Bài giảng Lịch sử 6 - Bài 12 (tiết 13): Nước đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Câu 1: Nêu nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)?
Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản ổn định chính trị và đạt tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá cầu, tháng 10/1929 khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ rồi lan rộng ra toàn bộ giới tư bản.
-Hậu quả :
+Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+Về chính trị- xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+Về quan hệ quốc tế : Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới .
GIÁO ÁN GIẢNG DẠYGV: PHAN VĂN THƯƠNG + LÊ VĂN TUYÊNTRƯỜNG THPH- BC LÊ HỮU TRÁCSỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐAKLAKKiểm tra bài cũ :Nguyên nhân: Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản ổn định chính trị và đạt tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá cầu, tháng 10/1929 khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ rồi lan rộng ra toàn bộ giới tư bản.-Hậu quả :+Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.+Về chính trị- xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.+Về quan hệ quốc tế : Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới .Câu 1: Nêu nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)? --------Câu 2:Vì sao lại diễn ra phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh(1929-1939)? Kết quả?Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản: phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Hy Lạp, Italia, Tiệp Khắc, Tây Ban Nha-Kết quả: phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, nhưng ở nhiều nơi thất bại như Tây Ban Nha BÀI 12 (TIẾT 13)NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918-1923MỜI CÁC EM QUAN SÁT BẢN ĐỒ SAU :Bản đồ nước ĐứcNước Đức 1919-1937Hoàn cảnh lịch sử nào làm bùng nổ Cao trào cách mạng 1918-1923 ở nước Đức?* Hoàn cảnh lịch sử- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức là nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng.- Tháng 6/1919 hoà ước Véc-xai được ký kết. Nước Đức phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề (Đức mất 1/8 lãnh thổ, 1/3 mỏ sắt, 1/3 mỏ than, 1/3 sản lượng thép, 2/5 sản lượng than). Đức lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tiền tệ, đồng Mác sụt giá, đất nước rối loạn. Gợi mở: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra hậu quả tới nước Đức như thế nào? Việc chính phủ Đức phải kí hoà ước Véc-xai với các nước thắng trận đã gây tác động to lớn gì đối với nước Đức?--- ---Lạm phát ở Đức- Trẻ em làm Diều bằng những đồng Mác mất giá vào đầu năm 1920Do vậy, cao trào cách mạng bùng nổ.*Diễn biến: -Cuộc cách mạng tư sản tháng 11/1918 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản ( Cộng hòa Vaima).- Từ 1919-1923, Phong trào tiếp tục dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản Đức, đỉnh cao là sự nổi dậy của công nhân vùng Ba-vi-e dẫn đến sự thành lập nước cộng hòa Ba-vi-eCao trào cách mạng 1918-1923 ở Đức diễn ra như thế nào? Thu đựơc kết quả gì?- Từ tháng 10/1923, cao trào cách mạng tạm lắng do sự đàn áp của chính quyền tư sản.Vị trí của bang Bavaria trong nước Đức2. Những năm ổn định tạm thời (1924-1929)- Từ cuối năm 1923, tình hình kinh tế, chính trị Đức dần dần ổn định.+ Kinh tế: Được khôi phục và phát triển: Năm 1929, sản xuất công nghiệp Đức đạt 113% mức trước chiến tranh, đã vươn lên đứng đầu châu Âu ( vựơt Anh, Pháp)Tình hình nước Đức trong những năm 1924-1929 diễn ra như thế nào? ( Kinh tế, chính trị, xã hội).+ Chính trị:- Đối nội: Chế độ cộng hòa Vaima được củng cố, tăng cường đàn áp phong trào công nhân, truyền bá tư tưởng phục thù.- Đối ngoại: Vị trí quốc tế của Đức được phục hồi (Tham gia Hội quốc liên), Kí kết hiệp ước với các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.II. Nước Đức trong những năm 1929-1939.1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền.- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị- xã hội Đức khủng hoảng trầm trọng ( Công nghiệp giảm 47%, nhiều xí nghiệp phải đóng cửa, hơn 5 triệu người thất nghiệp)Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le- thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên cầm quyền, chúng chủ trương phát xít hoá bộ máy thống trị, thiết lập chế độ độc tài, khủng bố công khai. Đảng cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình ấy.- Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm Thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức.Để đối phó lại khủng hoảng,giai cấp tư sản Đức đã làm gì? Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?Tổng thống Hin-đe-bua trao quyền Thủ tướng cho Hít-le ngày 31/01/1933Hit - le và Him - le trong cuộc duyệt binh kỉ niệm năm năm ngày Hit - le lên cầm quyềnHình Ảnh Hitler--------2: Nước Đức trong những năm 1933-1939- Trong thời kỳ cầm quyền (1933-1939) Hít-le đã thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, kinh tế, đối ngoại.- Chính trị:+ Công khai khủng bố các Đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.+ Thủ tiêu nền cộng hòa Vaima, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào trong những năm 1933-1939?Tù nhân trong trại tập trung Sachsenhausen 1938Giai cấp Công nhân! “Hãy nghe lời kêu gọi của Đảng Quốc xã!"Cuộc sống trong Đức Quốc xã: 1933-19372 người phụ nữ và các sĩ quan SS- Kinh tế: Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự -> Kinh tế Đức thoát khỏi khủng hoảng, phát triển nhanh chóng, năm 1938 công nghiệp Đức đã vượt các nước châu Âu.- Đối ngoại: + Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động (10/1933).+ Ra lệnh tổng động viên quân dịch (1935), xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ (1938). NướcSản phẩmAnhPhápÝĐứcThan(Triệu tấn)244,345,51,6239Điện(tỉ kW/h)33,120,015,449,0Sắt(Triệu tấn)4,311,50,52,8Thép (triệu tấn)13,27,92,119,8Ô tô(nghìn chiếc)493,0200,078,0351,0Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Anh, Pháp, Ý, Đức năm 1937Qua bảng thống kê trên, hãy nhận xét về tình hình kinh tế nước Đức so với một số nước châu Âu?ss-Waffen-Lực lượng Vũ trang Quốc xãQuân đội Quốc xã năm 1935Hitler duyệt binh trên Thiết giáp hạm Bismarck. Quân đội Đức quốc xã duyệt binh+ Ký với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản”, hình thành khối phát xít Đức-Ý-Nhật Bản.Mục tiêu: Nhằm tiến tới phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.Theo em hiểu thế nào là chủ nghĩa phát xít?Trả lời: Là hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược tiêu diệt các nước khác để thiết lập địa vị thống trị tối cao của chúng.Mút - sô - li -ni và Hít – le hai tên trùm phát xít MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỊCH SỬ NƯỚC ĐỨCNhà tắm nước nóng của người La Mã tại TrierVương quốc Franken sau Hiệp ước VerdunĐại đế Karl (Karl I) ở giữa –Thời Trung cổHoàng đế Otto I-Triều đại Otto Hoàng đế: Heinrich IV-nước Đức giữa thời Trung cổ Friedrich I Barbarossa và các con trai-Triều đại Stauf Sắc Lệnh Vàng của Hoàng đế Karl IVFriedrich Wilhelm I của Brandenburg-Nước Đức thời quân chủ Liên minh Đức 1815-1866Đế chế Đức, theo ý muốn của Bismarck không bao gồm ÁoĐại hội Quốc gia Frankfurt trong Nhà thờ Thánh Phao-lôOtto von Bismarck, vị thủ tướng đã thống nhất nước Đứ Quốc kỳ Đức 1933-1945 Quốc huy Diện tích rộng nhất của Đức Quốc xã trước Đệ nhị chiếnPhân biệt đối xử qua Ngôi sao Do TháiHuy hiệu của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất ĐứcTòa nhà Quốc hội -Nước Đức thống nhất từ 1990 Quốc Huy Của Đức Thủ Phủ Cộng Hòa LIÊN BANG ĐỨC4. Sơ kết bài học- Củng cố: 1. Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?2. Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế. đối ngoại như thế nào trong những năm 1933-1939?3. Bài tập:3.1 Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) giới cầm quyền Đức đã làm gì?A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ trong xã hội.B. Tập trung sản xuất, thâu tóm các ngành kinh tế chính.C. Tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng, phân biệt chủng tộc, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai, phát xít hóa bộ máy nhà nước.D. Thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít?- Dặn dò: Các em về nhà tiếp tục sưu tầm tranh ảnh và tìm hiểu tình hình nước Đức duới thời Đức quốc xã, học bài cũ, chuẩn bị bài mới “Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939”.CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ ĐÃ TỚI DỰ GIỜ LỚPCHÚC QUÍ THẦY CÔ THÀNH ĐẠT, SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚCCHÚC CÁC EM HỌC GIỎI
File đính kèm:
- Nuoc Duc giua hai cuoc chien tranh the gioi 19181939.ppt