Bài giảng Lịch sử 12 - Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - Xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)
. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam
Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến
tới giải phóng hoàn toàn
ành toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc:1. Chủ trương kế hoạch2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975a/ Chiến dịch Tây Nguyên:( từ ngày 4-3 đến ngày 24-3)Vì sao lại chọn Tây Nguyên là nơi mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ?- Nếu đánh và chiếm được Tây Nguyên sẽ chia cắt hoàn toàn hệ thống phòng ngự chiến lược của địch, buộc chúng lâm vào thế lúng túng, bị động đối phó; còn về phía ta có điều kiện phát triển lực lượng, tiếp tục triển khai hướng tiến công xuống các tỉnh ven biển, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, góp phần thúc đẩy cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 giành thắng lợi trong thời gian ngắn. -Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều muốn nắm giữ - Hiện tại địch nhận định sai hướng tiến công của ta nên chốt ở đây lực lượng mỏng, sơ hở- 4/3: ta đánh nghi binh vào Plâyku và Kontum- 10/3: ta đánh trận then chốt Buôn Ma Thuột, giành thắng lợi- 12/3: địch phản công lấy lại Buôn Ma Thuột nhưng thất bại- 14/3 địch rút khỏi Tây Nguyên, trên đường rút chạy bị ta truy kích* Diễn biến:4/3/1975Buôn Ma ThuộtKontumPlâyku Địch bị tiêu diệt 4500 tên, bị bắt 16822 tên, bắn rơi 44 máy bay, phá hủy 110 chiếc, thu và phá hỏng 17188 súng pháo các loại, 1096 xe các loại, 767 máy thông tin,thu toàn bộ kho tàng, thiết bị chỉ huy, cơ sở chữa cháy của nhụy ở Tây Nguyên.Giải phóng 5 tỉnh Tây Nguyên với 60 vạn dân. 24/3/1975 Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng* Kết quả:* Ý nghĩa:- Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của quân đội và chính quyền Sài Gòn- Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang Tổng tiến công trên toàn Miền Nam* Nghệ thuật đánh giặc:- Nghệ thuật xác định hướng, chọn mục tiêu tiến công - Nghệ thuật sử dụng lực lượng, bố trí đội hình tiến công - Nghệ thuật sử dụng không gian và thời gian mở chiến dịch. Nghệ thuật sử dụng không gian và thời gian mở chiến dịch:Vì sao lại chọn Buôn Ma Thuột làm nơi mở màn cho Chiến dịch Tây Nguyên ? Không gian mở chiến dịch:Việc chọn Buôn Ma Thuột là trận đánh mở đầu, then chốt quyết định là vấn đề hết sức quan trọng đối với chiến dịch. Vì, Buôn Ma Thuột có vị trí quan trọng trong hệ thống phòng ngự của địch ở Tây Nguyên Thông tin về Buôn Ma Thuột: Thị xã Buôn Ma Thuột nằm sâu trong vùng kiểm soát của địch; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng của Tây Nguyên và cũng là nơi tập trung bọn đầu sỏ phản động trong vùng. Về mặt quân sự, thị xã này có vị trí rất cơ động, đứng ngay ở ngã ba đường chiến lược 21 nối liền Nha Trang với đường số 14, phía bắc đi Cheo Reo và Plâyku, phía nam đi Gia Nghĩa và miền Đông Nam Bộ. Do nằm sâu trong vùng kiểm soát của địch nên quân chiếm đóng của chúng ở đây không bị đối mặt trực tiếp với quân ta như ở Kontum, việc bố phòng cũng không chặt chẽ bằng Kon Tum. Như vậy, đối với ta, sẽ thuận lợi cho quá trình cơ động, triển khai và che giấu lực lượng; còn với địch, khi bị tiến công sẽ khó giữ và khó cơ động ứng cứu, chi viện cho nhau. Đặc biệt, các mục tiêu của địch ở trong và xung quanh thị xã hầu hết là lộ thiên, dễ bị ta phát hiện và tiêu diệt. Thời gian mở chiến dịch: Về mặt thời gian, thời điểm nổ súng tiến công được Bộ Tư lệnh tính toán kỹ (2h sáng 10/3 ta mở màn chiến dịch; kết thúc lúc 10h30p 11/3). Trong thời điểm này, mọi hoạt động của địch đều lỏng lẻo và mất cảnh giác, ta cơ động triển khai, bố trí đội hình tiến công bảo đảm giữ được bí mật; khi triển khai xong lực lượng tiến công thì gần sáng, sương mù tan, tạo thuận lợi cho ta phát hiện dễ dàng các mục tiêu lộ thiên của địch để thực hành tiến công tiêu diệt. Ngoài ra, còn có một yếu tố quyết định đến thời gian kết thúc trận đánh, đó là yếu tố về thời tiết. Đây là mùa khô, chưa có mưa, sông suối cạn, rất thuận tiện cho các phương tiện xe cơ giới phát huy được tính năng kĩ thuật, chiến thuật. Nghệ thuật xác định hướng, chọn mục tiêu tiến công Chọn hướng Nam Tây Nguyên làm hướng chủ yếu, bởi ở nơi đây lực lượng của địch tương đối yếu. Đánh chiếm Buôn Ma Thuột, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã chọn 3 hướng tiến công: Bắc, Nam và Tây; trong đó, hướng Tây là hướng thọc sâu và chọn Sở chỉ huy sư đoàn 23 nguỵ là mục tiêu đột phá chủ yếu. Bởi vì, Sở chỉ huy Sư đoàn 23 nguỵ là trung tâm chỉ huy, có vị trí quan trọng nhất của địch ở Buôn Ma Thuột; đồng thời, còn là chỗ dựa vững chắc của địch ở khu vực này và Tây Nguyên. Như vậy, chọn Sở chỉ huy sư đoàn 23 nguỵ làm mục tiêu tiến công chủ yếu là ta đã điểm trúng huyệt, đánh vào nơi rất hiểm, nhưng tương đối yếu của địch. Đây là một nguyên tắc trong tác chiến chiến dịch: “bỏ chỗ vững, đánh chỗ núng, tránh chỗ thực, đánh chỗ hư”. Nghệ thuật sử dụng lực lượng, bố trí đội hình tiến công Xét về tương quan lực lượng và vũ khí trang bị ban đầu, ta không chiếm ưu thế lớn hơn địch; nhưng ta có những ưu thế khác để tạo thành sức mạnh tổng hợp, đó là tinh thần chiến đấu của toàn quân dân, nghệ thuật quân sự. Trong trận then chốt quyết định này, ta sử dụng lực lượng hơn 2 sư đoàn bộ binh và các đơn vị binh chủng để tiêu diệt lực lượng tương đương 1 trung đoàn của địch. Ta còn phát huy cao độ chiến tranh nhân dân để tạo nên sức mạnh áp đảo đối với địch. Trong trận đánh Buôn Ma Thuột, ta đã tổ chức và bố trí lực lượng một cách khoa học, hợp lí gồm lực lượng tập trung và lực lượng phân tán; lực lượng tiến công và lực lượng nổi dậy; bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích tiến hành nghi binh ở Kon Tum và PlâyKu thu hút sự chú ý của địch, làm địch lộ sơ hở ở Buôn Ma Thuột. Đồng thời, kiềm địch ở Huế- Đà Nẵng, Sài Gòn là hai đầu chí tuyến để loại trừ tình huống địch cử quân cấp sư đoàn đến chi viện cho Tây Nguyên. Đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch ở đây là sự bố trí đội hình tiến công trên 3 hướng, tạo thành 5 mũi tiến công sắc, nhọn, trong đó 4 mũi có xe tăng phối hợp với bộ binh trong đội hình chiến đấu. Đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch:3 hướng: Bắc, Nam, Tây Hướng bắc: 2 múi tiến công Đông Bắc Tây Bắc Hướng nam: 2 múi tiến công Đông Nam Tây Nam Hướng tây: Thọc sâu5 hướng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột4/3/1975Buôn Ma ThuộtKontumPlâyku- Hướng Tây Bắc: trung đoàn 148 có 1 đại đội xe tăng mở đường đánh vào Sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc và dùng 1 tiểu đoàn tấn công ấp Châu Sơn Hướng Đông Bắc: có trung đoàn 95B và 1 đại đội xe tăng đánh vào khu vực ngã sáu Hướng Bắc:- Hướng Đông Nam: trung đoàn 149 (không có xe tăng đi kèm) dùng một tiểu đoàn tấn công cứ điểm Chư Blom và điểm cao 582, 1 tiểu đoàn còn lại đánh thốc qua cứ điểm Ba Lê và điểm cao 491 tiến thẳng vào trung tâm thị xã. - Hướng Tây Nam: trung đoàn 174 có 1 đại đội xe tăng yểm hộ vượt qua các chốt Chi Lăng, Chư Di và khu kho Mai Hắc Đế Hướng Nam:Hướng Tây – hướng thọc sâu có tiểu đoàn 4 (trung đoàn 24 sư đoàn 10) và 2 đại đội xe tăng đánh vào Sở chỉ huy sư đoàn 23 và mặc dù xe tăng bị sa lầy và bị máy bay quân Việt Nam Cộng Hòa bắn phá song bộ đội ta vẫn tấn công và chiếm được vào khu quân y, khu truyền tin. Hướng Tây:Với sự sáng suốt của Bộ Tư lệnh chiến dịch trong việc xác định không gian, thời gian mở chiến dịch cộng với nghệ thuật chọn hướng, mục tiêu tiến công và nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng và bố trí đội hình tiến công, ta đã đánh trận mở đầu giành thắng lợi trong thời gian ngắn, tạo ra những thuận lợi mới cho các trận truy kích và tổ chức đánh các trận kế tiếp thắng lợi. * Kết luận:Cùng nhìn lại những khoảnh khắc vàng của Chiến dịch Tây Nguyên Xe tăng quân Giải phóng tiến vào Ngã sáu - trung tâm TP Buôn Ma Thuột Quân địch tan hoang cả đồn luỹ và ý chíTù binh ngụy đang nộp vũ khí Niềm vui chiến thắng của anh Giải phóng quân Ngã sáu bây giờ ... thắm cờ hoaVà thanh bình, tươi sáng trong ngày kỷ niệm 35 năm giải phóngNhững câu hỏi xoay quanh Chiến dịch Tây Nguyên ( từ ngày 4-3 đến ngày 24-3)1. Những thời cơ quyết định thời điểm diễn ra Chiến dịch Tây Nguyên? Về phía địch: Nội bộ nước Mỹ đang mâu thuẫn sâu sắc: phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam ở Mỹ tăng cao, R.Ních-xơn buộc phải từ chức Tổng Thống Mỹ. Chính quyền Sài Gòn ngày càng gặp nhiều khó khăn do Mỹ liên tục giảm viện trợ. Đặc biệt, Chiến dịch Đường 14 - Phước Long thắng lợi, đẩy chính quyền Sài Gòn tiến gần đến “ngày tận thế”. Chiến thắng này đã tạo ra một địa bàn chiến lược quan trọng, uy hiếp trực tiếp hệ thống phòng thủ của địch trên hướng bắc Sài Gòn, làm thay đổi đáng kể tương quan về thế trận trên chiến trường Ðông Nam Bộ có lợi cho ta. Đây là "Trận trinh sát chiến lược“, ta đánh thắng trận này trong một tình thế mới - tình thế quân ngụy thua đau mà quân Mỹ không dám quay trở lại. Chiến thắng Phước Long đã góp phần giúp ta đánh giá đúng tình hình khả năng của Mỹ nguỵ.- Cách mạng cả hai miền đang phát triển thuận lợi. Hậu phương miền Bắc, chế độ XHCN đã thúc đẩy kinh tế phát triển vượt bậc, cùng với sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em, đủ sức đảm bảo cung cấp nhân lực, vật lực cho tiền tuyến miền Nam. Về phía ta: Tại tiền tuyến, quân và dân ta đã, đang giành thế chủ động, thế trận chiến tranh nhân dân phát triển rộng khắp trên cả 3 vùng chiến lược, đủ sức đánh những trận tiêu diệt lớn quân địch Những yếu tố trên có tác động rất lớn đến ý chí chiến đấu của ta và địch: Ý chí chiến đấu, thế trận và lực lượng của quân đội Sài Gòn suy giảm mạnh. Trong khi đó, thế và lực của quân dân ta ngày càng tăng => Tạo điều kiện thuận lợi cho ta mở chiến dịch.2. Vì sao lại nghi binh Plâyku – Kontum? - Vì đây là vị trí “1 con gà gáy 3 nước đều nghe”. Buôn Ma Thuột là vị trí quan trọng nhưng địch sơ hở. Đánh Plâyku là để địch tưởng mở đầu ở Plâyku. - Cái hay của Chiến dịch Tây nguyên chính là buộc địch phải theo kế hoạch của ta: "Bỏ chỗ thực mà đánh chỗ hư / Đó là cái diệu của việc binh" Nếu diễn biến chiến dịch không có Đòn nghi binh ngày 1/3, đồng nghĩa với việc ta đánh địch theo cách địch đã bố trí phòng ngự và đánh theo chiến tranh quy ước.Bài thuyết trình của nhóm chúng em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!
File đính kèm:
- Chien dich Tay Nguyen.ppt