cách được lặp đi lặp lại , bất biến một cách đơn điệu, nghèo nàn ở các hình tượng văn học. Tính cách dân tộc phải là cái thống nhất trong sự đa dạng, là cái ổn định trong sự biến đổi. 	 Tính dân tộc không chỉ biểu hiện qua tác phẩm cụ thể hay trong một trào lưu văn học mà điều quan trọng là tính dân tộc phải thấm ngay trong tâm hồn của người nghệ sĩ sáng tác.	 Bên cạnh đó tính dân tộc không những tăng cường chức năng giáo dục và chức năng nhận thức cho văn nghệ mà nhằm còn phát huy hơn nữa chức năng tình cảm thẫm mỹ. 	Nghị quyết đại hội lần thứ 3 của Đảng có ghi rõ: “Phát triển nền văn nghệ mới với nội dung xã hội chủ nghiã và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc”.

File đính kèm:

  • pptkhuynh_huong_7875.ppt
Bài giảng liên quan