Bài giảng Kỹ thuật đứng bắn súng trường hơi phổ thông

• Đặc điểm của tư thế đứng bắn: Tư thế đứng bắn là một tư thế khó nhất trong môn súng trường

l Trọng tâm chung của cả hệ thống “cơ thể - súng” cao.

l Diện tích hình chân đế nhỏ, giới hạn trong phạm vi tạo thành bởi 2 bàn chân của xạ thủ nên kém vững trãi hơn các tư thế nằm và quỳ.

l Hệ thống cơ phải hoạt động gắng sức nhiều để giữ vững tư thế người và súng được cân bằng và ổn định (thân người ngả về sau, nghiêng sang phải, tay trái ép vào mạng sườn làm cho các cơ quan nội tạng hoạt động khó khăn và chóng mệt mỏi).

 

ppt16 trang | Chia sẻ: nguyenoanh | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ thuật đứng bắn súng trường hơi phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Kỹ thuật đứng bắn súng trường hơi phổ thông Tư thế đứng bắn. Đặc điểm của tư thế đứng bắn: Tư thế đứng bắn là một tư thế khó nhất trong môn súng trường Trọng tâm chung của cả hệ thống “cơ thể - súng” cao. Diện tích hình chân đế nhỏ, giới hạn trong phạm vi tạo thành bởi 2 bàn chân của xạ thủ nên kém vững trãi hơn các tư thế nằm và quỳ. Hệ thống cơ phải hoạt động gắng sức nhiều để giữ vững tư thế người và súng được cân bằng và ổn định (thân người ngả về sau, nghiêng sang phải, tay trái ép vào mạng sườn làm cho các cơ quan nội tạng hoạt động khó khăn và chóng mệt mỏi). Tư thế đứng bắn: tư thế đứng bắn có được vững chắc hay không phụ thuộc phần lớn vào vị trí 2 bàn chân của xạ thủ. Hai bàn chân đứng rộng bằng chiều rộng của 2 vai hoặc hơn vai một chút. Bàn chân phải đặt gàn vuông góc với hướng bắn, bàn chân trái hợp với hướng bắn một góc từ 500 – 600, hai gót chân hơi chụm lại, hai mũi chân mở rộng ra với góc độ từ 350 – 450 Đùi và cẳng chân trái ở tư thế gần vuông góc với mặt đất còn chân phải hợp với mặt đất 1 góc từ 600 – 700 (2 Đầu gối đứng thẳng tự nhiên sao cho trong tâm cơ thể – súng rơi đều lên 2 chân nằm trong diện tích hình chân đế và mặt phẳng hướng bắn) Thân người ngả về sau và sang phải hông hơi đưa ra phía trước trọng lượng thân người dồn nhiều lên cột sống. Cần xoay người về bên trái, ngực hơi hướng về phía mục tiêu tạo điều kiện cho tỳ vai và mắt ngắm được dễ dàng. Tay trái gấp ở khớp khuỷu tạo thành 1 góc nhọn cánh tay trái ép chắc vào mạng sườn, cẳng tay trái và chân trái kết hợp thành một cột trụ đỡ súng, cẳng tay ép chắc vào cánh tay. 4 ngón tay chụm lại đỡ ở dưới bụng súng ngón tay cái đỡ ở vành cò (hoặc có thể bần tay nắm hờ đỡ bụng súng trên các đốt ngón tay của bàn tay đỡ súng Cánh tay phải để tự nhiên và tạo với thân người một góc từ 300 – 600. Đế báng súng tỳ vào chính giữa hõm vai bàn tay nắm lấy cổ báng súng. Kỹ thuật ngắm trong bắn súng trường hơI phổ thông. K/n đường ngắm: là một đường thẳng tưởng tượng từ mắt qua khe ngắm tới đầu ngắm gọi là đường ngắm K/n đường ngắm cơ bản: là một đường thẳng tưởng tượng từ mắt qua khe ngắm tới đầu ngắm đầu ngắm nằm chính giữa khe ngắm, đỉnh của đầu ngắm và 2 bờ mép trên của khe ngắm nằm cùng trên 1 mặt phẳng gọi là đường ngắm cơ bản. K/n đường ngắm chính xác: là đường ngắm cơ bản đặt chính giữa phía dưới mục tiêu gọi là đường ngắm chính xác. Đường ngắm cơ bản và đường ngắm chính xác Khe ngắm Đầu ngắm Bia Thời cơ bóp cò.: Khi súng ít rung động nhất, mắt tinh sáng nhất, có đường ngắm chính xác tốt nhất và có lực cò chuẩn bị được tăng tốt nhất. Thế ngón tay cò: Trong kỹ thuật bóp cò, việc tạo thế thuận lợi của ngón tay trỏ sẽ giúp cho xạ thủ bóp cò được dễ dàng và chính xác. Xạ thủ nên đặt vị trí từng đốt của ngón tay trỏ như sau: Đốt trong cùng và gốc của ngón tay trỏ tỳ sát vào báng súng tạo thành một lực tham gia giữ súng thêm vững chắc đồng thời làm cho ngón tay trỏ có chỗ tựa giúp ngón tay hoạt động được chính xác khi bóp cò. Kỹ thuật bóp cò súng trường hơI phổ thông Đốt thứ 2 của ngón tay trỏ không tỳ sát vào báng mà giữa ngón tay và báng súng có một khe hở nhỏ đủ để sao cho khi bóp cò đốt này của ngón không có một lực nào tác động làm lệch đường ngắm chính xác. Đốt thứ nhất, là đốt ngoài cùng của ngón tay trỏ. Đốt này móc vào cò súng một cách khéo léo làm nhiệm vụ vừa tham gia giữ súng thêm ổn định vừa để bóp cò. Vị trí của đốt này tiếp xúc với cò khoảng từ giữa đốt tới 2/3 đốt đó kể từ đầu ngón tay. Lực bóp cò: có 2 giai đoạn tăng cò gồm tăng cò chuẩn bị và tăng cò kết thúc thúc phát bắn. Lực bóp cò chuẩn bị: Dù xạ thủ bắn loại súng nào cò nặng hay nhẹ dài hay ngắn, cò hai nấc hai cò một nấc … muốn bắn được tốt đều phải thực hiện động tác bóp cò chuẩn bị. Cụ thể là: Khi giương súng và lấy đường ngắm cơ bản, trước khi có đường ngắm chính xác, xạ thủ móc ngón tay trỏ vào cò một cách khéo léo và tăng áp lực tới mực súng gần nổ tức là khoảng 3/4 - 4/5 lực cò (hay khoảng từ 70 – 80% lực cò) Lực bóp cò kết thúc phát bắn: Đây là giai đoạn thực hiện tiếp theo sau khi đã bóp cò chuẩn bị. Lực bóp cò kết thuc phát bắn chỉ có thể thực hiện tốt trên cơ sở lực bóp cò chuẩn bị tốt. Kỹ thuật bóp cò kết thúc phát bắn có ý nghĩa quyết định phần lớn đối với kết quả bắn Đồ thị biểu diễn lực cò 1” 2” 3” 0 4” 5” 6” 7” 8” 100 200 300 400 500 600 gr t’ Lực cũ A B 	Mỗi xạ thủ cần nắm vững 3 yêu cầu về bóp cò kết thúc phát bắn là: Phải kết hợp chặt chẽ với việc lấy đường ngắm chính xác. Thực hiện đúng lúc súng có độ ổn định cao nhất. Động tác bóp cò phải êm và thời gian bóp cò cùng quãng đường chuyển động của cò phải ngắn. Câu hỏi ôn tập Trình bày đặc điểm tư thế đứng bắn súng trường hơi phổ thông? Phân tích kỹ thuật tư thế đứng bắn súng trường hơi phổ thông? Nêu khái niệm về đường ngắm cơ bản và đường ngắm chính xác súng trường hơi phổ thông? Phân tích tư thế ngón tay cò trong bắn súng trường hơi phổ thông? Có mấy giai đoạn bóp cò? Phân tích từng giai đoạn? Những yêu cầu chung khi bóp cò? 

File đính kèm:

  • pptBÀI 2.ppt
Bài giảng liên quan