Bài giảng Kỹ Năng Tư Duy Phê Phán - Bài 4 Kỹ Năng Viết Phê Phán
Mục tiêu
Sau bài học sinh viên có thể:
Kiến thức
Trình bày được khái niệm viết phê phán
Trình bày được cấu trúc của một bài viết phê phán
Phân tích được quy trình viết bài viết phê phán
Kĩ năng
Đánh giá được kỹ năng viết phê phán của bản
thân qua các tiêu chí
Thực hành một bài viết có sử dụng các từ ngữ
làm dấu hiệu
*KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁNCRITICAL THINKINGBài 4 Kỹ năng viết phê phánBộ môn Phát triển Kỹ năngKhoa Kinh tế và Quản lýTrường đại học Thủy Lợi*Mục tiêuSau bài học sinh viên có thể:Kiến thứcTrình bày được khái niệm viết phê phánTrình bày được cấu trúc của một bài viết phê phánPhân tích được quy trình viết bài viết phê phánKĩ năngĐánh giá được kỹ năng viết phê phán của bảnthân qua các tiêu chí Thực hành một bài viết có sử dụng các từ ngữlàm dấu hiệuCác nội dung chính1. Khái niệm viết phê phán2. Đặc điểm của bài viết phê phán tốt3. Các bước viết bài viết phê phán4. Những từ ngữ được dùng để xây dựng chuỗi lập luận5. Đánh giá bài viết phê phán1. Khái niệm viết phê phán Viết phê phán là viết có phân tích, chọn lọc thông tin, và đưa ra các lý lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc. 2. Các đặc điểm của bài viết phê phán Lưu tâm đến độc giả. Viết cho ai?Tính rõ ràng Văn phong: mạch lạc, xúc tích, chặt chẽ, tạo sự liên kiết giữa các ý giúp người đọc dễ nhận ra lập trường của tác giả Ngôn ngữ: thường bám sát thông tin thực tế, tránh dùng câu chữ tình cảm, hoa mỹ, rườm rà Phân tích và chọn lọc Phân tích: tập trung xem xét các dẫn chứng một cách tỉ mỉ và có phê phán, so sánh giữa những điểm mạnh và điểm yếu của dẫn chứng.Chọn lọc các lý lẽ, dẫn chứng quan trọng nhất, thường là lý lẽ gây tranh cãi nhất và đi sâu vào chi tiết, những lý lẽ khác đề cập ngắn gọn.Trình tự và trật tự Trình tự: Sắp xếp các ý quan trọng nhất nổi bật so với các nội dung khác giúp người đọc theo dõi luận cứ dễ dàng hơn.Trật tự: Trình bày các lý lẽ ủng hộ cho luận cứ trước Các dẫn chứng tương tự nhau hỗ trợ cho một luận cứ nên nhóm lại với nhau, còn các dẫn chứng không hỗ trợ luận cứ sẽ trình bày sau Các từ ngữ làm dấu hiệu Giúp người đọc theo dõi luận cứ dễ dàng Biết họ đang ở vị trí nào trong luận cứ và mỗi ý được liên kết với các ý trước nó và những ý tiếp theo nó như thế nào 3. Các bước xây dựng bài viết phê phánBước 1. Xác định mục đích bài viếtBước 2. Xây dựng đề cương bài viếtBước 3. Viết từng phầnBước 4. Rà soát bài viếtBước 5. Đánh giá4. Các từ ngữ để xây dựng luận cứGiới thiệu chuỗi lập luận Các cụm từ mở đầu: đầu tiên, trước tiên, trước hết, trước nhất...Phát triển chuỗi lập luậnCủng cố bằng những lý lẽ tương tự: tương tự, tương tự như vậy, cũng như thế, cũng một cách đó...Củng cố bằng những lý lẽ đối lập: những người khác cho rằng..., một số người cho rằng... Củng cố sức mạnh cho luận cứ: Hơn nữa, thật vậy, thực tế, chẳng hạn như.... Giới thiệu các luận cứ đối lập: mặt khác, một số người cho rằng, ngược lại....Bác bỏ các luận cứ đối lập: tuy nhiên, tuy vậy, dù sao....Đối chiếu: ngược lại, mặc dù, trái lại, mặt khác trong khi đó, thực tế là.....Từ ngữ báo hiệu kết luậnDiễn đạt kết quả và hệ quả: vì vậy, cho nên, do đó, kết quả là...Kết luận: do đó, nói tóm lại, cuối cùng...Thực hànhTìm các từ ngữ làm dấu hiệu trong bài viết của cá nhânBổ sung các từ ngữ làm dấu hiệu (nếu thấy cần thiết)Nộp lại bài viết và bài đánh giá vào cuối giờ*5. Các tiêu chí đánh giá bài viết phê phánChủ đề phù hợp với bài viếtLập trường/Quan điểm của người viết bài rõ ràng Các lý lẽ/ luận cứ thành phần đưa ra ủng hộ cho quan điểmKết luận rõ ràng và dựa trên những luận cứ thành phần/lý lẽ thuyết phục Các luận cứ được trình bày theo trật tự logic *5. Đánh giá bài viết phê phán6. Các luận cứ liên kết với nhau và với kết luận toàn bài một cách nhất quán7. Người đọc dễ nhận ra các luận cứ trong bài 8. Người viết biết sử dụng những bằng chứng nghiên cứu của người khác làm bằng chứng bổ trợ cho luận cứ của mình 9. Người viết đưa ra được những đánh giá hợp lý đối với quan điểm của những người khác, đặc biệt là những ý kiến trái ngược 10. Người viết đưa ra nguồn tham khảo trong bài viết khi trích dẫn ý kiến của người khác. Cung cấp một danh sách nêu rõ nguồn tham khảo ở cuối bài.**Tài liệu tham khảoBộ môn Phát triển kỹ năng (2008). Giáo trình Kỹ năng tư duy phê phán. Trường Đại học Thủy lợi. Hà Nội Tạp chí khoa học Thủy lợi. Số 8. 2011
File đính kèm:
- bai giang ki nang giao tiep.ppt