Bài giảng Lịch sử 10 - Bài 39: Tình Hình Kinh Tế-Xã Hội Nửa Đầu Thế Kỷ XIX

Vào nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn ra sức phục hồi nền kinh tế trên cơ sở coi trọng ruộng đất và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, nhiều chính sách của nhà Nguyễn đã không còn ý nghĩa tích cực, làm cho nền kinh tế đất nước vốn đã trì trệ lại càng thêm bế tắc, đời sống nông dân lâm vào tình trạng khốn cùng. Mâu thuẫn xã hội dưới thưòi Nguyễn ngày càng gay gắt, dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân rộng lớn, làm cho tình hình xã hội ngày càng rối ren, phức tạp.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử 10 - Bài 39: Tình Hình Kinh Tế-Xã Hội Nửa Đầu Thế Kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 39:TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘINỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX1.Tình hình kinh tếVào nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn ra sức phục hồi nền kinh tế trên cơ sở coi trọng ruộng đất và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, nhiều chính sách của nhà Nguyễn đã không còn ý nghĩa tích cực, làm cho nền kinh tế đất nước vốn đã trì trệ lại càng thêm bế tắc, đời sống nông dân lâm vào tình trạng khốn cùng. Mâu thuẫn xã hội dưới thưòi Nguyễn ngày càng gay gắt, dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân rộng lớn, làm cho tình hình xã hội ngày càng rối ren, phức tạp. Nông nghiệpNhà Nguyễn hết sức coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp. Năm 1803, ngay khi mới lên ngôi, Gia Long đã ra lệnh đo đạc lại toàn bộ ruộng đất, lập địa bạ cho từng xã, thôn ở Bắc Hà. Vua Gia LongNăm 1804, Gia Long ban hành chính sách quân điền. Mặc dù nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn không thoát khỏi lối mòn của các triều đại phong kiến trước trong chính sách bảo vệ công điền, khi ruộng đất công chỉ còn lại khoảng 20% tổng diện tích ruộng đất cả nước. Chính sách quân điền của nhà Nguyễn, do đó, chỉ mang ý nghĩa tượng trưng; về thực chất, chỉ là một hình thức cấp ruộng cho các quan lại và binh  lính. Đến năm 1839, dưới thời Minh Mạng, việc lập địa bạ các thôn, xã trên phạm vi toàn quốc đã được hoàn thành. Vua Minh MạngTrong các biện pháp trọng nông, chính sách khai hoang dưới hình thức doanh điền là có hiệu quả hơn cả.            Những người lưu tán và không có ruộng đất cày cấy được tập hợp lại dưới sự chỉ đạo của một quan chức nhà nước, được nhà nước cấp vốn ban đầu để tiến hành khai hoang, lập làng trên những vùng đất mới bồi lấp ở ven biển. Chỉ tính riêng vùng hạ lưu sông Hồng, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tổ chức khai khẩn, lập ra hai huyện mới là Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Doanh điền sứ Nguyễn Công TrứHuyện Kim SơnTuy số ruộng đất khai khẩn thêm là khá lớn, nhưng vẫn không thể bù đắp được số ruộng đất để hoang hoá. Chính sách doanh điền, khai hoang của nhà Nguyễn không thể giải quyết được những mâu thuẫn đang đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam.Thủ công nghiệpĐối với sản xuất thủ công nghiệp, cùng với sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống trong dân gian, nhà Nguyễn có khuynh hướng tăng cường xây dựng các quan xưởng, chủ yếu tập trung ở Huế. Trong chính quyền, hình thành những cơ quan chức năng chuyên trách về từng loại sản phẩm. Quản lý chung các ngành, nghề thủ công của nhà nước là ti Vũ khố chế tạo, gồm 57 cục trông coi từng ngành cụ thể như đúc súng, làm đồ trang sức, làm gạch ngói, khắc in Làm việc trong những quan xưởng đều là những thợ giỏi, được trưng tập từ các địa phương nên sản phẩm làm ra đều có kỹ thuật cao. Một trong những hoạt động kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn này là khai khoáng. Phần lớn số mỏ được giao cho các thương nhân (chủ yếu là Hoa kiều), các tù trưởng miền núi lĩnh trưng, hằng năm nộp thuế cho nhà nước. Đối với một số mỏ quan trọng, nhà Nguyễn trực tiếp tổ chức khai thác. Tuy nhiên, các mỏ do nhà nước khai thác thường kém hiệu quả và chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn rồi lại phải giao cho tư nhân lĩnh trưng. Thương nghiệpSang thế kỉ XIX, thương nghiệp có chiều hướng suy thoái. Nhà Nguyễn thi hành chính sách thuế khoá phức tạp và chế độ kiểm soát ngặt nghèo đối với các hoạt động buôn bán. Về ngoại thương, nhà Nguyễn thi hành chính sách độc quyền và hết sức dè dặt với các tàu buôn phương Tây. Thương nhân ngoại quốc đến buôn bán ở nước ta giai đoạn này chủ yếu là người Hoa, Xiêm, Mã Lai. Cùng với sự sa sút của kinh tế thương nghiệp, các đô thị ngày càng suy thoái. Ở Thăng Long, đến cả khu vực 36 phố phường sầm uất, cũng nhanh chóng bị nông thôn hoá. Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An sa sút không còn khả năng phục hồi. Cho đến thế kỉ XIX, nền kinh tế đất nước đã trở nên hết sức trì trệ. 36 phố phường ở Thăng Long thế kỷ XIX2. Tình hình xã hội      *  Trong bối cảnh nền kinh tế bế tắc, đời sống nhân dân khốn cùng, nhà Nguyễn chẳng những đã bất lực không cải thiện được tình hình mà trái lại, bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu, tha hoá. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, làm bùng lên làn sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp xã hội ở khắp mọi miền đất nước chống lại chế độ thống trị của nhà Nguyễn. *Chỉ tính riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, trong đó, riêng thời Minh Mạng có 250 cuộc. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827) ở hạ lưu châu thổ sông Hồng, thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh và Hải Phòng Phan Bá Vành, còn được gọi là Ba Vành (? – 1827) thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa nông dân Bắc Kỳ đầu thế kỷ 19. Cuộc khởi nghĩa đã tập hợp được đông đảo dân nghèo vùng Nam Định, Thái Bình chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Ba Vành đã chọn cho mình cái chết phi thường để khỏi sa vào tay giặc.Trong dân gian, còn truyền tụng mãi câu ca dao:Trên trời có ông sao tuaỞ dưới hạ giới có vua Ba VànhKhởi nghĩa  của Ba Nhàn, Tiền Bột (1833 – 1843) ở vùng Phú Thọ và Tuyên Quang Khởi nghĩa Lê Duy Lương (1833 – 1834) ở miền núi Hoà Bình, Thanh Hoá khởi nghĩa Lê Văn Khôi (18/5/1833 – 9/1835) ở Gia Định Lê Văn Khôi (? – 1834) tên thật là Bế - Nguyễn Nghê , còn được gọi là Hai Khôi, Nguyễn Hựu Khôi hay Bế Khôi, là con nuôi, là thuộc tướng của Lê Văn Duyệt và là người thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn ở thành Phiên An (tức vùng Gia Định cũ, nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam).Gia Định trước năm 1835Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng (1833 – 1835) Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1856) ở Hà Tây Cao Bá Quát sinh ra, trong một cặp song sinh, ở một gia đình khoa bảng. Ông nổi tiếng thông minh, học giỏi ngay từ nhỏ. Người anh em song sinh với ông là Cao Bá Đạt cũng là cha của một nhà thơ sau này, Cao Bá Nhạ. Cha ông là Cao Tửu Chiếu là một nhà nho hay chữ. Ông sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là thôn Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Có tài liệu cho rằng quê gốc của ông ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.Chu thần Cao Bá QuátMặc dù các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị đàn áo nhưng đã làm rệu rã nền thống trị của nhà Nguyễn. Xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn ngày càng trở nên rối ren và phức tạp. 

File đính kèm:

  • pptBai 39 Ls 10 nc.ppt